Trong Ngôn Ngữ Lập Trình Pascal để Xuất Giá Trị Của X Ra Màn Hình Ta ...

Câu 1:Hãy chọn phương án ghép sai. Ngôn ngữ lập trình bậc cao là ngôn ngữ

A.Thể hiện thuật toán theo những quy ước nào đó không phụ thuộc vào các máy tính cụ thể

B.Mà máy tính không hiểu trực tiếp được, chương trình viết trên ngôn ngữ bậc cao trước khi chạy phải dịch sang ngôn ngữ máy

C.Có thể diễn đạt được mọi thuật toán

D.Sử dụng từ vựng và cú pháp của ngôn ngữ tự nhiên (tiếng Anh)

Trả lời:

Ngôn ngữ lập trình bậc cao là ngôn ngữ gần với ngôn ngữ tự nhiên ( một số từ viết tắt của tiếng Anh), có tính độc lập cao và ít phụ thuộc vào loại máy cụ thể. Chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao phải được dịch bằng chương trình dịch sang ngôn ngữ máy, máy mới hiểu và thực hiện được. Một số ngôn ngữ lập trình bậc cao: FORTRAN, COBOL, PASCAL, C…

Đáp án: D

Câu 2:Phát biểu nào không đúng trong các phát biểu dưới đây?

A.Chương trình dịch cho phép chuyển chương trình viết bằng một ngôn ngữ lập trình nào đó sang chương trình trên ngôn ngữ máy để máy có thể thực hiện được mà vẫn bảo toàn được ngữ nghĩa của chương trình nguồn

B.Chương trình dịch giúp người lập trình có thể lập trình trên một ngôn ngữ lập trình gần với ngôn ngữ tự nhiên hơn, do đó giảm nhẹ được nỗ lực lập trình, tăng cường hiệu suất lập trình

C.Chương trình dịch giúp tìm ra tất cả các lỗi của chương trình

D.Một ngôn ngữ lập trình có thể có cả chương trình thông dịch và chương trình biên dịch

Trả lời:

Mỗi chương trình viết bằng ngôn ngữ khác muốn máy tính thực hiện trên máy tính đều phải được dịch ra ngôn ngữ máy nhờ chương trình dịch. Chương trình dịch giúp người lập trình có thể lập trình trên một ngôn ngữ lập trình gần với ngôn ngữ tự nhiên hơn, do đó giảm nhẹ được nỗ lực lập trình, tăng cường hiệu suất lập trình. Có hai chương trình dịch: thông dịch và biên dịch.

Đáp án: A

Câu 3:Phát biểu nào dưới đây là sai khi nói về biên dịch và thông dịch?

A.Chương trình dịch của ngôn ngữ lập trình bậc cao gọi là biên dịch còn thông dịch là chương trình dịch dùng với hợp ngữ

B.Một ngôn ngữ lập trình có thể có cả chương trình thông dịch và chương trình biên dịch

C.Thông dịch lần lượt dịch và thực hiện từng câu lệnh còn biên dịch phải dịch trước toàn bộ chương trình sang mã nhị phân thì mới có thể thực hiện được

D.Biên dịch và thông dịch đều kiểm tra tính đúng đắn của câu lệnh

Trả lời:

Mỗi ngôn ngữ lập trình có thể có cả chương trình thông dịch và chương trình biên dịch vì vậy ngôn ngữ bậc cao và hợp ngữ đều có chương trình thông dịch và biên dịch.

Đáp án: A

Câu 4:Các thành phần của ngôn ngữ lập trình là

A. Chương trình thông dịch và chương trình biên dịch

B. Chương trình dịch, bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa

C. Bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa

D. Tên dành riêng, tên chuẩn và tên do người lập trình định nghĩa

Trả lời:

Các thành phần của ngôn ngữ lập trình là:

+ Bảng chữ cái là tập các kí tự được dùng để viết chương trình.

+ Cú pháp là bộ quy tắc để viết chương trình.

+ Ngữ nghĩa xác định ý nghĩa thao tác cần phải thực hiện, ứng với tổ hợp kí tự dựa vào ngữ cảnh của nó.

Đáp án: C

Câu 5:Khái niệm nào sau đây là đúng về tên dành riêng

A. Tên dành riêng là tên do người lập trình đặt

B. Tên dành riêng là tên đã được ngôn ngữ lập trình qui định dùng với ý nghĩa riêng xác định, không được sử dụng với ý nghĩa khác

C. Tên dành riêng là tên đã được ngôn ngữ lập trình qui định đúng với ý nghĩa riêng xác định, có thể được định nghĩa lại

D. Tên dành riêng là các hằng hay biến

Trả lời:

Tên dành riêng là tên đã được ngôn ngữ lập trình qui định dùng với ý nghĩa riêng xác định, không được sử dụng với ý nghĩa khác.

