PHẢ HỆ NHÀ NGUYỄN VÀ CÁCH ĐẶT TÊN TRONG NGUYỄN ...
Có thể bạn quan tâm
PHẠM THẮNG |
- TRANG CHỦ
- GIA ĐÌNH
- PHÁI NHÌ HỌ PHẠM
- BẠN BÈ
- ĐÔNG Y
- TẠP VĂN
- SƯU TẦM
- CHUYỆN KỲ LẠ-KINH HOANG
- CLIP NHẠC (HÌNH ẢNH GIA ĐÌNH)
- Blog
- TRUYỆN NGẮN
PHẢ HỆ NHÀ NGUYỄN VÀ CÁCH ĐẶT TÊN TRONG NGUYỄN PHƯỚC TỘC20/5/2013 PHẢ HỆ NHÀ NGUYỄN VÀ CÁCH ĐẶT TÊN TRONG NGUYỄN PHƯỚC TỘCPHẢ HỆ NHÀ NGUYỄN CÁCH ĐẶT TÊN TRONG NGUYỄN PHƯỚC TỘC Trong một thơi gian khá dài, cách đặt họ tên, chử lót trong bà con Nguyễn Phước Tộc có nhiều biến đổi khá phức tạp.Họ tên : Nguyễn Kim là con ông Nguyễn Hoằng Dụ. Nguyễn Kim sinh 2 con Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng. Nhưng các con của Nguyễn Hoàng lại cải họ thành Nguyễn Phúc (trong Nam gọi Nguyễn Phước) ( 阮福 ) 1. Từ đó về sau, các chúa Nguyễn kế nghiệp và con cháu chúa đều lấy họ Nguyễn Phước. Thời kỳ các chúa Nguyễn có 9 hệ Nguyễn Phước. Đến năm 1802, khi vua Gia Long lên ngôi, Ngài đặt hiệu Tôn Thất họ Nguyễn Phước cho tất cả các hệ - Riêng các chi phái trước lưu cư ở Thanh Nghệ trở ra Bắc thì mang họ Nguyễn Hựu. Đến triều Vua Minh Mạng lại chia trong Hoàng Tộc làm Tiền Biên và Chánh Biên, vì vậy, 9 hệ Nguyễn Phước thời kỳ các chúa Nguyễn được gọi 9 hệ Tôn Thất Tiền Biên. Các con cháu đều mang họ Tôn Thất. Các hệ từ Vua Gia Long trở về sau được gọi là các hệ Tôn Thất Chánh Biên, các con cháu đều mang họ Tôn Thất kèm theo chữ lót tên như Tôn Thất Chiêm Đông, Tôn Thất Viễn Nam (Phòng Đinh Viễn) hay Tôn Thất Thể Bắc, Tôn Thất Dương Tây (Phòng Từ Sơn). Có lúc dùng cả 4 chữ Tôn Thất Nguyễn Phước như Tôn Thất Nguyễn Phước Miên Đông, Tôn Thất Nguyễn Phước Hường Nam... Qua đến triều Vua Thành Thái bỏ thi cử rồi nên các hệ Chánh Biên bỏ 2 chử Tôn Thất, mà mang họ Nguyễn Phước kèm theo chữ lót.Chữ lót tên : Thời kỳ các Vua Nguyễn, 2 hệ đầu giữ nguyên họ Nguyễn Phúc như Nguyễn Phúc Ánh Vua Gia Long, Nguyễn Phúc Đảm Vua Minh Mạng.ĐẾ HỆ THI Năm 1823, Vua Minh Mạng đã làm bài Đế hệ thi và 10 bài Phiên hệ thi để quy định các chữ lót đặt tên cho con cháu các thế hệ sau. Bài Đế Hệ Thi gồm 20 chữ, dùng làm chữ lót tên cho mỗi thế hệ từ Vua Minh Mạng trở về sau. Các nhánh của các Hoàng Tử con Đức Minh Mạng đặt chữ lót theo bài Đế Hệ Thi và đặt tên theo mỗi nhánh mỗi bộ hoặc Mộc (木), Thủy (水), Mịch (糸) v.v.. MIÊN HƯỜNG ƯNG BỬU VĨNH BẢO QUÝ ĐỊNH LONG TRƯỜNG HIỀN NĂNG KHAM KẾ THUẬTTHẾ THOẠI QUỐC GIA XƯƠNG Tạm dịch như sau: Huấn nghiệp lớn do Tổ Tiên gầy dựngGắng giữ gìn cho xứng ân sâuPhồn vinh thịnh đạt dài lâuAnh tài hiền đức cùng nhau bảo toànĐời đời nối nghiệp tiền nhânNước nhà hưng thịnh muôn phần phát huy. Thích nghĩa của từng tôn hiệu chữ như sau:MIÊN: Trường cửu phước