Phải Bỏ Chế độ Bao Cấp Về Nhà Công Vụ!

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Thông tin tòa soạn
    • Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Tạp chí Tổ chức nhà nước
    • Giới thiệu Lãnh đạo Bộ Nội vụ
  • Thời sự - Chính trị
  • Tin hoạt động Tổ chức nhà nước
  • Chuyên mục
    • Cải cách hành chính
    • Bộ Nội vụ - 80 năm xây dựng và phát triển
    • Cải cách tiền lương
    • Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
    • Xây dựng chính quyền địa phương
    • Bạn đọc viết
    • Phòng, chống tác hại của thuốc lá
    • Nghiên cứu - Trao đổi
    • Xây dựng nông thôn mới
    • Thực tiễn - Kinh nghiệm
    • Thi đua - Khen thưởng
    • Nhìn ra thế giới
    • Từ điển Hành chính mở
    • Thông tin - Quảng cáo
Hà Nội, Ngày 03/12/2024
  • Trang chủ
  • Thời sự - Chính trị
Phải bỏ chế độ bao cấp về nhà công vụ! Ngày đăng: 12/02/2015 13:42 Mặc định Cỡ chữ

Xuất phát từ thực tế một số cán bộ cố tình không trả lại nhà công vụ sau khi kết thúc nhiệm kỳ công tác khiến dư luận bức xúc, Luật Nhà ở sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/7/2015 quy định cụ thể về đối tượng, quyền cũng như nghĩa vụ của người thuê nhà ở công vụ.

Nhà công vụ sẽ được quản lý chặt chẽ hơn. Ảnh minh họa: internet
    Trao đồi về vấn đề nhà công vụ, TS. Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) cho rằng, khi áp dụng luật, nhà công vụ sẽ thuộc diện quản lý nghiêm. - Thưa ông, điểm mới của Luật Nhà ở sửa đổi là: Cán bộ sau ba tháng rời vị trí công tác phải trả lại nhà công vụ, nếu không trả sẽ bị cưỡng chế thu hồi. Giá thuê nhà công vụ cũng cao hơn. Song, bạn đọc Báo Hànôịmới lại cho rằng, biện pháp này dù giúp quản lý nhà công vụ chặt hơn, nhưng chỉ mang tính hành chính, hiệu quả không cao. Ý kiến của ông thế nào?  Ngoài điểm phóng viên đề cập, Bộ Xây dựng đã có phương pháp tính giá nhà nước cho thuê đối với nhà công vụ. Mức giá được áp dụng là 14.000 - 18.000 đồng/m2/tháng. Như vậy, khi áp dụng, nhà công vụ sẽ được quản lý chặt chẽ. Vấn đề là quản lý đến đâu, hiệu quả ra sao? Tính ra, một người thuê căn hộ 150m2 (tiêu chuẩn với bộ trưởng) thì cũng tốn 2 triệu đồng/tháng. Nói như Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, mức trên phù hợp so với mức lương 14 triệu đồng của Bộ trưởng. Cách tính và phân tích như ông Nguyễn Trần Nam tôi cho là thiếu sức thuyết phục.  Ai cũng biết, lương chỉ là hình thức trên sổ lương, thu nhập thực tế ngoài lương còn nhiều khoản khác. Tôi cũng như nhiều người dám khẳng định không bộ trưởng nào có mức thu nhập dưới mức 20 triệu đồng/tháng. Do đó, nói thuê nhà công vụ giá 2 triệu đồng là phù hợp với mức lương của bộ trưởng thì không ai tin và cũng ít người đồng thuận. Tôi đề nghị, bên cạnh cơ chế quản lý nhà công vụ Bộ Xây dựng đã thiết kế, không nên tạo ra chính sách bộ trưởng nào cũng thuê nhà công vụ. Nhà công vụ cần phải và chỉ dành cho người không có nhà ở thực sự do quá trình luân chuyển, điều động, ở xa gia đình. - Người có công lao, có đóng góp cho địa phương thuê nhà công vụ phải được ưu ái hơn, thưa ông? Tôi khẳng định nên chấp nhận ưu tiên, ưu đãi, nhưng việc này nên cân nhắc theo hướng vừa phải, hợp lý. Thực tiễn đang đòi hỏi và người dân đang bức xúc nên Quốc hội đã đưa vào Luật Nhà ở sửa đổi rất nhiều quy định về "nhà công vụ" để địa phương có điều kiện triển khai, vận dụng, quản lý nhà công vụ tốt hơn. Đây là việc làm kịp thời, rất đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, để những quy định này đi vào thực tế đúng với mục đích, tính chất và cơ chế quản lý loại nhà này, cần phải có thêm các quy định chi tiết, cụ thể của Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan. - Theo ông, điều cần quan tâm nhất hiện nay khi xây dựng các thông tư hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở sửa đổi là gì?  Trước hết, phải xác định rõ "ai" và "khi nào" được tham gia vào cơ chế ở nhà công vụ và cơ chế chính sách cụ thể đối với người thuê nhà công vụ như thế nào. Ở đây, phải chống khuynh hướng: Đối tượng ở nhà công vụ quá rộng, tràn lan mà cần phải được xác định chính xác, đích đáng, không để tình trạng bao cấp trá hình. Như đã phân tích ở trên, nhà công vụ phải từ nhu cầu thực sự và thực tế dành cho những cán bộ lãnh đạo do điều kiện phân công, luân chuyển mà không có nhà hoặc phải xa gia đình. Tiếp nữa, việc xác lập cơ chế quản lý cũng như giá thuê nhà thực sự công bằng, công khai, minh bạch, có xem xét yếu tố giá thị trường, không thể bao cấp giá thuê như các ví dụ nêu trên.  Dư luận đang cho rằng, người thuộc diện phải trả nhà công vụ cũng có hai loại: Một là sẵn sàng và thiện chí để trả nhà công vụ nếu có cơ chế rõ ràng, minh bạch và thông báo đầy đủ. Nhóm khác cố tình chây lì và đến thời điểm này, Nhà nước chưa thu hồi được. Vậy, cơ chế nào để giải quyết triệt để hiện tượng trên? Hiện tượng lạm dụng, xin nhà công vụ cho những người không đủ điều kiện, người ta không sử dụng mà cho người thân ở hoặc cho thuê kiếm lợi riêng khiến dư luận và người dân bức xúc, bất bình. Nhà công vụ là tài sản nhà nước, được xây dựng từ ngân sách nhà nước, từ tiền thuế của dân nên cần phải có cơ chế rõ ràng, minh bạch và kiên quyết không để biến tướng, không để lạm dụng, không để tham nhũng, lãng phí diễn biến trong vấn đề này. Tôi có cảm nhận trong thực tế cũng như trong lý lẽ của một số quan chức, người ta vẫn muốn dành cơ chế bao cấp nhà dưới dạng nhà công vụ cho một số đối tượng trong bộ máy nhà nước, trong hệ thống chính trị. Điều này rất không nên. Phải bỏ cho được chế độ bao cấp, sẽ giải quyết được hiện tượng trên. - Xin cảm ơn ông!

