Phác Đồ Điều Trị Viêm Dạ Dày Hp Dương Tính Mới Nhất
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN
Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Đặt lịch
Phác đồ điều trị viêm dạ dày hp dương tính sẽ được bác sĩ chỉ định sau khi thăm khám và chẩn đoán cho từng đối tượng cụ thể. Việc tuân thủ đúng hướng dẫn sẽ giúp quá trình điều trị đảm bảo an toàn và đạt được kết quả tốt nhất.
Nguyên tắc và mục đích điều trị viêm dạ dày hp dương tính
Viêm dạ dày hp dương tính là một bệnh lý phổ biến, hình thành khi dạ dày bị vi khuẩn hp tấn công. Khi gặp điều kiện thuận lợi, vi khuẩn hp sẽ sinh sôi và phát triển trong đường tiêu hóa, gây hại niêm mạc dạ dày.
Người nhiễm vi khuẩn hp dương tính thường có những biểu hiện đau bụng, nóng rát từng cơn, đặc biệt là khi bụng đói. Ngoài ra, bệnh còn gây nên những cơn buồn nôn, khó chịu, chán ăn, khiến người bệnh ăn không còn thấy ngon, cân nặng tụt giảm rõ rệt,…
Cần sớm nhận biết và điều trị bệnh để tránh các biến chứng gây hại cho sức khỏe. Điển hình là tình trạng viêm nhiễm dạ dày kéo dài gây loét, chảy máu bao tử, làm tắc nghẽn dạ dày, hình thành khối u, nhiễm trùng hoặc bùng phát ung thư dạ dày đe dọa tính mạng của người bệnh.
Thông qua thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị viêm dạ dày hp dương tính theo từng trường hợp cụ thể. Nguyên tắc chung khi tiến hành trị liệu sẽ dựa vào bệnh lý để loại bỏ tác nhân gây hại. Đồng thời, giúp người bệnh bình thường hóa các hoạt động của hệ thống tiêu hóa, phục hồi tổn thương niêm mạc dạ dày và loại bỏ những bệnh lý liên quan khác.
Thuốc được đưa vào điều trị viêm dạ dày hp dương tính rất đa dạng. Bác sĩ sẽ kết hợp những loại phù hợp giúp tăng hiệu quả điều trị cũng như giảm thiểu rủi ro cho từng người bệnh. Mục đích:
- Giảm loét: Sử dụng chủ yếu những dạng thuốc ức chế quá trình bài tiết HCl và pepsin trong dạ dày. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kết hợp sử dụng thuốc trung hòa lượng axit dạ dày.
- Tăng cường bảo vệ: Thuốc được dùng để gia tăng thêm lớp phủ bảo vệ niêm mạc, băng ổ loét, kích thích sản sinh chất nhầy niêm mạc.
- Diệt vi khuẩn Hp.
Người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ mà bác sĩ đưa ra. Tránh tình trạng tự ý thay đổi liều lượng hoặc thời gian điều trị có thể dẫn đến nguy cơ gây tác dụng phụ hoặc trường hợp kháng thuốc ảnh hưởng đến kết quả trị bệnh. Đặc biệt, nếu người bệnh tự ý kết hợp nhiều loại thuốc có khả năng gây tương tác nguy hiểm sức khỏe.
XEM THÊM: Bị vi khuẩn Hp có chữa được không? Cách kiểm soát và điều trị
Phác đồ điều trị viêm dạ dày hp dương tính mới nhất
Dựa vào kết quả chẩn đoán viêm dạ dày hp dương tính của mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Dưới đây là các phác đồ điều trị viêm dạ dày có hp phổ biến, bạn đọc có thể tham khảo:
Phác đồ 1: Điều trị viêm dạ dày có hp với 3 loại thuốc
Đối tượng áp dụng phác đồ thứ nhất là những bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn hp ở giai đoạn khởi phát, lần đầu thực hiện điều trị. Lúc này, niêm mạc dạ dày chỉ mới xuất hiện những tổn thương, viêm nhiễm nhẹ. Người bệnh sẽ được điều trị trong thời gian từ 10 ngày đến 14 ngày.
Các thuốc được sử dụng và liều dùng cơ bản:
- Amoxicillin uống 2g mỗi ngày.
- PPI uống 2 lần mỗi ngày, đây là chất ức chế bơm proton được sử dụng trong điều trị bệnh lý về dạ dày.
- Clarithromycin: uống 2 viên mỗi ngày, tối đa không quá 500mg.
- Metronidazole hoặc Tinidazole: Mỗi ngày 2 viên, không quá 500mg/ ngày.
Các thuốc được kết hợp theo hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc khi chưa thăm khám, chẩn đoán bệnh lý của cơ thể.
