Phác đồ điều Trị Viêm Loét Dạ Dày HP Dương Tính Mới Nhất
Có thể bạn quan tâm
Để điều trị viêm loét dạ dày HP người bệnh cần có sự thăm khám cụ thể của bác sĩ để được chỉ định phác đồ điều trị chính xác nhất. Vậy hiện nay các phác đồ điều trị viêm loét dạ dày HP nào đang được sử dụng, cần lưu ý gì khi áp dụng các phác đồ này, tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết sau đây.
Nguyên tắc điều trị của các phác đồ điều trị viêm loét dạ dày hp
Nguyên tắc chung khi điều trị viêm loét dạ dày HP của các phác đồ này là:
- Dựa trên cơ sở bệnh lý để loại trừ các yếu tố gây bệnh như xoắn khuẩn Helycobacter pylori, Stress, tăng tiết HCl....
- Bình thường hóa chức năng dạ dày.
- Tăng cường tái tạo niêm mạc, loại trừ các bệnh đi kèm
Mục đích điều trị của phác đồ điều trị viêm loét dạ dày hp
Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày HP sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau kết hợp lại với nhau để đem đến hiệu quả điều trị tốt nhát, giảm những rủi ro xảy ra trong quá trình điều trị, bao gồm:
Giảm yếu tố gây loét
- Dùng thuốc ức chế bài tiết HCl và Pepsin
- Dùng thuốc trung hoà acid bên trong dạ dày - tá tràng.
Tăng cường các yếu tố bảo vệ
- Dùng các thuốc bao phủ niêm mạc và băng ổ loét.
- Dùng các thuốc kích thích sản xuất chất nhầy.
Diệt trừ Helycobacter pylori.
Các phác đồ điều trị viêm loét dạ dày hp của bộ Y tế
Tùy vào tình trạng của bệnh nhân, sau khi thăm khám và tiến hành các thủ thuật, xét nghiệm khác nhau bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị viêm loét dạ dày HP phù hợp với tình trạng của người bệnh.
Sau đây là 4 phác đồ điều trị viêm loét dạ dày HP được bộ Y tế khuyến cáo sử dụng
Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày HP 3 thuốc
Được sử dụng lần đầu tiên tại Mỹ:
- Đối tượng sử dụng: Thường được sử dụng cho bệnh nhân nhiễm khuẩn HP giai đoạn đầu với lần điều trị đầu, mức độ nhiễm khuẩn nhẹ
- Thời gian sử dụng: 10 – 14 ngày
- Thuốc sử dụng: Amoxicillin (2g/ ngày) + PPI (chất ức chế bơm proton) (2 lần/ngày) +
- Clarithromycin (500mg/ 2 viên/ ngày) : ở khu vực miền Bắc và miền Trung (tỉ lệ kháng clarithromycin thấp)
- Metronidazonle/ Tinidazole (500mg/ 2 viên/ ngày): ở khu vực miền Nam (tỉ lệ kháng clarithromycin cao)
- Kết quả đạt được: Tiêu diệt vi khuẩn Hp > 80% ngay lần đầu tiên điều trị.
Một số thông tin cụ thể về các loại thuốc được sử dụng:
- Amoxicillin: là thuốc kháng sinh cùng họ với penicilin, nó ngăn chặn và diệt các loại vi khuẩn gram dương
- PPI: là thuốc ức chế bơm proton có tác dụng làm giảm việc sản xuất axit trong dạ dày bằng cách ngăn chặn enzym trong thành dạ dày sản sinh axit. Một số thuốc PPI phổ biến: Omeprazole, Lansoprazole, Pantoprazole…
- Clarithromycin: kháng sinh macrolid bán tổng hợp.
- Metronidazole: đây là dẫn chất 5 - nitro - imidazol, có phổ rộng trên các loại động vật nguyên sinh như amip, vi khuẩn kị khí, vi khuẩn HP…
- Tinidazole: là thuốc kháng sinh nhóm nitroimidazole, tinidazole có khả năng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và sinh vật đơn bào từ đó giảm sự tăng trưởng của các vi khuẩn HP
Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày HP 4 thuốc
- Đối tượng sử dụng: sử dụng khi phác đồ điều trị viêm loét dạ dày HP 3 thuốc thất bại, không đem lại kết quả cao
- Thời gian sử dụng: 10 – 14 ngày
- Thuốc sử dụng: có 2 trường hợp khác nhau
- Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày HP 4 thuốc có bismuth: Ranitidin 150mg/2 lần/ ngày hoặc PPI dùng 2 lần/ngày + Tinidazole hay Metronidazole 250mg/4 viên/ngày + Bismuth 120mg/4 viên/ngày.
- Bismuth là một tác nhân bảo vệ tế bào được chỉ định dùng trong điều trị loét dạ dày - tá tràng và thường được dùng phối hợp với các thuốc khác.
- Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày HP 4 thuốc không có bismuth: PPI (2 lần/ ngày) + Metronidazole (500mg/ 2 viên/ ngày) + Clarithromycin (500mg/ 2 viên/ ngày) + Amoxicillin (1g/ 2 viên/ ngày)
- Kết quả đạt được: liệu phát 4 thuốc có bismuth hiệu quả điều trị lên đến 95% sau 14 ngày.