Ví dụ:

+ Trong Pascal: program, use, type…

+ Trong C++: main, if, while…

Đáp án: B

Câu 6:Khai báo nào sau đây là đúng về tên chuẩn?

A. Tên chuẩn là tên do người lập trình đặt

B. Tên chuẩn là tên đã được ngôn ngữ lập trình qui định dùng với ý nghĩa riêng xác định, không được sử dụng với ý nghĩa khác

C. Tên chuẩn là tên đã được ngôn ngữ lập trình qui định dùng với ý nghĩa riêng xác định, có thể được định nghĩa lại

D. Tên chuẩn là các hằng hay biến

Trả lời:

Tên chuẩn là tên đã được ngôn ngữ lập trình qui định dùng với ý nghĩa riêng xác định, có thể được định nghĩa lại với ý nghĩa và mục đích khác.

Ví dụ:

+ Trong Pascal: abs, sqr, sqrt…

+ Trong C++: cin, cout, getchar…

Đáp án: C

Câu 7:Chọn câu phát biểu hợp lí nhất?

A. Trong Pascal, tất cả các biến trong chương trình đều phải có giá trị không đổi và xuất hiện nhiều lần trong chương trình

B. Biến đơn là biến chỉ nhận một giá trị tại mỗi thời điểm thực hiện chương trình

C. Khai báo hằng thường được sử dụng cho đặt tên và khai báo cho chương trình dịch biết để lưu trữ và xử lí

D. Biến đơn là biến chỉ nhận kiểu của hằng

Trả lời:

Biến chỉ nhận một giá trị tại mỗi thời điểm thực hiện chương trình được gọi là biến đơn.

Trong Pascal, tất cả các biến trong chương trình đều phải đặt tên và khai báo cho chương trình dịch biết để lưu trữ và xử lí. Biến thường có giá trị thay đổi và xuất hiện nhiều lần trong chương trình.

Đáp án: B

Câu 8:Xét chương trình Pascal dưới đây:

PROGRAM vi_du;

BEGIN Writeln ('Xin chao cac ban');

Writeln('Moi cac ban lam quen voi Pascal');

END.

Chọn phát biểu sai?

A. Khai báo tên chương trình là vi du

B. Khai báo tên chương trình là vi_du

C. Thân chương trình có hai câu lệnh

D. Chương trình không có khai báo hằng

Trả lời:

Khai báo tên chương trình là vi_du. Có hai câu lệnh để đưa ra màn hình hai câu:

‘ Xin chao cac ban

'Moi cac ban lam quen voi Pascal’

Chương không có khai báo hằng, biến, thư viện…

Đáp án: A

Câu 9:Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Trong phần khai báo, nhất thiết phải khai báo tên chương trình để tiện ghi nhớ nội dung chương trình

B. Dòng khai báo tên chương trình cũng là một dòng lệnh

C. Để sử dụng các chương trình lập sẵn trong các thư viện do ngôn ngữ lập trình cung cấp, cần khai báo các thư viện này trong phần khai báo

D. Ngôn ngữ lập trình nào có hệ thống thư viện càng lớn thì càng dễ viết chương trình

Trả lời:

+ Trong phần khai báo, không nhất thiết phải khai báo tên chương trình và dòng khai báo tên chương trình không là một dòng lệnh vì các lệnh được thực hiện trong thân chương trình → loại A. B.

+ Chưa chắc ngôn ngữ lập trình nào có hệ thống thư viện càng lớn thì càng dễ viết chương trình vì nó còn phụ thuộc vào ngôn ngữ, câu lệnh, từ khóa… của ngôn ngữ đó → loại D

+ Để sử dụng các chương trình lập sẵn trong các thư viện do ngôn ngữ lập trình cung cấp, cần khai báo các thư viện này trong phần khai báo

Đáp án: C

Câu 10:Biến X nhận giá trị là 0.7. Khai báo nào sau đây là đúng?

A. var X: Boolean;

B. var X: real;

C. var X: char;

D. A và B đúng

Trả lời:Biến X nhận giá trị là 0.7 (là số thực)→ X nhận kiểu thực (real).

Đáp án: B

Câu 11:Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, kiểu dữ liệu nào trong các kiểu sau có miền giá trị lớn nhất?

A. Byte

B. Longint

C. Word

D. Integer

Trả lời:

+ Byte có miền giá trị từ 0 đến 255.

+ Integer có miền giá trị từ -32768 đến 32767

+ Word có miền giá trị từ 0 đến 65535

+ Longint có miền giá trị từ -2147483648 đến 2147483647

Đáp án: B

Câu 12:Phạm vi giá trị của kiểu integer thuộc:

A. Từ 0 đến 255

B. Từ -215đến 215-1

C. Từ 0 đến 216-1

D. Từ -231đến 231-1

Trả lời:

Phạm vi giá trị của kiểu integer Từ -215(= -32768) đến 215-1 (=32767).