duyên trên hếtHỒNG: Oai hùng đúc kết thế giaƯNG: Nên danh xây dựng sơn hàBỬU: Bối báu lợi tha quần chúngVĨNH: Bền chí hùng anh ca tụngBẢO: Ôm lòng khí dũng bình sanhQUÝ: Cao sanh vinh hạnh công thànhĐỊNH: Tiên quyết thi hành oanh liệtLONG: Vương tướng rồng tiên nối nghiệpTRƯỜNG: Vĩnh cửu nối tiếp giống nòiHIỀN: Tài đức phúc ấm sáng soiNĂNG: Gương nơi khuôn phép bờ cõiKHAM: Đảm đương mọi cơ cấu giỏiKẾ: Hoạch sách mây khói cân phânTHUẬT: Biên chép lời đúng ý dânTHẾ: Mãi thọ cận thân gia tộcTH ỌAI: Ngọc quý tha hồ phước lộcQUỐC: Dân phục nằm gốc giang sanGIA: Muôn nhà Nguyễn vẫn huy hoàngXƯƠNG: Phồn thịnh bình an thiên hạ Bài Đế hệ thi được khắc trong một cuốn sách bằng vàng ( kim sách )[40], cất trong hòm vàng (kim quỹ) để lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, các bài Phiên hệ thi cũng được khắc trong các cuốn sách bằng bạc. Có tư liệu cho rằng tới thời Vua Tự Ðức, chúng đã bị nấu ra để trả nợ chiến phí bốn triệu đồng cho Pháp và Tây Ban Nha theo Hiệp ước Nhâm Tuất (1962). Không ai biết sự thật ra sao vì đến ngày Ngài Bảo Ðại, vị vua cuối cùng của nhà Nguyễn thoái vị, các sách kim loại này đã biến mất. Đối với nữ, viêc đặt chữ lót khác hẳn. Con gái Vua (thế hệ 1) gọi là Công Chúa đi đôi với tên thường là tên đôi như Công Chúa An Đông, Công Chúa Ngọc Tây ... Cháu gái Vua (thế hệ 2) lấy chữ lót Công Nữ, chắt gái (thế hệ 3), chữ lót Công Tằng Tôn Nữ; chắt gái (thế hệ 4) chữ lót Công Huyền Tôn Nữ - Các thế hệ gái kế tiếp lấy chữ lót Công Huyền Tôn Nữ. Tóm lại, con cháu các hệ Chánh từ Vua Minh Mang trở về sau, kể cả các Phòng thuộc hệ Chánh, đều đặt họ tên chữ lót theo cách nói trên.Chữ lót tên ở các nhánh anh em Vua Minh Mạng : Vua Gia Long có 13 Hoàng Tử. Vua Minh Mạng là Hoàng Tử thứ 4, có 2 Hoàng Tử chết sớm, còn lại 10 Hoàng Tử là anh và em Vua Minh Mạng. Vua Minh Mạng cũng làm cho các anh em mỗi người một bài thơ gồm 4 câu 5 chữ, gọi là Phiên Hệ Thi. Có 10 bài Phiên Hệ Thi. Con cháu vị nào lấy các chữ trong bài thơ của vị ấy. Chữ đầu của các bài Phiên Hệ Thi như Mỹ, Lương, Tịnh, Diên ... đối ngang với chữ đầu của bài Đế Hệ Thi là Miên, dùng làm chữ lót tên cho thế hệ 1. Chữ thứ 2 của các bài Phiên Hệ Thi như Duệ, Kiến, Hoài, Hội ... đối ngang với chữ thứ 2 bài Đế Hệ Thi là Hường, dùng làm chữ lót tên cho thế hệ 2 v.v. ... Cách đặt họ tên chữ lót cũng làm như trên. Dùng chữ lót giúp bà con để phân biêt. ngôi thứ trong các nhánh, chi, phái của các hệ Chánh Biên. Vĩnh Tây gặp Bửu Đông, biết ngay cùng thuộc hệ Chánh Biên và biết Bửu Đông không thuộc hàng anh hay con, mà thuộc hàng chú hay bác của mình. Muốn biết chú hay bác, còn phải biết thuộc Phòng nào, nhánh nào. Con cháu của 