Phải Làm Sao Khi Con Có Thói ăn Vạ? 7 Mẹo Hay Trị Bé, Bố Mẹ Nào Cần?
Có thể bạn quan tâm
Nguyên nhân khiến trẻ con hay ăn vạ hầu hết đều là do người lớn gây ra. Nếu không biết cách xử trí con ăn vạ như thế nào cho đúng sẽ ảnh hưởng lớn đến việc giáo dục cũng như tính cách của bé. Cùng chuyên gia của Mebeaz giải đáp về về việc phải làm sao khi con hay ăn vạ ngay sau đây nhé!
- Bố mẹ làm gì khi con nói tục? Phải làm sao để con bỏ thói xấu này?
- Khi trẻ không nghe lời: Cha mẹ nói làm sao để cho con răm rắp theo!
Nội dung chính trong bài
Con hay ăn vạ – Nỗi lo lớn của bà mẹ trẻ
Bé gái nhà tôi được 20 tháng, đây là con đầu lòng nên tôi gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc nuôi dạy. Chuyên gia cho tôi hỏi có phải con 20 tháng hay ăn vạ không ạ?
Gần đây con hay có thói quen cứ tự nhiên lăn ra khóc ăn vạ. Cháu thích cái gì là phải đòi bằng được, nếu không được hoặc là bị người lớn yêu cầu dừng lại là con khóc thét lên rất lâu. Tôi cũng thử áp dụng phương pháp “làm lơ” con. Thế nhưng, cứ có bố ở nhà là con khóc ăn vạ rất to và rất lâu để bố chú ý tới. Thế là, dần dần bé ăn vạ bố như một thói quen. Bé hay có cách ăn vạ đập đầu xuống gối hoặc chăn và khóc.
Tôi thật tình không biết làm như thế nào, nói chuyện với bố thì bố bảo nó trẻ con chưa biết gì, đợi lớn chút nữa thì dạy con mới hiểu được. Việc trẻ con hay ăn vạ là không tốt, không dạy con luôn từ bé thì lớn chút nữa còn khó bảo hơn. Tôi đang lo lắng không biết xử trí khi con ăn vạ như thế nào để con ngoan, bố mẹ nhàn?
Vậy trẻ con hay ăn vạ phải làm sao để dạy con không ăn vạ nữa?
Mong sớm nhận được lời khuyên từ chuyên gia!
(Mẹ Cẩm Vân, 24 tuổi, Bình Định)
Trả lời:
Cảm ơn mẹ Cẩm Vân đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Mebeaz. Sau đây, chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của mẹ về vấn đề: Con hay ăn vạ và phải làm gì khi con ăn vạ?
Mẹ Cẩm Vân và các mẹ khác đang trong tình huống này cùng theo dõi nhé!
Độ tuổi nào trẻ con hay ăn vạ nhất?
Chào bạn Cẩm Vân!
Ở độ tuổi nào trẻ con cũng ăn vạ nhiều. Từ khi là trẻ sơ sinh cho tới khi đi học cấp 1. Các mẹ có thể thấy ở một số trường hợp như:
Trẻ con từ 3, 4 tháng tuổi đã biết cách học ăn vạ rồi. Những biểu hiện như: không chịu nằm, hễ nằm là khóc, phải đòi người lớn bế mới nín hoặc là ngoại trừ bố, mẹ, ông bà ra thì không ai được động chạm đến, động đến là con khóc ăn vạ luôn,…
Ngoài ra, độ tuổi trẻ ăn vạ nhiều hơn cả là từ 1 đến 3 tuổi. Chị Cẩm Vân có con 20 tháng hay ăn vạ nằm trong số đó. Hơn nữa, lại là con gái ăn vạ, thường sẽ rất bám bố nên bé hay ăn vạ bố hơn những người khác vì được bố nựng.
Ở độ tuổi này, con đang học nói, có thể bi bô một vài từ hoặc câu có 3,4 từ. Con có thể nhận biết các vật nếu được dạy bảo. Thế nhưng, con không hiểu ăn vạ là xấu mà chỉ hành xử như một thói quen từ khi mới sinh ra được mọi người nâng niu, cung phụng. Nếu không được dạy dỗ chỉ bảo cẩn thận sẽ hình thành thói quen xấu và ảnh hưởng đến tính cách bé sau này.