Đáp án: B

Câu 13:Hãy chọn phát biểu đúng về biến trong ngôn ngữ lập trình?

A. Biến là đại lượng có giá trị không đổi

B. Biến phải được khai báo trước khi sử dụng

C. Tên biến được đặt tùy ý

D. Tên biến có thể được bắt đầu bằng chữ số

Trả lời: Trong ngôn ngữ lập trình biến làđại lượng có giá trị có thể được thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình và được khai báo trước khi sử dụng. Tên biến phải đặt theo quy tắc của ngôn ngữ lập trình và từng chương trình dịch cụ thể.

Đáp án: B

Câu 14:Biến là …

A. Là đại lượng có giá trị không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình

B. Là đại lượng có giá trị có thể được thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình

C. Tên không cần theo nguyên tắc đặt tên

D. Không cần khai báo trước khi sử dụng

Trả lời: Trong ngôn ngữ lập trình biến làđại lượng có giá trị có thể được thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình và được khai báo trước khi sử dụng.

Đáp án: B

Câu 15:Đại lượng dùng để lưu trữ giá trị và giá trị có thể được thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình gọi là:

A. Hằng

B. Biến

C. Hàm

D. Biểu thức

Trả lời:Đại lượng dùng để lưu trữ giá trị và giá trị có thể được thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình gọi là biến. Mọi biến dùng trong chương trình đều cần khai báo tên và kiểu dữ liệu. Mỗi biến chỉ được khai báo một lần.

Đáp án: B

Câu 16:Để thực hiện gán giá trị 10 cho biến X. Phép gán nào sau đây là đúng ?

A. X = 10;

B. X := 10;

C. X =: 10;

D. X : = 10;

Trả lời:

Để thực hiện gán giá trị 10 cho biến X làX := 10;

Cấu trúc câu lệnh gán là:

:= ;

Đáp án: B

Câu 17:Hàm cho giá trị bằng bình phương của x là :

A. Sqrt(x);

B. Sqr(x);

C. Abs(x);

D. Exp(x);

Trả lời:Trong Pascal:

+ Hàm cho giá trị bằng bình phương của x là Sqr(x).

+ Hàm Sqrt(x) là hàm căn bậc hai

+ Hàm Abs(x) là hàm giá trị tuyệt đối

+ Hàm exp(x) là hàm lũy thừa của số e.

Đáp án: B

Câu 18:Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, biểu thức số học nào sau đây là hợp lệ ?

A. 5a + 7b + 8c;

B. 5*a + 7*b + 8*c; (*)

C. {a + b}*c;

D. X*y(x+y);

Trả lời:Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, không được bỏ dấu nhân (*) trong tích và chỉ dùng cặp ngoặc tròn để xác định trình tự thực hiện phép toán → loại A. C. D.

Đáp án: B

Câu 19:Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, với câu lệnh như sau (a là một biến kiểu số thực):

a :=2345 ;

Writeln('a = ', a:8:3);

Sẽ ghi ra màn hình?

A. a = 2.345

B. a = 2.345E+01

C. Không đưa ra gì cả

D. a = 2345.000

Trả lời:LệnhWriteln('a = ', a:8:3);là đưa ra màn hình giá trị của a với độ rộng là 8 (tính cả dấu chấm) và số chữ số thập phân là 3. Vì giá trị của a là số nguyên nên phần thập phân là 3 chữ số 0.

Đáp án: D

Câu 20:Để in giá trị lưu trong 2 biến a và b ra màn hình ta dùng lệnh:

A. Write(a,b);

B. Real(a,b);

C. Readln(a,b);

D. Read(‘a,b’);

Trả lời:Trong Pascal để in giá trị lưu trong 2 biến a, b ra màn hình ta dùng lệnh write() hoặc writeln(). Trong ngoặc là danh sách các biến được cách nhau bởi dấu phảy.

Đáp án: A

Câu 21:Câu lệnh nào sau đây dùng để nhập một số từ bàn phím vào biến x

A. Writeln(‘Nhap x = ’);

B. Writeln(x);

C. Readln(x);

D. Read(‘X’);

Trả lời:Trong Pascal để nhập giá trị cho biến từ bàn phím ta dùng lệnh Read() hoặc Readln(). Trong ngoặc là danh sách các biến được cách nhau bởi dấu phảy.

Đáp án: C

Câu 22:Trong Turbo Pascal, để đóng cửa sổ chương trình:

A. Nhấn tổ hợp phím Alt + F5

B. Nhấn tổ hợp phím Alt + F3

C. Nhấn phím F3

D. Nhấn phím F5

Trả lời:Trong Turbo Pascal, để đóng cửa sổ chương trình nhấn tổ hợp phím Alt + F3. Để thoát khỏi phần mềm ta nhấn tổ hợp Alt + X.