10 Hoàng Tử anh em Vua Minh Mạng hiểu biết ngôi thứ của nhau củng như vậy.Các bộ tên : Tuy nhiên, chưa dừng lại đó , đi kèm với mỗi chữ trong bài Đế hệ thi là một bộ Ngự Chế Mạng Danh Thi : Miên (miên), Hồng (nhân), Ưng (thị), Bửu (sơn), Vĩnh (ngọc),Bảo (phụ), Quý (nhân), Định (ngôn), Long (thủ), Trường (hòa),Hiền (bối), Năng (lực), Kham (thủ), Kế (ngôn), Thuật (tâm),Thế (ngọc), Thoại (thạch), Quốc (đại), Gia (hòa), Xương (tiểu), Tên đặt cho các Hoàng Tử lúc chưa làm vua bắt buộc phải dùng một chữ có bộ đó, ví dụ:
ĐÃ TÌM RA TÁC GIẢ BÀI THƠ ĐẾ HỆ THI TRIỀU NGUYỄNBản thảo ĐẾ HỆ THI CỦA Đinh Các học sĩ Đinh Hồng Phiên được vua Minh Mạng sửa và phê chuẩn ( chữ mực đỏ) Ngô Minh Sau khi lên ngôi, vua Minh Mạng có cho soạn bài Đế hệ thi và 10 bài Phiên hệ thi để đặt chữ lót trước tên cho con cháu trực hệ vua (đế hệ) cùng con cháu của mười hoàng tử anh em (phiên hệ). Đế hệ thi được soạn theo thể thức thơ tứ tuyệt có nội dung một bài thơ hoàn chỉnh. Bài thơ 4 câu, mỗi câu 5 chữ, thành 20 chữ: Miên Hường Ưng Bửu Vĩnh/Bảo Quý Định Long Trường/ Hiền Năng Kham Kế Thuật / Thế Thụy Quốc Gia Xương (Từng chữ có nghĩa như sau : HƯỜNG: Oai hùng ; ƯNG: Nên danh, ; BỬU: Bối báu; VĨNH: Bền chí; BẢO: Ôm lòng; QUÝ: Cao sang; ĐỊNH: Tiên quyết ; LONG: rồng tiên ; TRƯỜNG: Vĩnh cửu; HIỀN: Tài đức, phúc ; NĂNG: Gương ; KHAM: Đảm đương; KẾ: Kế sách ; THUẬT: ghi chép ; THẾ: trường thọ ; THỤY: Ngọc quý ; QUỐC: giang san ; GIA: Muôn nhà ; XƯƠNG: Phồn thịnh . 10 bài phiên hệ thi mỗi bài cũng 4 câu, mỗi câu 5 chữ, thành 200 chữ. Sau khi đế hệ thi và phiên hệ thi được vua ban, các hệ con cháu đời này qua đời khác của triều Nguyễn cứ thế mà đặt chữ lót trước tên cho thống nhất. Theo đế hệ thi, thì tên của các vua Nguyễn từ Minh Mạng trở lui là : Nguyễn Phúc + chữ lót trong Đế hệ thi + tên : vua Thiệu Trị là Nguyễn Phúc Miên Tông, Tự Đức là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm; Dục Đức là Nguyễn Phúc Ưng Chấn; Hiệp Hòa tên là Nguyễn Phước Hường Dật; Kiến Phúc là Nguyễn Phước Ưng Ðăng ;Hàm Nghi là Nguyễn Phước Ưng Lịch ; Đồng Khánh tên là Nguyễn Phước Ưng Đường; Thành Thái là Nguyễn Phước Bửu Lân; Duy Tân là Nguyễn Phước Vĩnh San; Khải Định là Nguyễn Phước Bửu Đảo; Bảo Đại là Nguyễn PhướcVĩnh Thụy . Nhưng người cùng thế hệ Miên, Hường... dù không làm vua cũng có chữ lót như nhau. Triều Nguyễn chấm dứt vị vì từ tháng 8-1945, thời vua Bảo Đại. Từ năm 1945 đến nay, nhà Nguyễn không còn , nhưng con cháu của họ vẫn theo Đế hệ thi và phiên hệ thi mà đặt chữ lót cho con cháu từ đời này sang đời khác. Chứng tỏ bài Đế hệ thi là vô cùng quan trọng để nhận ra người trong Hoàng tộc Nguyễn. Lâu nay các học giả, nhà báo trên