Tuy nhiên, mẹ Cẩm Vân cũng đừng quá lo lắng vì chúng tôi có cách trị con ăn vạ, làm sao khi con ăn vạ khá đơn giản sau đây!
7 mẹo hay trị con thói ăn vạ – Bố mẹ nhàn, con ngoan
Việc dạy con không ăn vạ là một việc làm không khó nhưng lại làm nhiều bậc cha mẹ đau đầu. Yêu thương trẻ có nhiều cách. Tuy nhiên, tâm lý chung của bố mẹ là xót con. Thấy con khóc quấy là thương, phải dỗ dành ngay, nhưng càng làm vậy con càng lấn tới. Bởi vì trẻ em rất tinh tế ở chỗ biết cách ăn vạ như thế nào, biết ăn vạ với ai?
Thực tế, trong gia đình, ông bà bố mẹ hay nuông chiều con cháu sẽ bị con “điều khiển”. Đó cũng chính là cách dạy con ăn vạ mà nhiều người không ngờ tới. Sau đây là 7 mẹo hay trị con thói ăn vạ mà bố mẹ nên áp dụng:
1. Con hay ăn vạ: Bố phải “lơ” – mẹ phải “lờ”
Trẻ con, đặc biệt con 20 tháng hay ăn vạ thường là để được bố mẹ quan tâm, chú ý. Dù là bố mẹ đến dỗ dành, thỏa hiệp hay mắc nhiếc, trách móc con đều thể hiện sự quan tâm. Như thế là con đã đạt được mong muốn của mình, lần sau lại tiếp tục ăn vạ và quấy khóc.
Mẹ Cẩm Vân cùng bố phải thống nhất trong cách dạy dỗ con. Khi đó, bố mẹ hãy thử làm lơ với bé em sao. Thống nhất cách giáo dục sẽ giúp con phải răm rắp nghe theo mà không một nơi “cầu cứu”.
2. Không nên bỏ qua khi con ăn vạ
Việc làm lơ không có nghĩa là bạn sẽ bỏ qua chuyện đó. Khi con ăn vạ, bố mẹ nên tránh con nhưng cũng nên đứng xa theo dõi xem bé làm gì. Con có thể đập đầu để ăn vạ, con khóc ăn vạ,… nhưng đừng vội “xót xa” chỉ cần các dụng cụ hỗ trợ mềm, êm là được. Sau khi con bình tĩnh, mẹ hãy ôm con và giải thích cho bé hiểu hành động đó là sai. Đừng nghĩ con 20 tháng chưa biết gì nhé, con có thể nhận biết được những gì người lớn nói đó!
Mẹ chỉ cần nói chuyện một cách nghiêm túc, để mặt lạnh khi nói sẽ tự khiến bé hiểu.
3. Khen ngợi bé sẽ là cách đánh lạc hướng trẻ con ăn vạ
Có rất nhiều trường hợp ngoài gây sự chú ý là bé muốn đòi hỏi cái này, cái kia. Khi đó bố mẹ hãy thử nghĩ ra cách gì đó liên quan đến thứ bé đòi rồi khen ngợi nếu con không như vậy sẽ rất tốt, rất xinh.
Chẳng hạn như con gái ăn vạ đòi ăn kẹo trước khi đi ngủ. Mẹ có thể khen bé: “Răng con xinh như thế này có giống với mấy bạn đòi ăn kẹo sún hết răng đâu!” Hoặc khi đồ chơi bị mất một số cái, mẹ nên bảo: “ Thay vì con xếp hình như trong bảng con có thể thiết kế những thứ khác đẹp hơn như ngôi nhà, cái bàn,.. Con gái mẹ thông minh mà”
Những khen ngợi, khuyến khích vừa đánh lạc hướng con không khóc ăn vạ mà còn giúp bé phát triển được trí não, tư duy, sự tìm tòi, khám phá.
4. Ông bà, bố mẹ phải làm tấm gương sáng
Hành vi của người trong gia đình sẽ rất dễ khiến trẻ noi theo. Khi bản thân bạn cáu giận, la hét, khó chịu với con cũng sẽ khiến con học theo. Vì thế, đừng làm như vậy vì mỗi khi con không được đáp ứng sẽ cáu giận, khóc lóc như vậy!