- Tác dụng không mong muốn: tình trạng khó dung nạp thuốc và làm tăng nguy cơ Hp kháng kép, bởi kết hợp quá nhiều loại thuốc.
Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày HP nối tiếp
- Đối tượng sử dụng: được sử dụng như giải pháp kế tiếp hoặc dùng ngay ở 2 liệu trình ban đầu
- Thời gian sử dụng: 10 ngày
- Thuốc sử dụng:
- 5 ngày đầu tiên: Amoxicillin (2g/ ngày) + PPI (2 lần/ ngày)
- 5 ngày tiếp theo: Tinidazole 500mg/2 viên/ngày + Clarithromycin 500mg/2 viên/ngày + PPI 2 lần/ngày
- Kết quả đạt được: tỷ lệ tiêu diệt vi khuẩn Hp khá cao chiếm đến 88,9% trên các chủng kháng thuốc kháng sinh clarithromycin và đạt tỷ lệ 28,6% so với phác đồ điều trị viêm loét dạ dày Hp 3 thuốc
Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày HP 3 thuốc có Levofloxacin
Levofloxacin là kháng sinh thuộc nhóm thuốc kháng sinh quinolone. Thuốc ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn và sinh vật đơn bào từ đó hạn chế sự tăng trưởng của vi khuẩn HP
- Đối tượng sử dụng: được sử dụng như phác đồ trước không hiệu quả, thất bại trong điều trị
- Thời gian sử dụng: 10 ngày
- Thuốc sử dụng: PPI 2 lần/ngày + Amoxicillin 2g/ngày + Levofloxacin 500mg x 2 viên/ngày.
- Kết quả đạt được: phác đồ này có khả năng tiêu diệt vi khuẩn HP cao hơn các phác đồ điều trị 4 thuốc tuy nhiên phát huy tác dụng kém khi vi khuẩn HP kháng Levofloxacin.
Một số lưu ý khi áp dụng các phác đồ điều trị viêm loét dạ dày HP
Một số điểm người bệnh cần lưu ý khi sử dụng các phác đồ điều trị này như sau:
- Thuốc PPI: uống lúc dạ dày rỗng, trước bữa ăn 60 phút hoặc sau bữa ăn 120 phút
- Thuốc kháng sinh: uống ngay sau bữa ăn.
- Khi dùng PPI kéo dài, cần giảm liều dần trước khi ngừng thuốc
- Không nên dùng các chế phẩm chứa PPI + Clarithromycine + Tinidazole trong điều trị Helicobacter pylori do hiệu quả chưa được chứng minh, đặc biệt là các chế phẩm có hàm lượng Clarithromycin thấp có thể làm tăng nguy cơ đề kháng kháng sinh.
- Trong quá trình điều trị có thể tăng cường các yếu tố bảo vệ như dùng các thuốc bao phủ niêm mạc và băng ổ loét, thuốc kích thích sản xuất chất nhầy, thuốc chống Stress…
Hi vọng với những thông tin này người bệnh đã có cái nhìn tổng quan nhất về giải pháp điều trị viêm loét dạ dày tá tràng có nhiễm HP. Tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ điều trị viêm loét dạ dày HP mà bác sĩ chỉ định, cùng với chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp, chắc chắn căn bệnh này sẽ nhanh chóng được đẩy lùi. Sau khi điều trị thành công, người bệnh cũng nên khám sức khỏe thường xuyên để đề phòng sự tái phát của viêm loét dạ dày HP và có những xử lý kịp thời nhất.
Dược sĩ: Hoàng Văn Đông
Từ khóa » Phác đồ Diệt Hp Có Levofloxacin
-
Phác đồ điều Trị Vi Khuẩn HP Dạ Dày Mới Nhất Của Bộ Y Tế
-
Phác đồ điều Trị Vi Khuẩn HP Dạ Dày | Vinmec
-
Tìm Hiểu Về Phác đồ điều Trị HP Theo Bộ Y Tế - Hello Bacsi
-
ĐIỀU TRỊ HELICOBACTER PYLORI TRONG BỆNH LÝ DẠ DÀY
-
5+ Phác Đồ Thuốc Điều Trị Vi Khuẩn Hp Theo Bộ Y Tế 2022
-
Phác đồ Thuốc điều Trị Vi Khuẩn Hp: Đơn Thuốc, Lưu ý, Tác Dụng Phụ
-
Phác đồ điều Trị đau Dạ Dày Do Vi Khuẩn Hp - Gastimunhp
-
Viêm Loét Dạ Dày HP Và Cách điều Trị đúng Phác đồ | TCI Hospital
-
Phác đồ điều Trị Viêm Dạ Dày Hp Kháng Thuốc
-
Bài Giảng Hướng Dẫn điều Trị Diệt Helicobacter Pylori - Health Việt Nam
-
Phương Pháp điều Trị Viêm Dạ Dày HP Và Cách Phòng Ngừa | Medlatec
-
Phác Đồ Điều Trị Viêm Dạ Dày Hp Dương Tính Mới Nhất
-
4 Phác Đồ Điều Trị Loét Dạ Dày Hp Mới Nhất Siêu Hiệu Quả
-
[PDF] Phát Triển Các Phác đồ điều Trị - Helicobacter Pylori - Cảnh Giác Dược