Pascal: Hàm Xử Lý Chuỗi (String) | V1Study

hoặc Var ten_xau:string; Xâu ký tự trong bộ nhớ nó chiếm số byte bằng số ký tự cực đại được khai báo cộng với byte đầu tiên chứa số ký tự hiện có của xâu. Độ dài tối đa của xâu ký tự là 255. - Cách nhập/xuất: Cách đọc hay viết kiểu STRING cũng tương tự như các kiểu dữ liệu khác, ta sử dụng các thủ tục READ, hoặc WRITE. Ví dụ: Readln(st); Writeln(st); - Truy cập từng phần tử của xâu ký tự: tương tự mảng 1 chiều: thông qua tên biến kiểu STRING và chỉ số của nó Ví dụ: St := 'Le Thanh Lam'; write(st[4]); -> Kết quả: cho ra chữ T. Các thao tác trên xâu ký tự:

1/ Phép cộng xâu:

Ví dụ:

st1:=’Le’; st2:=’Thanh’; St=st1 + st2;

-> KQ: ‘Le Thanh’

2/ Phép so sánh:

Hai xâu ký tự có thể so sánh với nhau bằng các phép so sánh =, >, <…

Nguyên tắc so sánh thực hiện như sau, chúng sẽ đem từng ký tự tương ứng với nhau để so sánh, xâu nào có ký tự có số thứ tự trong bảng mã ASCII lớn hơn thì xâu đó lớn hơn.

Hai xâu ký tự được gọi là bằng nhau khi chúng hoàn toàn giống nhau (có độ dài như nhau).

Ví dụ: ‘FILENAME’ = ’FILENAME ‘

3/ Các thủ tục và hàm chuẩn xử lý xâu ký tự

a. Hàm length(st): cho độ dài thực của xâu ký tự

ví dụ: st:=’le thanh’ thì LENGTH(st) cho bằng 8.

b/ Thủ tục DELETE(st, pos, num): xóa num ký tự trong xâu st kể từ vị trí pos

Ví dụ: st= ‘FILENAME’

Delete(st,5,4) lúc đó st cho ra là ‘FILE’

c/ Thủ tục INSERT(obj, st, pos): Thủ tục cho kết quả bằng cách chèn xâu ký tự có tên là Obj vào xâu st tại vị trí pos, những ký tự đứng sau pos sẽ được dời vềphía sau của xâu ký tự obj.

Ví dụ: obj:= ‘Thanh ‘

st:=’Le Lam’;

INSERT(obj,st,4) lúc đó st=’Le Thanh Lam’;

d/ Thủ tục STR(value, st): Thủ tục này thực hiện việc chuyển đối giá trị kiểu số(value) sang dạng xâu ký tự và gán cho biến st.

Ví dụ: n là một só nguyên có giá trị: n:=150;

STR(n:5,st) sẽ cho kết quả xâu st là: st=’ 150’;

e/ Thủ tục VAL(st, value,code) đối một xâu ký tự st sang dạng số và gán cho biến value, nếu biến đối thành công thì code sẽ nhận giá trị bằng 0. ngược lại thì cho giá trị khác không

Ví dụ: VAL(‘123’,value,code) lúc này code sẽ nhận giá trị bằng 0 và value=123

f/ Hàm COPY(st, pos, num): sao chép trong xâu st, num ký tự tại vị trí pos,

Ví dụ: st=’Le Thanh Lam’

COPY(st,4,5) = ‘Thanh’;

g/ Hàm CONCAT(s1,s2,…,sn): hàm cho ra 1 xâu mới bằng cách nối đuôi các xâu s1,s2,…,sn lại với nhau.

Ví dụ: CONCAT(‘Le ’,’Thanh ‘, ‘Lam’) = ‘Le Thanh Lam’;

h/ Hàm POS(st1,st2): hàm cho tavị trí tìm thấy đầu tiên của xâu s1 trong xâu s2.

Ví dụ: POS(‘Lam’,‘Le Thanh Lam’) = 10;

i/ Hàm Length(st): cho kết quả là một số nguyên chỉ chiều dài của chuỗi st.

ví dụ: lenght('PASCAL') --> 6

j/ Hàm UPCASE(Ký_tự)--> Đổi Ký_tự thành "KÝ_TỰ" in hoa

4. Truy xuất từng ký tự trong chuỗi

Có thể kết hợp dùng vòng lặp truy xuất các ký tự trong chuỗi.

Ví dụ: In ra các ký tự của chuỗi st[i] ra màn hình theo từng dòng

st:='PASCAL';

Từ khóa » Tách Từ Trong Xâu Pascal