Theo: hanoimoi.com.vn

Bình luận

Gửi Về trang trước Gửi email In trang

Tin tức cùng chuyên mục

Hướng nghiên cứu, sắp xếp đối với các cơ quan của Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Ngày đăng 01/12/2024 Phương án nghiên cứu sắp xếp bộ máy đối với một số cơ quan của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội được Trưởng ban Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng đề cập tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết các Nghị quyết của Đảng diễn ra vào sáng 01/12.

Phương án nghiên cứu sắp xếp đối với các cấp ủy, tổ chức đảng

Ngày đăng 01/12/2024 Đối với các cấp ủy, tổ chức đảng, thực hiện phương án này tối thiểu sẽ giảm: 4 cơ quan Đảng trực thuộc Trung ương, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung tương.

Theo phương án đề xuất, tối thiểu sẽ giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ

Ngày đăng 01/12/2024 Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết các Nghị quyết của Đảng diễn ra vào sáng 01/12, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng đã nêu lên phương án nghiên cứu, đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động của một số bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Tạm dừng việc tuyển công chức từ ngày 01/12/2024 cho đến khi hoàn thành việc sắp xếp tổ chức bộ máy theo định hướng của Trung ương

Ngày đăng 01/12/2024 Ngày 01/12/2024, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. Trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư.

Trên 1,3 triệu đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc quán triệt, tổng kết Nghị quyết của Đảng

Ngày đăng 01/12/2024 Sáng nay (01/12), Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế.

Tiêu điểm

Tạm dừng việc tuyển công chức từ ngày 01/12/2024 cho đến khi hoàn thành việc sắp xếp tổ chức bộ máy theo định hướng của Trung ương

Ngày 01/12/2024, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. Trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư.

Tin mới nhất

Tư tưởng lớn của Tổng Bí thư Tô Lâm và yếu tố quyết định thành công trong kỷ nguyên mới

Thái Bình: Chủ tịch UBND tỉnh được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy

Quảng Nam công bố Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

Hậu Giang: Chủ tịch UBND tỉnh được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy

Lễ trao Huân chương Độc lập hạng Ba và công bố Quyết định nghỉ hưu đối với Thứ trưởng Triệu Văn Cường

  • Giới thiệu
  • Thời sự - Chính trị
  • Tin hoạt động Tổ chức nhà nước
  • Chuyên mục

Trụ sở tòa soạn: Số 8 Tôn Thất Thuyết, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 080 48575

Email: tapchitcnn@moha.gov.vn.

Giấy phép hoạt động: số 427/GP-BTTTT ngày 08/7/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

®Tạp chí điện tử Tổ chức nhà nước là cơ quan báo chí của Bộ Nội vụ, có chức năng thông tin, tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Tổng Biên tập: TS Trần Nghị

Trưởng ban Ban Tạp chí điện tử: ThS Trần Ngọc Kiên

Bản quyền thuộc Tạp chí Tổ chức nhà nước - Bộ Nội vụ

Từ khóa » Bỏ Chế độ Bao Cấp