5. Lúc nào cũng phải có tinh thần thép, cái đầu lạnh khi có con hay ăn vạ
Đối với những lần đầu dạy dỗ con thì thật sự khó, bố mẹ nào mà chẳng thương con, xót con. Thế nhưng, phải giữ một tinh thần “thép” mới khiến trẻ tự giác ngoan ngoãn nghe theo. Đừng thấy con khóc quá lâu, nước mắt nước mũi quá nhiều mà nhượng bộ.
6. Luôn nhất quán ở mọi nơi sẽ là cách dạy con hết ăn vạ tốt nhất
Khi ở nhà bố mẹ có thể phớt lờ con nhưng khi ở nơi công cộng thì sao? Người ta sẽ chỉ trích rằng bạn là một người mẹ vô tâm nhưng đừng quá bận tâm về mọi người xung quanh mà hãy kiên định như ở nhà. Vì đó là cách dạy con không ăn vạ tốt nhất.
Khi tư tưởng thép được rèn giũa, cái đầu lạnh được đóng băng thì cửa ải này cũng không quá khó khăn với mẹ.
7. Tuyệt đối không để người khác xen vào khi con ăn vạ
Khi bạn đang trị con hay ăn vạ mà có người khác xen vào can ngăn tức là kế hoạch đó thất bại hoàn toàn đó. Nếu như nó xảy ra lần đầu thì bố mẹ nên nói chuyện với họ rằng khi bé mắc lỗi không được xen vào vì sẽ tạo thói quen xấu cho bé. Như vậy việc dạy trẻ con khóc ăn vạ dễ dàng hơn.
Việc giáo dục con ngay từ nhỏ là rất quan trọng vì nó sẽ hình thành tính cách ở con sau này. Chưa nói đến việc dạy con giỏi giang như thế nào thì trước tiên phải dạy con ngoan ngoãn, lễ phép để sau trở thành một người có ĐỨC. Thói quen xấu con hay ăn vạ nên được rèn giũa và xử lý triệt để. Chúc bạn Cẩm Vân cũng như các bố mẹ khác dạy con hết ăn vạ thành công!
Nguồn: Mebeaz.com
Click to rate this post! [Total: 0 Average: 0]Từ khóa » Cách Dạy Trẻ Con Không ăn Vạ
-
Mẹ Thông Minh Xử Lý Cơn ăn Vạ ở Con - Vietnamnet
-
Chiêu Trị Thói Hay ăn Vạ Của Bé - Mẹ Và Bé - Zing
-
Mách Mẹ 5 Cách Xử Lý Khi Trẻ ăn Vạ - LAVADA
-
Làm Gì Khi Trẻ ăn Vạ : 8 Bước Xử Lý đúng Cách Bố Mẹ Nên Biết
-
Làm Gì Khi Con ăn Vạ? - Sakura Montessori School
-
Làm Gì Khi Con ăn Vạ? - VnExpress
-
Mách Mẹ 6 Cách Xử Lý Khi Con ăn Vạ Cực Hay Ai Cũng Làm được
-
Khóc ăn Vạ ở Trẻ - Bạn Có đang Xử Lý Sai Cách?
-
Làm Gì Khi Trẻ Giận Dữ Khóc ăn Vạ - 5 Bước Bố Mẹ "nhớ Kĩ" để Con ...
-
Cách Xử Lý Khi Con ăn Vạ đơn Giản Bố Mẹ Nào Cũng Làm được
-
6 Tình Huống Trẻ ăn Vạ Và Hướng Xử Lý Cụ Thể Theo Gợi ý Của Chuyên Gia
-
Khi Trẻ ăn Vạ, Cấm Con Khóc Hay La Hét Sẽ Chẳng ích Gì đâu, đây Mới ...
-
Trẻ ăn Vạ: Tìm Hiểu Nguyên Nhân Và Giải Pháp Xử Lý - ODPHUB
-
Trẻ Hay ăn Vạ Hờn Dỗi: 07 Cách Xử Lý Mẹ Nên Thuộc Làu