Pascal: Câu Lệnh Và Nhập Xuất | V1Study

1.1. Câu lệnh đơn giản

- Câu lệnh gán (:=): <Tên biến>:=<Biểu thức>;

- Các lệnh xuất nhập dữ liệu: READ/READLN, WRITE/WRITELN.

- Lời gọi hàm, thủ tục.

1.2. Câu lệnh có cấu trúc

- Câu lệnh ghép: BEGIN ... END;

- Các cấu trúc điều khiển: IF.., CASE..., FOR..., REPEAT..., WHILE...

1.3. Các lệnh xuất nhập dữ liệu

1.3.1. Lệnh xuất dữ liệu

Để xuất dữ liệu ra màn hình, ta sử dụng ba dạng sau:

  1. WRITE(<tham số 1> [, <tham số 2>,...]);
  2. WRITELN(<tham số 1> [, <tham số 2>,...]);
  3. WRITELN;

Các thủ tục trên có chức năng như sau:

  1. Sau khi xuất giá trị của các tham số ra màn hình thì con trỏ không xuống dòng.
  2. Sau khi xuất giá trị của các tham số ra màn hình thì con trỏ xuống đầu dòng tiếp theo.
  3. Xuống dòng.

Các tham số có thể là các hằng, biến, biểu thức. Nếu có nhiều tham số trong câu lệnh thì các tham số phải được phân cách nhau bởi dấu phẩy.

Khi sử dụng lệnh WRITE/WRITELN, ta có hai cách viết: không quy cáchcó qui cách:

- Viết không quy cách: dữ liệu xuất ra sẽ được canh lề ở phía bên trái. Nếu dữ liệu là số thực thì sẽ được in ra dưới dạng biểu diễn khoa học.

Ví dụ:

WRITELN(x); WRITE(sin(3*x));

- Viết có qui cách: dữ liệu xuất ra sẽ được canh lề ở phía bên phải.

Ví dụ:

WRITELN(x:5);

WRITE(sin(13*x):5:2);

Câu lệnh

Kết quả trên màn hình

Writeln('Hello');

Writeln('Hello':10);

Writeln(500);

Writeln(500:5);

Writeln(123.457)

Writeln(123.45:8:2)

Hello

Hello

500

500

1.2345700000E+02

123.46

1.3.2. Nhập dữ liệu

Để nhập dữ liệu từ bàn phím vào các biến có kiểu dữ liệu chuẩn (trừ các biến kiểu BOOLEAN), ta sử dụng cú pháp sau đây:

READLN(<biến 1> [,<biến 2>,...,<biến n>]);

Chú ý: Khi gặp câu lệnh READLN; (không có tham số), chương trình sẽ dừng lại chờ người sử dụng nhấn phím ENTER mới chạy tiếp.

1.3.4. Các hàm và thủ tục thường dùng trong nhập xuất dữ liệu

  • Hàm KEYPRESSED: Hàm trả về giá trị TRUE nếu như có một phím bất kỳ được nhấn, nếu không hàm cho giá trị là FALSE.
  • Hàm READKEY: Hàm có chức năng đọc một ký tự từ bộ đệm bàn phím.
  • Thủ tục GOTOXY(X,Y:Integer): Di chuyển con trỏ đến cột X dòng Y.
  • Thủ tục CLRSCR: Xoá màn hình và đưa con trỏ về góc trên bên trái màn hình.
  • Thủ tục CLREOL: Xóa các ký tự từ vị trí con trỏ đến hết dòng.
  • Thủ tục DELLINE: Xoá dòng tại vị trí con trỏ và dồn các dòng ở phía dưới lên.
  • Thủ tục TEXTCOLOR(color:Byte): Thiết lập màu cho các ký tự. Trong đó color Î [0,15].
  • Thủ tục TEXTBACKGROUND(color:Byte): Thiết lập màu nền cho màn hình.

Từ khóa » để Xuất Giá Trị Của Hai Biến A Và B Ra Màn Hình Ta Dùng Lệnh