Viêm Dạ Dày Có Vi Khuẩn Hp Kháng Thuốc, Phải Làm Sao? - Gastimunhp
Có thể bạn quan tâm
Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (Hp) là một trong những loại nhiễm khuẩn phổ biến nhất trên thế giới với khoảng trên 50% dân số thế giới mắc. Hiện nay, để điều trị bệnh lý dạ dày có vi khuẩn Hp phải tiệt trừ vi khuẩn Hp. Tuy nhiên, vi khuẩn Hp kháng thuốc kháng sinh gia tăng đang là nỗi lo trên toàn thế giới.
Tỷ lệ vi khuẩn Hp kháng thuốc kháng sinh đang gia tăng nhanh chóng
Nội dung chính
- 1 Nguy cơ hiện hữu
- 2 Cách thức vi khuẩn Hp kháng thuốc kháng sinh
- 3 Trẻ em có tỷ lệ Hp kháng thuốc cao hơn người lớn
- 4 Giải pháp đối với vi khuẩn Hp kháng thuốc kháng sinh
Nguy cơ hiện hữu
Vừa qua, từ ngày 16 tháng 11 tới ngày 22 tháng 11 năm 2015, Bộ Y Tế Việt Nam phối hợp cùng nhiều tổ chức trong và ngoài nước phát động Tuần lễ chống kháng thuốc kháng sinh với mục tiêu nâng cao nhận thức của người dân về tình hình vi khuẩn kháng thuốc cũng như cách thức giúp phòng ngừa vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh. Có thể thấy rằng, đây không còn là nguy cơ tiềm ẩn mà đã trở thành nguy cơ hiện hữu. Tổ chức Y tế thế giới cho rằng “Vi khuẩn kháng thuốc có thể trở thành đại dịch nguy hiểm hơn đại dịch AIDS” vì khi đó, người bệnh có thể tử vong bởi những nhiễm khuẩn thông thường như viêm họng với chủng vi khuẩn đã kháng hết loại kháng sinh.
Cách thức vi khuẩn Hp kháng thuốc kháng sinh
Vi khuẩn Hp đã tiến hóa và phát triển nhiều cơ chế kháng thuốc khác nhau
Thông thường để điều trị vi khuẩn Hp phải sử dụng ít nhất 2 loại thuốc kháng sinh với liều cao trong thời gian kéo dài hơn các nhiễm khuẩn khác. Liệu trình điều trị thường kéo dài 7 ngày, 10 ngày và hiện nay là 15 ngày cho hầu hết các trường hợp. Tuy nhiên, trong các nhiễm khuẩn khác như viêm họng chẳng hạn, chúng ta chỉ sử dụng 1 loại kháng sinh với liều vừa đủ trong thời gian ngắn thường là 5 ngày. Nếu trong cơ thể chúng ta đã có sẵn vi khuẩn Hp thì vô tình vi khuẩn Hp đã tiếp xúc với loại kháng sinh đó nhưng vì sử dụng kháng sinh liều thấp, đơn độc, ngắn ngày nên vi khuẩn Hp không bị tiêu diệt. Những con vi khuẩn Hp đã tiếp xúc với kháng sinh mà không bị tiêu diệt sẽ tiến hóa để chống lại loại kháng sinh đó trong những lần tiếp theo, đó là cách mà vi khuẩn Hp kháng thuốc.
Ngoài ra, việc sử dụng phác đồ diệt Hp nhưng không tuân thủ theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc như bỏ dở thuốc, dùng không đúng thời gian cũng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn Hp kháng thuốc.
Trẻ em có tỷ lệ Hp kháng thuốc cao hơn người lớn
Nỗi lo vi khuẩn Hp kháng thuốc ngày càng lớn hơn bởi Hp kháng thuốc xảy ra ngay cả với trẻ nhỏ, thậm chí trẻ nhỏ còn bị kháng thuốc kháng sinh nhiều hơn người lớn. Hiện tại, các loại thuốc kháng sinh có thể sử dụng cho trẻ em để diệt vi khuẩn Hp rất hạn chế với nhiều tác dụng bất lợi khi sử dụng cho nên việc trẻ phải sử dụng đi sử dụng lại các thuốc kháng sinh trong điều trị Hp dạ dày vừa gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ, vừa gây ảnh hưởng về kinh tế cho gia đình.