Đáp án:B

Câu 23:Cấu trúc của chương trình được mô tả như sau :

A. []

B. []

C. []

D.

[]

Trả lời:Cấu trúc của chương trình như sau :

[]

Trong đó:

+ Phần khai báo có thể có hoặc không.

+ Phân thân bắt buộc phải có và được bao bởi cặp Begin và End.

Đáp án: A

Câu 24:Câu lệnh xóa màn hình trong thư viện CRT có dạng :

A. Clear screen;

B. Clear scr;

C. Clrscr;

D. Clr scr;

Trả lời:Trong pascal, sau khi khai báo thư viện CRT, ta dùng lệnh Clrscr; để xóa màn hình.

Đáp án: C

Câu 25.Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, về mặt cú pháp cách viết các câu lệnh ghép nào sau đây là đúng:

A. Begin :

A := 1 ;

B := 5 ;

End ;

B. Begin ;

A := 1 ;

B := 5 ;

End ;

C. Begin

A := 1 ;

B := 5 ;

End :

D. Begin

A := 1 ;

B := 5 ;

End ;

Trả lời:Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, về mặt cú pháp câu lệnh ghép là:

Begin

;

End;

Đáp án: D

Câu 26.Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, muốn kiểm tra đồng thời cả ba giá trị của A. B. C có cùng lớn hơn 0 hay không ta viết câu lệnh If thế nào chođúng?

A. If A. B. C > 0 then ……

B. If (A > 0) and (B > 0) and (C > 0) then ……

C. If A>0 and B>0 and C>0 then ……

D. If (A>0) or (B>0) or (C>0) then……

Trả lời:Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, muốn kiểm tra đồng thời cả ba giá trị của A. B. C có cùng lớn hơn 0 hay không ta viết câu lệnh If như sau:

If (A > 0) and (B > 0) and (C > 0) then ……

Đáp án: B

Câu 27. Cho đoạn chương trình:

x:=2;

y:=3;

IF x > y THEN F:= 2*x – y ELSE

IF x=y THEN F:= 2*x ELSE F:= x*x + y*y ;

Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên, giá trị F là:

A. F=13.

B. F=1.

C. F=4.

D. Không xác định

Trả lời: Câu lệnhx:=2;gán cho x giá trị bằng 2

Câu lệnhy:=3; → gán cho y giá trị bằng 3.

Vì x

Đáp án: A

Câu 28:Cú pháp lệnh lặp For – do dạng tiến:

A. for < biến đếm> = < Giá trị cuối >downto < Giá trị đầu > do < câu lệnh >;

B. for < biến đếm> := < Giá trị cuối >downto < Giá trị đầu > do < câu lệnh >;

C. for < biến đếm> = < Giá trị cuối >down < Giá trị đầu > do < câu lệnh >;

D. for < biến đếm> := < Giá trị đầu > to < Giá trị cuối > do < câu lệnh>;

Trả lời:

+Cú pháp lệnh lặp For – do dạng lùi:

For < biến đếm> := < Giá trị cuối >downto < Giá trị đầu > do < câu lệnh >;

+Cú pháp lệnh lặp For – do dạng tiến:

For < biến đếm> := < Giá trị đầu> to < Giá trị cuối> do < câu lệnh >;

Đáp án: D

Câu 29:Trong vòng lặp For – do dạng tiến. Giá trị của biến đếm

A. Tự động giảm đi 1

B. Tự động điều chỉnh

C. Chỉ tăng khi có câu lệnh thay đổi giá trị

D. Được giữ nguyên

Trả lời:Trong vòng lặpFor – dodạng tiến. Giá trị của biến đếm lần lượt nhận giá trị liên tiếp tằng từ giá trị đầu đến giá trị cuối. Giá trị của biến đếm được điề chỉnh tự động vì vậy câu lệnh sauDokhông được thay đổi gía trị biến đếm.

Đáp án: B

Câu 30: Kiểu dữ liệu của biến đếm trong lệnh lặp For – do:

A. Cùng kiểu với giá trị đầu và giá trị cuối

B. Chỉ cần khác kiểu với giá trị đầu

C. Cùng kiểu với các biến trong câu lệnh

D. Không cần phải xác định kiểu dữ liệu

Trả lời:Kiểu dữ liệu của biến đếm trong lệnh lặp For – do cùng kiểu với giá trị đầu và giá trị cuối. Biến đếm là biến đơn, thường là kiểu nguyên.

Đáp án: A

Từ khóa » để Xuất Giá Trị Của Hai Biến A Và B Ra Màn Hình Ta Dùng Lệnh