các sách vở, báo chí, thường cho rằng thơ Đế hệ thi là do vua Minh Mạng sáng tác. Vua Minh Mạng là một ông trí tuệ uyên bác. Vua đúc Cửu Đỉnh để khẳng định chủ quyền quốc gia, vua Minh Mạng là thi sĩ chính hiệu, làm rất nhiều thơ ca ngơi cảnh sản xuất nông thôn. Vua Minh Mạng chính là kiến trúc sư của quần thể di tích Cô Đô Huế được cộng nhận là Di sản thế giới. Nên nói vua soạn Đế hệ thi ai cũng cho là có lý. Không ai biết vua đã sai người soạn 11 bài thơ cốt tử này. May sao , sách “ Nghiên cứu Huế” do nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Châu Phan chủ biên, tập 8, ấn hành tại Huế quý I/2012 , do NXB Thuận Hóa và Trung Tâm nghiên cứu Huế xuất bản, đã cung cấp cho độc giả một tư liệu rất quý, làm sáng tỏ việc ai là tác giả của Đế hệ thi. Anh Nguyễn Hữu Châu Phan cho điện cho Ngô Minh biết, cách đây 5 năm, một người tên là Đinh Văn Niêm gửi cho Nghiên Cứu Huế một bài viết về tác giả khởi thảo Đế hệ thi và Phiên hệ thi chính là Đông các học sĩ Đinh Hồng Phiên , quê ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Tư liệu thật quý , nhưng bài viết đơn giản, nên phải kiểm tra xác minh suốt năm năm ròng. Phải nhờ người lục tìm, tham khảo và chụp ảnh tài liệu Châu bản triều Nguyễn ở Trung tâm lưu trữ Quốc gia . Khi có đủ tàu liệu chính xác , Nghiên cứu Huế mới công bố bài viết của anh Đinh Văn Niên vào đầu năm 2012. Chúng tôi xin cung cấp vài tình tiết trongNghiên Cứu Huế để bạn đọc rõ hơn tư liệu lịch sử thú vị này. Ở Hà Nội hiện nay có ông Đinh Văn Niêm, hậu duệ của Đinh Các học sĩ Đinh Hồng Phiên ( gọi ông Phiên là cụ tổ) đã gửi cho Ban biên tập Nghiên cứu Huế bài viết về việc năm 1820, Đông các học sĩ Đinh Hồng Phiên được vua giao làm Ngọc phả. Vua phán:” hoàng khảo ta lập pháp luật, định chế độ, rất lauu tâm đến việc kế thuật. Các khanh làm Ngọc phả nên xét kyc thế thứ trong sách vở cũ , liệt kê đầy đủ để dâng trình , đợi chỉ sử định” ( Đại Nam thực lục, tập 2 ). Trong gia phả họ Đinh Văn, Kim Khê, Nghi Long, Nghi Lộc có ghi :” Đông các học sĩ Đinh Phiên nhậm chức soạn định thể thức cáo văn , sắc văn, tu soạn Liệt Thánh Thực lục, đồng thời được giao việc hệ trọng là sáng tác đế hệ thi và phiên hệ thi” ( Đinh Văn tộc gia phả ). Ban biên tập sách Nghiên cứu Huế đã tìm trong “Mục lục Châu bản triều Nguyễn” của Viện Đại học Huế xuất bản năm 1962, ở tập 2 triều Minh Mạng một bản tâu có nội dung liên quan : “Đông các học sĩ Đinh Nguyễn Phiên tâu chỉ soạn các chữ Ngọc phổ, tất cả 11 bài, mỗi bài 4 câu 20 chữ, tổng cộng 220 chữ”, đề ngày 29/11, năm Minh Mạng thứ nhất (1820). Ông Đinh Văn Niêm đã đến Trung tâm Lưu trữ quốc gia I ở Hà Nội, xin được bản sao in màu Châu bản quý giá đó . Theo tác giả Đinh Văn Niêm, Đinh Hồng Phiên sinh năm 1764 tại làng Ông La Giáp, tổng Kim Nguyên, huyện Chân Lộc, phủ Đức quang ( nay là xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc, Nghệ An). Ông đậu Hương Cốngthứ hai, khoa thi Quý Mão, Cảnh Hưng năm thứ 44( 1783) đời vua Lê Hiển Tông. Khoa này Nguyễn Du Tiên Điền đậu sinh đồ. Năm 1787, đi thi Hội ông Phiên đậu Tam trường trúng cách ( ngang Phó bảng thời Nguyễn ). Ông được bổ Toản tu Quốc sử quán triều Lê.. Thời Nguyễn, sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã vời ông ra lám quan với triều Nguyễn. Năm Gia Long thứ 14 ( 1815) ông được vua bổ Đốc học Quảng Nam, Năm Kỷ Mão, Gia Long thứ 18 ( 1819) ông được bổ Đông các học sĩ, sung vào đoàn đi sứ nhà Thanh, Trung Quốc. Ông có tập thơ Hán Cao Tổ và một số câu đối truyền lại đến nay. Đi sứ Trung Hoa, ông có một số bài thơ được in vào các loại đồ sứ Trung Hoa. Như câu Nghêu ngao vui thú sơn hà / Mai là bạn cũ hạc là người thân, được in nguyên chữ Nôm vào đồ gốm, mà người đời sau cho là của Nguyễn Du. Vì Đinh Hồng Phiên và Nguyễn Du là bạn đồng hương, đồng khoa thi. Con trai Đinh Hồng Phiên là tiến sĩ Đinh Văn Phác, lấy Nguyễn Thị Tiềm là con gái Nguyễn Du. Đến thời vua Minh Mạng, ông giữ nhiều chức vụ quan trọng ở triều đình. Nhiều năm làm giám thị các kỳ thi Hương Trường thi Quảng Đức, Sơn Nam của Triều Nguyễn. Đinh Hồng Phiên có con trai là Đinh Văn Phác đã đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ tại kỳ thi Hội năm Nhâm Ngọ, Minh Mệnh thứ 3 ( 1822). Nhưng quan trọng nhất là chức “soạn định thể thức cáo văn, sắc văn”- chức này đã giúp cho Đinh Hồng Phiên có điều kiện để soạn cho vua Minh Mạng Ngọc Phổ bài đế hệ thi và 10 bài phiên hệ thi, được vua “châu phê” Năm Minh Mệnh thứ nhât, ngày 20 tháng 11 năm 1820, Nguyễn Đình Phiên đã tâu lên vua Minh Mạng :” Bề tôi Đông các học sĩ Nguyễn Đình Phiên cứu đầu, rập đầu trăm lạy kính tâu về việc : Nay kính vâng chủ kiếm soạn các chữ trong Ngọc Phổ . Hãy kính đấy. Kinh cẩn xếp thành 11 bài 4 câu 20 chũ, cộng 220 chữ kính cẩn trình bày theo thứ tự. Kính chờ Thánh thượng xét đoán” ( bản dịch từ chữ Hán, Châu bản triều Nguyễn, tở 223 đến 235). 11 bài trong Ngọc Phổ ấy, bài đầu là Đế hệ thi và 10 bài sau là Phiên hệ thi. Bài Đế hệ thi , Đinh Hồng Phiên viết : Miên hồng khai bửu tộ/ Bảo định ứng trinh tường/ Toản tự di nhân viễn/ Gia hy tích dận trường. Đọc bài thảo, “vua Minh Minh Mạng ban đầu sửa chữ Khai thành chữ Ưng .Câu thứ hai vua sửa lại là Long quý định bảo trường. Câu ba, Toản tự di nhân viễn, vua sửa lại là Hiền năng kham kế thuật. Câu bốn : các chữ hy tích dận trường vua sửa thành Thụy Quốc gia xương. Rồi vua