PHá hoại giòn _ cấu kiện chịu uốn ?? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng PHá hoại giòn _ cấu kiện chịu uốn ?? Nếu cốt thép chịu kéo quá nhiều . ứng suất trong cốt thép chưa đạt đến giới hạn chảy mà bê tông vùng nén bị phá hoại rồi -tại sao lại khẳng định được dầm cũng bị phá hoại ? Tôi tưởng dầm phá hoại khi cả 2 vùng kéo nén đều bị phá hoại chứ mà trong phá hoại giòn thì chỉ có vùng nén bị phá hoại ?? Có 37 câu trả lời!! Có thể bạn chưa biết: Kiến trúc Phương Anh là đơn vị Xây nhà trọn gói Hải Phòng uy tín, chất lượng từ năm 2003. Luôn nằm trong top 3 tìm kiếm trên google. |
| Cái này giống như sự so sánh giữa bị ai đó " tát" và bị ai đó " chửi "ấy, một cái là đau ngay, một cái là đau từ từ | Renatosymn | |
| Anh giải thích rõ hơn dc ko ạ ? bởi vì nếu phá hoại dẻo thì đồng thời phải có cả cốt thép chảy với ứng suất bê tông miền nén đạt đến giới hạn chịu nén thì nó mới bị phá hoại còn sao trong phá hoại giòn thì chỉ cần có bê tông vùng nén bị phá hoại thôi thì dầm đã bị phá hoại rồi ?? | xac suat | |
| theo tôi nghĩ: nếu phá hoại dẻo, sẽ có dấu hiệu trước (thấy vết nứt mở rộng), người ta sẽ kịp chạy or gia cố cấu kiện. còn phá hoại giòn với dầm thì rất nguy hiểm, vì phá hoại đột ngột nên trong thiết kế ko cho phép. cái hệ số xi sinh ra là vì vậy | casinomkw | |
| Hjnh nhu bac nham ruj. Y bac chu thot n0j taj sao be tong vung nen bj pha hoaj thuj thj ca dam bj pha hoaj ruj, trong khj do thep va be tog vung keo chua bj fa hoaj(sorr vj on bang 7610) | Alewohabee | |
| Khi mà cốt thép chịu kéo quá nhiều, ứng suất trong cốt thép chưa đạt đến trạng thái giới hạn chảy mà bê tông vùng nén đã bị phá hoại thì dầm cũng sẽ bị phá hoại. Trường hợp này gọi là phá hoại giòn,rất nguy hiểm vì phá hoại đột ngột và phá hoại bắt đầu từ vùng bê tông chịu nén,mặt khác bê tông là vật liệu giòn,không có thềm chảy nên biến dạng nhỏ,khó phát hiện,khi mà bê tông vùng nén bị phá hoại hết thì nội lực trong cốt thép tăng đột ngột ----> thép chưa qua giai đoạn chảy đã bị phá hoại. Cần tránh phá hoại giòn vì không tận dụng được hết khả năng chịu lực của cốt thép,mặt khác biến dạng nhỏ nên rất khó đề phòng | thanhtinh | |
| Kiến trúc Phương Anh có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực thiết kế nhà và xây nhà dân dụng. Trải qua nhiều năm phát triển, đến nay đã sở hữu hàng trăm mẫu thiết kế nhà Hải Phòng , thương hiệu uy tín từ năm 2003 | Luckyman | |
| Vấn đề này thì trong giáo trình BTCT 1 của GS. Nguyễn Đình Cống đã viết rất rõ. Bạn xem lại là nắm được ngay | checkerso1 | |
| vậy cho tôi hỏi thử, BT là vật liệu dòn vậy BTCT là vật liệu gì? | Vincentpype | |
| btct là vật liệu đàn hồi dẻo anh ạ | casinomkw | |
| tôi thì nghĩ thế này.khi bê tông vùng nén bị phá hoại thì lấy j để cân bằng với hợp lưc vùng kéo vốn do cốt thép chịu kéo sinh ra ---->phá hoại do mất cân bằng theo phương dọc cũng như cb mômen | MrAn12345 | |
| Giải thích rõ hơn đi, tại sao mất cân bằng lại gây ra phá hoại mà phá hoại giòn nữa chứ | test1212 | |
| Cái này bạn nói là dầm hay cột vậy. Còn ý cân bằng ơ đây bạn xem lại sgk vì chỉ có ứng suất có đạt đến cường độ thôi mà | Rolandpr | |
| bạn xem lại 2 phương trình cơ bản khi thiết kế mặt cắt BTCT sẽ hiểu ngay thui. | GeorgeEr | |
| phá hoại giòn là bê tông bị phá hoại,tức là dầm đã gẫy,dầm đã gấy thì cốt thép làm gì nữa.ok | Roberter | |
| Vấn đề ở đây là giải thích tại sao khi bê tông vùng nén bị phá hoại thì dầm lại gãy. Nếu bê tông vỡ hết mà cốt thép vẫn đủ khả năng chịu lực thì kết cấu vẫn an toàn cơ mà | trannguyen1602 | |