Giải pháp đối với vi khuẩn Hp kháng thuốc kháng sinh
Thay thế phác đồ điều trị là một cách ứng phó với vi khuẩn Hp kháng thuốc
Để điều trị cho các bệnh nhân nhiễm khuẩn Hp kháng thuốc, các bác sỹ cần làm kháng sinh đồ để kiểm tra xem vi khuẩn Hp còn nhạy cảm với loại kháng sinh nào và sử dụng phác đồ có chứa kháng sinh đó. Tuy nhiên, biện pháp này không khả thi vì cho kết quả chậm, tốn kém, khó tiến hành. Ngoài ra, các bác sỹ cũng có thể thay thế phác đồ kháng sinh cũ bằng các phác đồ kháng sinh mới, có thể đổi thuốc, tăng liều sử dụng, tăng thêm thuốc, thay đổi cách phối hợp. Việc thay đổi kháng sinh như vậy vẫn có tỷ lệ thất bại và có thể làm gia tăng tình trạng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn Hp. Trên thực tế, có một số loại kháng sinh, mặc dù có hiệu quả trên vi khuẩn Hp như Levofloxacin, nhưng không dùng được cho trẻ nhỏ và các chuyên gia cũng khuyên không nên sử dụng vì là những kháng sinh cuối cùng trong các phác đồ, nếu bị đề kháng thì hậu quả sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Tại Nhật Bản, các nhà khoa học đã phát triển một loại kháng thể tác động lên vi khuẩn Hp để giải quyết tình trạng Hp kháng thuốc kháng sinh, nhiễm Hp ở trẻ em và tình trạng lây nhiễm vi khuẩn Hp. Loại kháng thể OvalgenHP được chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà đã được tiêm miễn dịch với vi khuẩn Hp do đó có tác dụng ức chế men urease – (yếu tố sống còn giúp vi khuẩn HP xâm nhiễm và tồn tại dai dẳng trong dạ dày) mà không gây ra đề kháng giống kháng sinh. Trên thực tế, khi kết hợp OvalgenHP vào trong phác đồ điều trị vi khuẩn Hp sẽ tạo tăng cường hiệu quả điều trị HP.
Kháng thể OvalgenHP giúp tăng cường hiệu quả điều trị hp và giảm thiểu nguy cơ kháng thuốc của vi khuẩn HP
Ngoài ra, kháng thể OvalgenHP còn có thể sử dụng độc lập trong trường hợp bệnh nhân không có khả năng tuân thủ phác đồ điều trị kháng sinh, như trường hợp trẻ nhỏ chẳng hạn. Tỷ lệ đạt âm tính vi khuẩn Hp sau liệu trình sử dụng OvalgenHP từ 2-3 tháng trong các nghiên cứu tại Nhật Bản cho kết quả tới 76%. Chưa hết, loại kháng thể này còn có thể được sử dụng lâu dài vừa giảm tải lượng vi khuẩn Hp, vừa giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về dạ dày do vi khuẩn HP gây ra. OvalgenHP hứa hẹn là một loại “vũ khí” hữu ích trong công cuộc giảm thiểu nguy cơ kháng kháng sinh của vi khuẩn HP.
Độc giả cần tìm hiểu về các kiến thức về bệnh lý dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra và các biện pháp xét nghiệm, điều trị bệnh lý này, xin vui lòng đặt câu hỏi cho chuyên gia của chúng tôi trên website, hoặc gọi điện tới số 0986 316 151 để được tư vấn cụ thể!
Ds. Thanh Hương
Viết bình luậnTừ khóa » Dieu Tri Hp Khang Thuoc
-
Điều Trị Vi Khuẩn Hp Kháng Thuốc Như Thế Nào? - Gastimunhp
-
Phác đồ điều Trị Vi Khuẩn HP Dạ Dày Mới Nhất Của Bộ Y Tế
-
Cách Nhận Biết Vi Khuẩn HP Kháng Thuốc - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Sử Dụng Kháng Sinh Trong điều Trị Vi Khuẩn HP Dạ Dày - Vinmec
-
Giải Pháp Mới Hỗ Trợ đẩy Lùi Vi Khuẩn HP Kháng Thuốc
-
Chi Tiết Hỏi đáp - Bệnh Viện TWQĐ 108
-
Vi Khuẩn HP Kháng Thuốc Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị
-
Vi Khuẩn Hp Kháng Thuốc Có Nguy Hiểm Không Và Phác đồ điều Trị
-
Phác đồ điều Trị Viêm Dạ Dày Hp Kháng Thuốc
-
Người Bệnh Nhiễm Vi Khuẩn Helicobacter Pylori (HP) Bị Kháng Thuốc ...
-
Tìm Hiểu Phác đồ điều Trị Vi Khuẩn HP Kháng Thuốc
-
Nhiễm Khuẩn H.p (Helicobacter Pylori): Dấu Hiệu Và Cách điều Trị
-
Cần Làm Gì Nếu Mệt Mỏi Kèm Tiêu Chảy Khi Dùng Thuốc điều Trị HP
-
Phác đồ điều Trị Loét Dạ Dày - Tá Tràng Do Nhiễm H.Pylori