Phác đồ điều Trị Viêm Dạ Dày Hp Kháng Thuốc
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN
Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Đặt lịch
Mỗi bệnh nhân sau khi điều trị không thành công sẽ được lên thêm một phác đồ điều trị viêm dạ dày Hp kháng thuốc khác. Bởi việc tiêu diệt vi khuẩn Hp tất yếu không hề là việc dễ dàng. Đặc biệt là khi phải đối mặt với vô số sự kết hợp thuốc có mức độ hiệu quả và khả năng dung nạp khác nhau.
Tổng quan về điều trị vi khuẩn Hp
Kể từ khi chấp nhận mối liên quan giữa H.pylori và bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng, loại trừ H.pylori bằng thuốc là phương pháp hiệu quả nhất hiện nay. Bằng cách loại bỏ vi khuẩn này trong đường ruột, khả năng tăng cường chữa lành vết thương và giảm nguy cơ tái phát loét sẽ được tăng cao.
Thông thường, người bệnh sẽ phải sử dụng kháng sinh kết hợp với thuốc ức chế bơm proton (PPI) hoặc bismuth để đạt được hiệu quả điều trị. Một liệu trình phải được thực hiện ít nhất trong 7 ngày và kéo dài không quá 14 ngày. Thời gian quá ngắn, thuốc sẽ không thể ức chế và tiêu diệt hoàn toàn sự tồn tại của Hp. Thời gian quá dài, cơ thể sẽ sản sinh ra khả năng kháng kháng sinh, khiến việc điều trị trở nên vô nghĩa, thất bại.
Liệu pháp kháng sinh kép
Đây là phương pháp dùng 2 loại thuốc kháng sinh để điều trị vi khuẩn H.pylori. Các sự kết hợp có thể là:
- Clarithromycin và thuốc ức chế bơm proton
- Clarithromycin và RBC
Liệu pháp kháng sinh ba
Ba loại thuốc sẽ được kết hợp để đem lại hiệu quả diệt trừ khuẩn nhiễm và làm giảm axit dạ dày tốt hơn. Thông thường gồm các loại thuốc nền tảng như: bismuth, thuốc ức chế proton, thuốc chẹn histamine.
- Bismuth: bismuth cộng với 2 loại kháng sinh (thường là metronidazole và tetracycline hoặc metronidazole và amoxicillin) có tỷ lệ thành công là 87%.
- Thuốc ức chế bơm proton: thuốc được nghiên cứu để kết hợp với 2 loại kháng sinh, phổ biến nhất là omeprazole kết hợp với metronidazole và amoxicillin hoặc metronidazole và clarithromycin. Tỷ lệ thành công là lớn hơn 85%.
- Thuốc chẹn histamine H2: tương tự như bismuth và thuốc ức chế bơm proton, chẹn histamine vẫn được sử dụng để kết hợp với 2 loại kháng sinh nhằm loại trừ H.pylori. Tỷ lệ diệt trừ lên đến 89% khi kết hợp sử dụng cùng metronidazole, amoxicillin và ranitidine trong 12 ngày, sau đó thêm 30 ngày dùng ranitidine.
Liệu pháp kháng sinh tăng gấp bốn lần
Các liệu pháp kháng sinh tăng gấp bốn lần bao gồm liệu pháp ba dựa trên bismuth và bổ sung thêm chất chống nôn hoặc thuốc chẹn H2, thuốc ức chế bơm proton.
Trong một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện tình trạng kháng kháng sinh, liệu pháp tăng gấp bốn lần bismuth này có thể là phương án “cứu cánh” hiệu quả.
Phác đồ điều trị viêm dạ dày Hp kháng thuốc
Kháng kháng sinh liên quan đến diệt trừ H.pylori đã và đang là “một bài toán nan giải” với các bác sĩ và bệnh nhân. Càng ngày càng có nhiều người bệnh miễn nhiễm với các loại kháng sinh điều trị.
Ở một số quốc gia, tỷ lệ nhiễm các chủng kháng metronidazole đạt tới 70%. Một số khu vực lại có tỷ lệ 60% kháng kháng liệu pháp ba tiêu chuẩn thuốc dựa trên bismuth khi dùng cho người có chủng kháng metronidazole. Do đó, các nhà nghiên cứu đã phải tìm ra phác đồ điều trị viêm dạ dày Hp kháng thuốc.
Các phác đồ có thể được khuyên dùng là:
1. Tỷ lệ diệt trừ 90% trở lên và bệnh nhân dung nạp tốt
Liều lượng: hai lần một ngày, sử dụng 10 ngày liên tục.
- Metronidazole (hoặc omeprazole, clarithromycin) 20 mg
- Clarithromycin 500 mg
- Metronidazole 500 mg
2. Tỷ lệ diệt trừ lớn hơn 95%,
Phù hợp cho bệnh nhân nhiễm H.pylori bị loét tái phát, có triệu chứng chảy máu hoặc thất bại với điều trị H.pylori ban đầu.
Liều lượng: ít nhất là 2 tuần (14 ngày) với hai lần một ngày.