Hiệu quả ở phác đồ điều trị viêm dạ dày hp dương tính thứ nhất mang lại tỷ lệ tiêu diệt vi khuẩn lên đến 80%. Kết quả này thu được ngay trong lần đầu tiên điều trị.
Những loại thuốc được sử dụng kể trên có thông tin cơ bản như sau:
- Loại Amoxicillin: Là dạng thuốc kháng sinh thuộc nhóm penicillin. Công dụng ngăn chặn và tiêu diệt vi khuẩn hp dương tính.
- Loại PPI: Thuốc ức chế bơm proton được sử dụng trong điều trị những vấn đề về dạ dày. Nhờ vào công dụng của thuốc mà hàm lượng axit trong dịch vị dạ dày được cân bằng về mức ổn định. Các dạng thông dụng như omeprazole, lansoprazole, pantoprazole,…
- Clarithromycin: Một dạng kháng sinh bán tổng hợp macrolid.
- Metronidazole: Dẫn chất 5 nitro imidazol phổ rộng.
- Tinidazole: Thuốc kháng sinh thuộc nitroimidazole, tinidazole ức chế quá trình phát triển của vi khuẩn, cùng với các sinh vật đơn bào khác. Nhờ vào đó, thuốc giúp giảm sự tăng sinh số lượng của hp trong dạ dày.
ĐỌC NGAY: Các loại thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Hp phổ biến
Phác đồ 2: Điều trị viêm loét dạ dày có hp với 4 loại thuốc
Phác đồ 2 được lựa chọn trong trường hợp người bệnh điều trị bằng phác đồ thứ 1 thất bại hoặc không đạt được kết quả tốt nhất. Với lựa chọn này, người bệnh cũng sẽ thực hiện điều trị trong khoảng thời gian được bác sĩ chỉ định là từ 10 ngày cho đến 14 ngày.
Theo đó, có 2 trường hợp sử dụng thuốc như sau:
- Điều trị viêm dạ dày, viêm loét dạ dày hp dương tính với 4 loại thuốc có Bismuth gồm: ranitidin (uống ngày 2 lần, tối đa 150mg) hoặc PPI (uống 2 lần/ ngày), kết hợp với tinidazole/ metronidazole (4 viên/250mg mỗi ngày) và bismuth (4 viên/120mg mỗi ngày). Trong đó, Bismuth là thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, thường được dùng kết hợp với nhiều loại thuốc.
- Điều trị viêm dạ dày, viêm loét dạ dày hp dương tính với 4 loại thuốc không có Bismuth gồm: PPI (uống 2 lần mỗi ngày) cùng với metronidazole (ngày 2 viên/500mg), clarithromycin (ngày 2 viên/500mg) và amoxicillin (ngày 2 viên/1g).
Điều trị viêm dạ dày theo phác đồ thứ 2, sử dụng 4 thuốc có bismuth mang lại hiệu quả lên tới 95% sau 2 tuần thực hiện. Tuy nhiên, người bệnh cũng sẽ gặp phải một vài tác dụng phụ như khó dung nạp thuốc, kháng kép hp khi kết hợp điều trị bệnh bằng nhiều loại thuốc khác nhau.
Phác đồ 3: Điều trị viêm dạ dày hp nối tiếp
Áp dụng cho đối tượng bệnh nhân đã được điều trị bằng các phác đồ khác trước đó, nối tiếp điều trị hoặc kết hợp đồng thời cả hai phác đồ ban đầu. Người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định dựa theo tình trạng bệnh thực tế, thông thường thời gian sẽ kéo dài không quá 10 ngày.
Theo đó, các loại thuốc được sử dụng như:
- Trong 5 ngày điều trị đầu người bệnh sử dụng amoxicillin mỗi ngày 2g kết hợp với PPI 2 lần/ ngày.
- Tiếp đến 5 ngày điều trị cuối, người bệnh sẽ được sử dụng tinidazole 2 viên/ 500mg mỗi ngày, kết hợp clarithromycin 2 viên/500mg mỗi ngày và PPI 2 lần/ ngày.
Điều trị theo phác đồ thứ 3, mức độ tiêu diệt vi khuẩn hp đạt 88,9% trên các chủng vi khuẩn kháng thuốc clarithromycin. So với điều trị viêm dạ dày, loét dạ dày có hp với 3 loại thuốc thì phác đồ này chỉ đạt khoảng 28,6%.
Phác đồ 4: Điều trị viêm dạ dày có hp với 3 thuốc có levofloxacin
Levofloxacin được biết là một loại thuốc kháng sinh nằm trong nhóm quinolon. Công dụng chính của thuốc giúp cản trở quá trình sinh trưởng của vi khuẩn hp cùng với các sinh vật đơn bào trong dạ dày. Qua đó, kìm hãm sự gia tăng quá mức của vi khuẩn hp, điều trị các vấn đề tiêu hóa.
