PGS Văn Như Cương - Người Thầy Mẫu Mực Chiếm Trọn Trái Tim Học Trò

Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Giáo dục

Tuyển sinh

Câu chuyện học đường

Du học

PGS Văn Như Cương - Người thầy mẫu mực chiếm trọn trái tim học trò - Ảnh 1
 
Hung tin Phó Giáo sư Văn Như Cương (Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội) qua đời sáng 9/10, ở tuổi 80 sau khoảng thời gian chống chọi với bệnh tật để lại niềm tiếc thương không chỉ với bao thế hệ học trò, các thầy cô giáo mà cả cho những người quan tâm đến sự nghiệp giáo dục nước nhà.Thầy là nhà giáo được rất nhiều thế hệ học sinh kính trọng không chỉ ở năng lực chuyên môn mà còn người truyền lửa cho lớp học trò bởi sự ham học, ý chí vươn lên, nghị lực sống.Thầy Văn Như Cương, sinh năm 1937, tại làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Như ông từng chia sẻ, ở cái làng nhỏ nơi mình sinh ra có nhiều người đỗ đạt nên dường như một điều mặc định, cứ hễ là đàn ông thì đa phần sống bằng nghề "gõ đầu trẻ" còn phụ nữ quanh năm dệt vải.Cái nghiệp "gõ đầu trẻ" đã gắn liền với gia đình ông qua nhiều thế hệ, không ai bảo ai nhưng tất cả dường như đều chọn chung một nghề. Ông cụ thân sinh là giáo viên trường làng, 4 trong 6 anh chị em của ông đều nối bước cha đứng trên bục giảng. Sau này 3 cô con gái và cháu ngoại của ông cũng là nhà giáo. Bước ngoặt trong sự nghiệp của ông là khi theo học chương trình nghiên cứu sinh ngành toán học tại Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô cũ và bảo vệ thành công luận án Phó Tiến sĩ vào năm 1971.Sau khi về nước, ông làm giảng viên, công tác tại bộ môn Hình học trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Vinh.Cả cuộc đời, thầy Văn Như Cương đã cống hiến cho sự nghiệp phát triển của ngành Giáo dục. Thầy là người đầu tiên khởi xướng thành lập loại hình trường phổ thông tư thục đầu tiên ở Việt Nam.Trường THPT Lương Thế Vinh do thầy thành lập năm 1989 hoạt động rất có hiệu quả cho đến nay. Học sinh của trường học tập và rèn luyện rất có nền nếp, tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học công lập có uy tín rất cao.Thầy là thành viên Hội đồng giáo dục quốc gia Việt Nam, được Chính phủ công nhận chức danh Phó Giáo sư.Thầy Văn Như Cương còn chủ biên và trực tiếp biên soạn hơn 60 đầu sách giáo khoa, sách tham khảo phổ thông và giáo trình đại học về chuyên ngành hình học, tác giả bộ sách giáo khoa hình học phổ thông (chương trình nâng cao) của Việt Nam.Thầy vẫn thường dạy học trò: Làm gì thì làm, trước hết phải là người tử tế! Phải luôn trung thực đừng dối trá, hãy vị tha đừng vị kỉ, hãy hòa đồng đừng đố kị, hãy cao thượng đừng thấp hèn, hãy độc lập suy nghĩ đừng a dua bầy đàn, hãy nói lời thanh cao đừng buông câu tục tĩu.
PGS Văn Như Cương - Người thầy mẫu mực chiếm trọn trái tim học trò - Ảnh 2
PGS Văn Như Cương. Ảnh: Hoàng Hà.

Những câu nói để đời của thầy Văn Như Cương!- Hãy nhớ rằng chúng ta được nuôi dưỡng bằng dòng sữa mẹ Việt Nam. - Đứa trẻ kiêu căng, tự phụ hoặc tự ti, sợ hãi không phải mục tiêu của giáo dục.- Không lao động, không có sáng tạo. Người lười lao động chắc chắn không làm việc gì thành công. - Các em có thể trở thành những người lao động chân chính, những nhà kỹ thuật có chuyên môn giỏi, những người nghiên cứu thành công, những doanh nghiệp tầm cỡ... nhưng trước hết phải là người tử tế. - Biển học là mênh mông, trong đó sách vở tuy quan trọng nhưng cũng chỉ là những vùng biển gần bờ mà thôi. - Hãy dạy con mình sống nhiều hơn với thế giới thật xung quanh. - Tuổi 70 của chúng tôi phải học tập hơn tuổi 17 bây giờ. - Tất cả mọi biện pháp muốn thành công thì đều phụ thuộc vào cái tâm thực hiện nó. - Tự học là phương pháp tốt nhất để phát huy trí tuệ, để nắm vững kiến thức và linh hoạt áp dụng. Còn học thêm là con đường ngắn nhất làm cho trí tuệ trở thành “thiểu năng”.- Trong đời sống của mỗi con người, quãng thời gian ngồi trên ghế nhà trường là vô cùng quan trọng vì nó sẽ quyết định tương lai mỗi người. - Hãy trung thực đừng dối trá, hãy vị tha đừng vị kỉ, hãy hòa đồng đừng đố kị, hãy cao thượng đừng thấp hèn, hãy độc lập suy nghĩ dừng adua bầy đàn, hãy nói lời thanh cao đừng buông lời tục tĩu.

Lãnh đạo trường Khương Hạ nói gì về sai phạm trong thu tiền học thêm?
Hàng nghìn học sinh “trường làng” chọn môn âm nhạc nhờ thầy hiệu phó tâm huyết
Nhiều hoạt động sôi nổi kỷ niệm 70 năm ngành GD&ĐT Thủ đô
Tôn vinh nghề dạy học để thấy trách nhiệm lớn lao của người thầy
Mãn nhãn và tự hào với “Hành khúc học sinh Thủ đô”
Vĩnh Phúc: cảnh báo thủ đoạn mạo danh Trung tâm đăng kiểm xe để lừa đảo
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá chuẩn bị cho vụ Tết
Nghệ thuật giữ yên tĩnh nơi công cộng
Khảo sát mới nhất: 82% doanh nghiệp Việt Nam dự kiến tăng lương năm 2025
Khảo sát mới nhất: 82% doanh nghiệp Việt Nam dự kiến tăng lương năm 2025
Vietbuild Hà Nội 2024 lần thứ tư thu hút người dân tham quan

Từ khóa » Tiểu Sử Giáo Sư Văn Như Cương