- Bismuth subcitrate (240 mg), clarithromycin (250 mg) và metronidazole (400 mg) hoặc bismuth +metronidazole +tetracycline
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI)
3. Điều trị tăng gấp bốn lần Bismuth trong 14 ngày
Liều lượng: tetracycline và metronidazole, cộng với Bismuth và PPI
Đây là liệu pháp được ưu tiên cho những khu vực địa lý có tỷ lệ kháng clarithromycin cao hoặc khi điều trị lần đầu bằng liệu pháp ba kháng sinh thất bại.
4. Liệu pháp tăng gấp bốn lần không Bismuth
Liều lượng: PPI, clarithromycin, amoxicillin và metronidazole trong 10 ngày.
Tuy nhiên hạn chế của liệu pháp này là số lượng thuốc phải dung nạp vào cơ thể sẽ lớn hơn nhiều so với các phương pháp điều trị khác.
5. Phác đồ ba thuốc Levofloxacin trong 14 ngày.
Do ngày càng có nhiều sự gia tăng kháng Clarithomycin và Metronidazole, một quinolone phổ rộng có thể được sử dụng để loại trừ H.pylori thay thế là levofloxacin. Levofloxacin sẽ thay thế clarithromycin (hoặc metronidazole) trong chế độ ba kháng sinh sau khi thất bại ở lần đầu điều trị H.pylori bằng clarithromycin và/hoặc metronidazole.
6. Sử dụng vi sinh vật Probiotic
Lợi ích của phương pháp này là tăng khả năng diệt trừ và cải thiện khả năng dung nạp của cơ thể. Ngoài ra, vi sinh vật probiotic có thể ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn H.pylori bằng cách tiết ra các axit béo và chất kháng khuẩn. Tuy nhiên sử dụng vi sinh vật probiotic chỉ được xem là biện pháp hỗ trợ bên cạnh phác đồ điều trị viêm dạ dày Hp kháng thuốc khác. Chúng có thể cải thiện tỷ lệ diệt trừ và giảm tác dụng phụ liên quan đến điều trị tốt hơn.
Có thể nói, tỷ lệ bệnh nhân nhiễm H,pylori và điều trị nhiễm khuẩn lần đầu không thành công là rất cao. Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp kháng thuốc lần 2 thường được khuyến nghị trong trường hợp này, khi cơ thể đã có dấu hiệu kháng kháng sinh. Những liệu pháp bốn lần bismuth hoặc thay thế bằng levofloxacin luôn được ưu tiên bảo lưu như một lựa chọn cho việc điều trị lần 2.
Do đó, xét nghiệm độ nhạy cảm với kháng sinh sẽ đóng vai trò quan trọng trong liệu pháp diệt trừ H.pylori. Bệnh nhân và bác sĩ sẽ phải kết hợp trao đổi, theo dõi để chắc chắn rằng phác đồ điều trị viêm dạ dày Hp kháng thuốc thành công và việc điều trị H.pylori đã hoàn thành. Trong quá trình loại trừ, đừng quên phải chú ý đến các tác dụng phụ khi dùng thuốc điều trị Hp để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Khi xuất hiện các phản ứng bài xích thuốc, cần ngừng thuốc và liên hệ với bác sĩ chuyên môn ngay.
Thông tin chia sẻ trên đây chỉ mang tính tham khảo, ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Có thể bạn quan tâm:
- Người Bị Viêm Dạ Dày Hp Nên Ăn Gì Là Tốt Nhất?
- Cảnh giác với các biến chứng của bệnh viêm dạ dày Hp
Từ khóa » Dieu Tri Hp Khang Thuoc
-
Điều Trị Vi Khuẩn Hp Kháng Thuốc Như Thế Nào? - Gastimunhp
-
Phác đồ điều Trị Vi Khuẩn HP Dạ Dày Mới Nhất Của Bộ Y Tế
-
Cách Nhận Biết Vi Khuẩn HP Kháng Thuốc - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Sử Dụng Kháng Sinh Trong điều Trị Vi Khuẩn HP Dạ Dày - Vinmec
-
Giải Pháp Mới Hỗ Trợ đẩy Lùi Vi Khuẩn HP Kháng Thuốc
-
Viêm Dạ Dày Có Vi Khuẩn Hp Kháng Thuốc, Phải Làm Sao? - Gastimunhp
-
Chi Tiết Hỏi đáp - Bệnh Viện TWQĐ 108
-
Vi Khuẩn HP Kháng Thuốc Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị
-
Vi Khuẩn Hp Kháng Thuốc Có Nguy Hiểm Không Và Phác đồ điều Trị
-
Người Bệnh Nhiễm Vi Khuẩn Helicobacter Pylori (HP) Bị Kháng Thuốc ...
-
Tìm Hiểu Phác đồ điều Trị Vi Khuẩn HP Kháng Thuốc
-
Nhiễm Khuẩn H.p (Helicobacter Pylori): Dấu Hiệu Và Cách điều Trị
-
Cần Làm Gì Nếu Mệt Mỏi Kèm Tiêu Chảy Khi Dùng Thuốc điều Trị HP
-
Phác đồ điều Trị Loét Dạ Dày - Tá Tràng Do Nhiễm H.Pylori