(PDF) Chương 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ NGỮ ÂM Bài 1 ...

Chương 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ NGỮ ÂM Bài 1. NGỮ ÂM VÀ NGỮ ÂM HỌCProfile image of hiếu zxsácchiếu zxsáccvisibility

description

171 pages

link

1 file

1. Học trên lớp: lí thuyết: 3 tiết; thảo luận, bài tập: 2 tiết 2. Tự học: 7 tiết. 1. Âm thanh ngôn ngữ (phonetic) 1.1. Âm thanh và âm thanh ngôn ngữ Xét về mặt âm học, âm thanh của ngôn ngữ cũng giống như tất cả các âm thanh khác trong tự nhiên, vốn là những sự chấn động của các phần tử không khí bắt nguồn từ sự chấn động của một vật thể đàn hồi nào đấy hoặc từ sự chấn động của luồng không khí chứa đựng trong một cái khoang rỗng. Nhưng khác với các âm thanh khác, âm thanh ngôn ngữ chỉ có thể là những sự chấn động mà bộ máy thính giác của con người có thể cảm thụ được. Cơ chế cấu tạo của một âm thanh có thể phát ra từ một vật thể rắn (tương đối đơn giản), có thể được hình thành trong các thứ ống như ống sáo, ống có lưỡi gà (phức tạp hơn). Bộ máy phát ra âm thanh của con người cũng là một thứ ống như các thứ ống có lưỡi gà. Còn việc truyền âm thanh qua môi trường không khí được thực hiện nhờ hiện tượng dồn ép và phân tán của không khí, tức là do sự thay đổi áp lực phát sinh từ những sự chấn động của vật thể phát âm. Sự dồn ép và sự phân tán tiếp theo sau làm thành một làn sóng âm và chuyển từ lớp không khí gần nhất đến các lớp không khí xa hơn trong một không gian lệ thuộc trước hết vào cường độ của âm thanh và sau nữa, lệ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm của không khí, chiều gió, v.v..

See full PDFdownloadDownload PDF

Từ khóa » Bản Chất Tự Nhiên Và Xã Hội Của Ngữ âm