Người bệnh không đáp ứng điều trị với các phác đồ bên trên sẽ được bác sĩ cân nhắc áp dụng phác đồ thứ 4 với 3 thuốc có levofloxacin. Thời gian tiến hành điều trị sẽ kéo dài trong khoảng 10 ngày. Các loại thuốc được dùng như: PPI mỗi ngày 2 lần, amoxicillin 2g mỗi ngày và levofloxacin 2 viên/500mg mỗi ngày.
Sau quá trình điều trị theo phác đồ thứ 4, tỷ lệ tiêu diệt vi khuẩn Hp khá cao. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị sẽ không như mong đợi nếu chủng vi khuẩn hp có khả năng kháng levofloxacin.
Lưu ý khi áp dụng phác đồ điều trị viêm dạ dày có hp
Phác đồ điều trị viêm dạ dày hp dương tính được bác sĩ chỉ định dựa trên từng trường hợp bệnh nhân cụ thể. Các phác đồ được đề cập trong nội dung bài viết mang tính tham khảo. Người bệnh nên trực tiếp thăm khám và nhận sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Ngoài ra, để việc điều trị đạt được kết quả tốt nhất, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề như sau:
- Đối với thuốc PPI, người bệnh cần uống khi dạ dày không có thức ăn. Thời gian thích hợp sử dụng thuốc là trước khi ăn 60 phút hoặc sau khi đã ăn 2 giờ đồng hồ.
- Đối với thuốc kháng sinh nên sử dụng sau khi ăn.
- Trường hợp sử dụng PPI thời gian dài phải giảm liều thuốc dần dần, không ngưng thuốc đột ngột.
- Việc sử dụng các chế phẩm có chứa PPI, clarithromycin hoặc tinidazole kết hợp để điều trị hp không được khuyến khích. Vì cho đến hiện nay, phương pháp này chưa được nghiên cứu chứng minh. Nhất là những chế phẩm có chứa hàm lượng thấp clarithromycin có thể làm gia tăng nguy cơ kháng thuốc cho cơ thể người bệnh.
- Người bệnh có thể sử dụng những loại thuốc như tăng bao phủ niêm mạc, băng ổ loét, chống stress,…trong quá trình điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để củng cố kết quả điều trị bệnh dạ dày.
Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có được những thông tin cơ bản liên quan đến phác đồ điều trị viêm dạ dày vi khuẩn hp dương tính. Các loại thuốc cũng như phác đồ được gợi ý qua nội dung trên mang tính chất tham khảo. Để điều trị hiệu quả và chính xác nhất, người bệnh cần chủ động thăm khám để được kiểm tra mức độ viêm nhiễm niêm mạc dạ dày. Thông qua đó, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp, an toàn và hiệu quả nhất cho từng bệnh nhân.
THÔNG TIN HỮU ÍCH
- Tìm hiểu phương pháp chữa vi khuẩn Hp theo Đông y
- Vi khuẩn hp kháng thuốc có nguy hiểm không? Cách điều trị
Từ khóa » Phác đồ Diệt Hp Có Levofloxacin
-
Phác đồ điều Trị Viêm Loét Dạ Dày HP Dương Tính Mới Nhất
-
Phác đồ điều Trị Vi Khuẩn HP Dạ Dày Mới Nhất Của Bộ Y Tế
-
Phác đồ điều Trị Vi Khuẩn HP Dạ Dày | Vinmec
-
Tìm Hiểu Về Phác đồ điều Trị HP Theo Bộ Y Tế - Hello Bacsi
-
ĐIỀU TRỊ HELICOBACTER PYLORI TRONG BỆNH LÝ DẠ DÀY
-
5+ Phác Đồ Thuốc Điều Trị Vi Khuẩn Hp Theo Bộ Y Tế 2022
-
Phác đồ Thuốc điều Trị Vi Khuẩn Hp: Đơn Thuốc, Lưu ý, Tác Dụng Phụ
-
Phác đồ điều Trị đau Dạ Dày Do Vi Khuẩn Hp - Gastimunhp
-
Viêm Loét Dạ Dày HP Và Cách điều Trị đúng Phác đồ | TCI Hospital
-
Phác đồ điều Trị Viêm Dạ Dày Hp Kháng Thuốc
-
Bài Giảng Hướng Dẫn điều Trị Diệt Helicobacter Pylori - Health Việt Nam
-
Phương Pháp điều Trị Viêm Dạ Dày HP Và Cách Phòng Ngừa | Medlatec
-
4 Phác Đồ Điều Trị Loét Dạ Dày Hp Mới Nhất Siêu Hiệu Quả
-
[PDF] Phát Triển Các Phác đồ điều Trị - Helicobacter Pylori - Cảnh Giác Dược