lại sửa câu bốn một lần nữa, thànhThọ Thế Quốc Gia Xương, sau đó vua lại lấy lại Thế Thụy. Rồi vua tham khảo ý kiến anh em mình và các trí thức trong triều, một lần sửa nữa mới chính thức thành: Miên Hường Ưng Bửu Vĩnh/ Bảo Quý Định Long Trường/ Hiền Năng Kham Kế Thuật / Thế Thụy Quốc Gia Xương . Bài Đế hệ thi không chỉ để đặt tên, mà còn là một bài thơ hoàn chỉnh .Tạm dịch nghĩa theo vần lục bát như sau : Huân nghiệp lớn Tổ Tiên gầy dựng. Gắng giữ gìn cho xứng ân sau: Phồn vinh thịnh đạt dài lâu, Anh tài, hiền đức cùng nhau bảo toàn. Đời đời nối nghiệp tiền nhân, Nước nhà hưng vượng muôn phần phát huy. Về 10 bài Phên hệ thi mà Đinh Hồng Phiên trình tấu, vua Minh Mạng cũng sửa rất kỹ như thế, nhưng số chữ sửa ít hơn. Ví dụ, theo Đinh Văn Niêm, Bài Phiên hệ thi 1, vua Minh Mạng thêm vào đầu bài hai chữ Anh Duệ, sửa câu câu nhất Tế mỹ duy phiên tráng thành Mỹ Lệ Phiên Cường Tráng . Còn câu 2,3,4 vua giữ nguyên . Thành ra bài thơ như sau :Mỹ Lệ Phiên Cường Tráng / Liên huy vĩnh thế xương/ Lệnh nghi sùng tốn thuận/ Vỹ vọng biểu khiêm quang. Bài phiên Hệ thứ 2, vua thêm đầu bài là hai chữ Kiến An. Câu thứ nhất Hữu Đắc Giao Lương Quý vua sửa lại là Lương Khiên Giai Hữu Thức. Thành bài : Lương Khiên Giai Hữu Thức/ Du hành suất nghĩa phương/ Dung di tương thức hảo/ Bính diệu trác vi chương.v.v.. Nói chung 10 bài Phiên hệ thi bài nào do Đinh Hồng Phiên thảo tấu, bài nào cũng được vua đọc rất kỹ , thêm hai chữ đầu bài , nhưng vua sửa chữa chỉ một câu hoặc vài ba chữ. 10 bài Phiên hệ thi sau đó còn được anh em vua, các Hoàng tử con vua Minh Mạng ( là những nhà thơ cự phách như Miên Thẩm, Miên Trinh...) góp ý sửa chữa, chính thức như sau : 1. Anh Duệ hệ : Mỹ Duệ Tăng Cường Tráng /Liên Huy Phát Bội Hương? Linh Nghi Hàm Tốn Thuận / Vỹ Vọng Biểu Khôn Quang 2. Kiến An hệ: Lương Kiến Ninh Hòa Thuật/ Du Hành Suất Nghĩa Phương/ Dưỡng Di Tương Thực Hảo/ Cao Túc Thể Vi Tường 3. Định Viễn hệ: Tịnh Hoài Chiêm Viễn Ái/ Cảnh Ngưỡng Mậu Thanh Kha/ Nghiễm Khác Do Trung Đạt/ Liên Trung Tập Cát Đa 4. Diên Khánh hệ: Diên Hội Phong Hanh Hiệp / Trùng Phùng Tuấn Lãng Nghi/ Hậu Lưu Thành Tú Diệu / Diễn Khánh Thích Phương Huy 5. Điện Bàn hệ: Tín Diện Tư Duy Chánh/ Thành Tôn Lợi Thỏa Trinh/Túc Cung Thừa Hữu Nghị / Vinh Hiển Tập Khanh Danh 6. Thiệu Hóa hệ: Thiện Thiệu Kỳ Tuần Lý / Văn Tri Tại Mẫn Du /Ngưng Lân Tài Chí Lạc/ Địch Đạo Doãn Phu Hưu 7. Quảng Oai hệ: Phụng Phù Trưng Khải Quảng / Kim Ngọc Trác Tiêu Kỳ / Điển Học Kỳ Gia Chí / Đôn Di Khắc Tự Trì 8. Thường Tín hệ: Thường Cát Tuân Gia Huấn/ Lâm Trang Túy Thạnh Cung/ Thận Tu Dy Tấn Đức / Thọ Ích Mậu Tân Công 9. An Khánh hệ: Khâm Tùng Xưng Ý Phạm / Nhã Chánh Thủy Hoằng Quy/ Khải Dễ Đang Cần Dự / Quyên Ninh Cộng Tráp Hy 10. Từ Sơn hệ: Từ Thể Dương Quỳnh Cẩm / Phu Văn Ái Diệu Dương /Bách Chi Quân Phụ Dực / Vạn Diệp Hiệu Khuông Tương Đó là tên phiên hệ dùng cho thứ tự các Hoàng Tử. Chữ lót của mỗi đời dùng một chữ trong bài thơ. Qua tư liệu mà Nghiên Cứu Huế trình bày ở trên, ta thấy tác giả khởi thảo Đế hệ thị và Phiên hệ thi là Đông các học sĩ Đinh Hồng Phiên. Nhưng vua Minh Mạng cũng giống như người “đồng tác giả” vì đã góp công sữa chữ, thay đổi câu chữ nhiều lần để đi đến hoàn chỉnh. Nhất là bài Đế hệ thi. Theo Nghiên Cứu Huế dẫn Đại Nam thực lục, vào tháng tư năm Minh Mạng thứ 4 (1823), Vua ban sách bằng vàng ngự chế về đế hệ dành cho trực hệ của vua và sách bạc về phiên hệ dành cho con cháu các anh em của vua . Lễ tuyên đọc và ban sách được tổ chức ở sân điện Thái Hòa. Nhà vua nói với các hoàng tử rằng: “Trẫm nghĩ tôn thống là quan trọng, muốn thực hiện chí của tiên hoàng, bèn soạn 20 chữ hay, lưu để cho người nối ngôi về sau, chia ra dòng đế, dòng phiên để phân biệt thân sơ… Trẫm chỉ giơ tay lên trán cầu trời cho từ nay về sau con cháu ta nhận nối cơ đồ lớn sẽ được hưởng 500 năm, hưởng đời hơn 20 đời. Cũng không dám mong nhiều đâu…”. Nhưng triều Nguyên từ vua Gia Long đến Bảo Đại, 13 đời vua chỉ tồn tại 143 năm, được một câu đầu trong đế hệ thi MIÊN HƯỜNG ƯNG BỬU VĨNH. Cuộc đời Đông các học sĩ Đinh Hồng Phiên thật bi hài. Ông đã cùng vua Minh Mạng soạn Đế hệ thi và Phiên hệ thi, được vua ghi vào sách vàng, sách bạc triều Nguyễn, nhưng chính vua Minh Mạng lại là người ra lệnh giết Đinh Hồng Phiên, vì những năm sau đó ông đã theo Lê Văn Khôi ( coi nuôi Lê Văn Duyệt) khởi binh đánh chiếm thành Gia Định , kêu gọi khôi phục sự nghiệp nhà Lê ở Đằng Ngoài. Nhưng đó là một vấn đề khác, không ở phạm vi bài viết này. Comments are closed. |
Từ khóa » Họ Của Vua Nguyễn
-
Hoàng Tộc Nhà Nguyễn – Wikipedia Tiếng Việt
-
Danh Sách Hoàng đế Nhà Nguyễn – Wikipedia Tiếng Việt
-
Về Cách đặt Tên đệm Của Dòng Họ Nguyễn - Hình Ảnh Việt Nam
-
CÁC “HỌ”: TÔN THẤT, TÔN NỮ, NGUYỄN PHÚC, CÔNG ... - VisitHue
-
PHẢ HỆ NHÀ NGUYỄN VÀ CÁCH ĐẶT... - Nguyễn Phước Tộc ở Huế
-
TÊN HỌ CỦA QUÝ TỘC NHÀ NGUYỄN - Trải Nghiệm Sống
-
Vương Triều Nguyễn Quy định Cách đặt Tên Hoàng Tử Thế Nào?
-
Tóm Tắt Cuộc đời 13 Vị VUA Triều Nguyễn (17/10/2019)
-
Để Hiểu Thêm Về Cách đặt Họ, Tên Trong Dòng Tộc Nguyễn Phước
-
Tìm Hiểu Về Sự Ra đời Của Các Dòng Họ đặc Biệt: Tôn Nữ, Công Tôn Nữ
-
Cách Ðặt Tên Con Cháu Của Dòng Họ Nguyễn Phúc
-
Cách đặt Tên Kép Của Vua Minh Mạng Cho Con Cháu Trong Hoàng Tộc
-
Họ Nguyễn Phước - Tôn Thất Tuệ - Nhóm Thân Hữu NNHN
-
Hoàng Tộc Tôn Thất _Nguyễn Phúc_Gia Phả Hệ 3 Nguyễn Phúc ...