| Bạn nên đọc kỹ các tài liệu bạn đã có.vì vật liệu BTCT là sự làm việc đồng thời giữa bê tông và cốt thép.Bạn nói đúng nếu BT vỡ mà cốt thép vẫn đủ khả năng chịu lực (KNCL) thì kết cấu vẫn an toàn.Nhưng bạn hãy xem KNCL của thép ở đây là gi,và vì sao nó có khả năng chịu lực như thế. Nếu là kết cấu thép kết cấu thép đài móng cọc thì bạn chỉ đưa 1 thanh thép hình.thì trong thanh thép đó đã có 2 phần ứng suất là nén và kéo.còn trong cấu kiện BTCT thì ta dùng thép tròn có gờ hoặc không gờ.thì cái này trong dầm tác dụng chính là chịu kéo.mà để cân bằng ứng suất thì có cái chịu kéo phải có cái chịu nén.Khi BT chịu nén đã vỡ thì dẫn đến hiện tượng mất cân bằng ứng suất.và cấu kiện bị phá hoại. Còn nếu có người nói thép vẫn đủ KNCL cả kéo và nén vì có 2 thành phần trên và dưới.thì lúc này chỉ có là thép hình thôi.vì 2 loại thép trên và dưới mún làm việc được như thế cần có sự liên kết. Bạn nên đọc kỹ giáo trình BTCT 1 để hiểu thêm.tôi thấy có giải thích rất rõ đấy. | RobertDum | |
| Màu đỏ: chỗ này chém gió quá, tôi chém lại tý Nếu BT vỡ đúng chỗ nối buộc cốt thép thì kết cấu vẫn ra đi | arthomeviet | |
| Vấn đề ở đây là giải thích tại sao khi bê tông vùng nén bị phá hoại thì dầm lại gãy. Nếu bê tông vỡ hết mà cốt thép vẫn đủ khả năng chịu lực thì kết cấu vẫn an toàn cơ mà 1 câu hỏi buồn cười thật :trong bê tông vùng nén thì thép có tác dụng gi hả bạn ? bạn nên nhìn cái biêu đồ mô men và cách bố trí cốt thép trong dầm ấy (xem 2 vùng kéo nén ) | ArthurGip | |
| he he.Cái câu đó của tôi nghĩa là lúc này BTCT là dùng cốt cứng bạn ạ.chứ cốt thép tròn thì đi tất.hihi | Haroldser | |
| Bạn không hiểu ý mình àh. Về bố trí thép trong dầm btct thì mình biết. Nhưng bạn kia nói quá sơ sài và không giải thích rõ nên mình đặt ra tình huống là thép còn khả năng chịu lực và làm việc độc lập(nghĩa là trường hợp này ko còn là cấu kiện btct nữa mà là cấu kiện thép). Trường hợp này có chứ ko phải ko có | dutrieu | |
| Trong trường hợp bạn nói,hình như bạn quên xét đến khả năng mất ổn định của thép khi chịu nén.cái này sẽ làm cho dầm bị phá hoại khi BT bị vỡ.Chứ nêu mà nói về mặt lực chịu nén của thép thì nó rất lớn. Bạn xem thí nghiệm nén mẫu thép dài 2cm và mẫu thép 5cm thì biết cái này. | Renatosymn | |
| khó có trường hợp ấy lắm bạn ạ ( trù trường hợp là cốt cứng hoặc cấu kiện phụ chịu lực ít . bạn thử nghĩ xem nhé với cấu kiện cốt thép thông thường thì bạn phải đặt bao nhiêu cốt thép vào vùng nén để khi bê tông bị vỡ mà cấu kiện vẫn đủ khả năng chịu lực ? ( thao tôi là ko thể đâu ) | trangyu lan | |
| nếu thép chịu được lực độc lập thì ko còn là cấu kiện btct nữa rồi khi đó bê tông chắc chỉ làm nhiệm vụ bảo vệ cho thép (thép hình chịu lực). | truongtiengka | |
| bê tông vùng nén bị phá hoại ,chỉ còn thép thì thép sẽ mất ổn định. yêu cầu khi bố trí cốt thép là phải đảm bảo CT hàm lượng tối đa và tối thiểu.và khi BT bắt đầu nứt thì CT đạt đến giới hạn chảy.quá ít CT sẽ k đủ chịu lực.quá nhiều CT thì BT bị phá hoại giòn. ý kiến nhỏ k biết đúng k.hjhj | Alvarogime | |
| Cái này theo tôi dễ hiểu mà bạn, khi moment tác dụng vào dầm sẽ sinh ra lực kéo trong thép và nén trong bêtong. Chú ý rằng vì ko có lực kéo dọc dầm nên lực kéo trong thép và nén trong bê tông là bằng nhau. Khi lực nén trong bê tôg vượt quá ngưỡng thì bê tông sẽ bị phá hoại. Khi đó sẽ có sự phân phối lại moment, toàn bộ moment của dầm sẽ do thép chịu. Tất nhiên trong các cấu kiện bê tông thì phần thép này ko đủ để chịu tải trọng môment đó nên thép cũng sẽ bị chảy dẻo, và dầm bê tông phá hoại thôi. | nguoixau | |
| ặc,trong dầm chịu uốn bình thường thì có 2 vùng chịu nén và chịu kéo,khi vùng bt chịu nén phị phá hoại thì lấy cái gì mà chịu nén > dầm phá hoại chứ sao | KennethOt | |
| Bạn nói sơ sài quá. Nếu trường hợp là dầm chữ nhật có đặt cốt kép thì sao. Lúc đó đâu phải chỉ mình bê tông chịu nén như bạn nói mà có thêm cốt thép chịu nén đấy | MichaelKl | |
| phá hoại giòn là phá hoại từ vùng nén,việc đặt cốt kép hay không cũng thế | Donaldsor | |
| Mình lấy dẫn chứng trường hợp đặt cốt kép là để bạn hiểu có cả cốt tham gia chịu nén chứ ko phải chỉ mình bê tông.Tất nhiên trường hợp đặt cốt kép chỉ là 1 giải pháp thiết kế nhằm giảm alpha m. Tránh cho bê tông vùng nén bị phá hoại trước khi thép vùng kéo chảy dẻo. Còn khi bê tông vùng nén đã bị phá hoại thì dầm cũng sẽ bị phá hoại thôi | GeorgeEr | |
| ở đây mọi người nói phá hoại dòn là do bt vùng nén bị phá hoại nhưng e nghĩ trường hợp cốt thép quá ít thì bt vùng kéo bị phá hoại -->vết nứt phát triển rất nhanh rồi thì cả dầm cũng die.e còn đang học mong các bác cứ chém nhiệt tình | nguyentrungata | |
| khi mà bê tông bị phá hoại rồi, thì chiều cao làm việc của tiết diện lúc này giảm , dẫn đến khả năng chịu mômen của dầm giảm , chỉ có thép thì ko đủ để chịu lực, nó xảy ra đột ngột và coi như à cái dầm bị gãy ngay lập tức. còn nếu mà thép vẫn đủ chịu lực thì đâu gọi là phá hoại giòn nữa ( tôi nghĩ vậy ) | mtv_0201 | |
| Theo tôi nghĩ như sau: - Phá hoại dẻo: tức là khi ứng suất cốt thép đạt đến cường đồ chịu kéo của cốt thép, lúc này cốt thép đạt đến giới hạn chảy, và khi mômen tiếp tục tăng ấy vết nứt dần xuất hiện, lúc này thi ứng suất nén tăng đến cường độ chịu nén của bê tông -> đây là phá hoại dẻo. - Phá hoại giòn: Vì lượng cốt thép nhiều khiến cho ứng suất cốt thép chưa đạt đến cường độ chịu kéo của cốt thép thì ứng suất nén đã đạt cường độ chịu nén của bê tông rồi, như vậy bê tông chịu nén bị phá hoại, còn lại khung thép thôi. Phá hoại dẻo tận dụng hết khả năng làm việc của cốt thép. | nguoixau | |
| Ý bạn muốn nói là thép và bê tông cả 2 vùng kéo và nén phải toét tòe loe ra mới gọi là "dầm bị phá hoại " hả? P/s : BT "chết" thì thép "ở" với ai? | tandc128 | |
| Bạn ơi, khi mà bê tông vùng kéo nứt sẽ phát triển đến trọng tâm của cốt thép chịu kéo, khi đó ứng suất chịu kéo sẽ đạt đến gần cường độ chịu kéo của cốt thép, khi mômen tiếp tục tăng thì ứng suất chịu kéo lớn hơn cường độ chịu kéo của cốt thép, lúc này thép sẽ vào trạng thái chảy dẻo nữa mới bị phá hoại lúc này vết nứt đã thấy rõ rồi, phá hoại dẻo sẽ không bị phá hoại nhanh như phá hoại giòn được. | quyetthang122 | |
| Khi BT vùng nén xuất hiện vết nứt thì đồng nghĩa với việt ứng suất kéo trong BT = 0 lúc này thép sẽ "gồng tôi" để chịu tất cả sự kéo. + Có khi thép chết đột ngột và dầm sẽ dứt phừn phựt. +Có thể thép dẻo dai và cứ biến dạng từ từ để đạt trạng thái chảy đồng thời với trạng thái dẻo của BT vùng nén. Quên mất chưa chốt:Ý kiến của bạn về xuất hiện vết nứt mở rộng ở vùng kéo có khả năng đúng với BTCT-"T cuối là tre,trúc" | trangyu lan | |
| Rõ chán May mà thầy Cống không đọc trang này | MichaelKl | |
| bê tông không bao giờ được xét đến khả năng chịu kéo khi tính toán bác nhé. khi tính toán thì dựa vào sự cần bằng ứng suất giữa 2 miền kéo và nén. kéo do thép chịu và nén do bê tông chịu. | thanhthanh | |