Trẻ Hay ăn Vạ Hờn Dỗi: 07 Cách Xử Lý Mẹ Nên Thuộc Làu

Trẻ hay ăn vạ, hờn dỗi: 07 Cách xử lý Mẹ nên thuộc làu Đăng ngày:13/01/2022. Tác giả:Nguyễn Thị Thu Hà Tham vấn y khoa:Dược sĩ Vũ Thị Hậu

Trẻ thường hay có những biểu hiện hờn, dỗi, lăn ra ăn vạ… khi đòi cái gì đó mà không được người lớn đáp ứng ngay. Trước những tình huống như vậy người lớn thường sử dụng cách động viên, giải thích, doạ nạt, thậm chí đánh trẻ và nhiều lúc cảm thấy bất lực.  

Bạn nên làm gì khi trẻ ăn vạTrẻ ăn vạ, hay dỗi

Mục lục

Toggle
  • I. Cách xử lý khi bé ăn vạ, hờn dỗi như thế nào?
    • 1. Giúp trẻ nói ra tâm trạng và ôm con vào lòng
    • 2. Đánh lạc hướng trẻ
    • 3. Không nói chuyện và lờ bé đi
  • II. 7 mẹo giúp mẹ xử lý khi trẻ ăn vạ hiệu quả
    • 1. Kiên quyết phớt lờ
    • 2. Không nên bỏ qua
    • 3. Khen ngợi trẻ
    • 4. Bản thân bố mẹ phải “mẫu mực”
    • 5. Giữ thần kinh “thép”
    • 6. Luôn nhất quán
    • 7. Không để người khác xen vào

I. Cách xử lý khi bé ăn vạ, hờn dỗi như thế nào?

Trước hết bạn cần tìm hiểu xem tại sao bé hay hờn dỗi. Mỗi lần như vậy bạn đã dùng những giải pháp gì, hiệu quả thế nào và cuối cùng có đáp ứng đòi hỏi của bé không? Liệu bé đã tập nhiễm thành thói quen hoặc phát hiện ra “hờn dỗi, ăn vạ” là cách nhanh nhất để đạt được điều mình muốn?

Điều quan trọng là bạn cần hiểu những thông điệp ngầm đằng sau các hành vi này của bé xem con thực sự mong muốn điều gì rồi tìm ra cách xử trí hợp lý với từng tình huống cụ thể:

1. Giúp trẻ nói ra tâm trạng và ôm con vào lòng

Trên thực tế thì trẻ có nhiều hình thức và cấp độ “ăn vạ” khác nhau. Nếu như trạng thái đó chỉ ở mức hờn dỗi thông thường do muốn làm một việc gì đó nhưng không tự làm được nên quay ra “ăn vạ” thì cách tốt nhất mà bố mẹ làm là hãy giúp trẻ nói ra tâm trạng của con rồi ôm con vào lòng thì trẻ sẽ hết giận dỗi.

Trẻ hay ăn vạ phải làm saoGiúp trẻ nói ra tâm trạng và ôm con vào lòng

2. Đánh lạc hướng trẻ

Có một sự thật là khi không nhìn thấy thứ gì đó thì trẻ sẽ không đòi. Chính vì vậy, mẹ phải nắm bắt tâm lý và sở thích cũng như hoàn cảnh hiện tại để có thể tránh những cơn mè nheo, ăn vạ không đáng có của con.

Bạn biết chắc khi vào siêu thị, tới gian hàng đồ chơi trẻ nhất định sẽ đòi mua cái này, cái kia. Vậy thì hãy đánh lạc hướng trẻ bằng cách dẫn trẻ vào khu bán quần áo hoặc đồ ăn, cùng với trẻ chọn những món đồ ở những gian hàng đó và chỉ cho trẻ qua gian hàng đồ chơi khi mà bạn đã định mua đồ chơi cho con.

3. Không nói chuyện và lờ bé đi

Không phải bé nào cũng thích nhỏ nhẹ và chấp nhận thỏa hiệp nhanh chóng. Một số trẻ cứ thích cái gì là phải đòi cho bằng được nếu không thì lăn đùng ra giãy dụa và la hét, thậm chí còn xâm hại cả bản thân khiến mẹ vô cùng lo lắng.

Với những trẻ có cá tính mạnh mẽ như vậy, điều đầu tiên mà mẹ nên làm là cho con thấy sự cứng rắn của mình. Hãy thật bình tĩnh, dù ở nơi công cộng hay ở nhà, mẹ đều nên thể hiện rõ thái độ này.

làm gì khi con ăn vạKhông nói chuyện và lờ bé đi kể cả nơi công cộng

Nói to hơn tiếng gào của con, khi nói nhìn thẳng vào mắt con với một thái độ nghiêm túc: “Con muốn gì, hãy dừng khóc và nói rõ cho mẹ nghe. Nếu con cứ tiếp tục như vậy, mẹ sẽ không nói chuyện với con nữa đâu.”

Nếu là ở nơi công cộng, để tránh làm phiền người xung quanh, hãy cố đưa bé ra ngoài hoặc đến một chỗ nào ít người và để bé khóc trong khi bạn có thể bỏ đi hoặc làm việc khác. Bé thấy mẹ bỏ đi, chắc chắn sẽ chạy theo vì sợ bị bỏ lại. Lúc đó, hãy bế con lên chọn một chỗ ngồi ưng ý để hai mẹ con có thể nói chuyện.

Nếu là ở nhà, mẹ hãy để bé đứng ra một nơi như một phòng riêng hoặc một chỗ nào đó mà không gây ảnh hưởng đến bố, ông bà, quan sát cho tới khi bé đã chán việc khóc lóc thì hãy vào ôm con vào lòng dỗ dành và giải thích cho con hiểu.

II. 7 mẹo giúp mẹ xử lý khi trẻ ăn vạ hiệu quả

1. Kiên quyết phớt lờ

Phần lớn lỗi của các bậc phụ huynh chính là việc thể hiện sự quan tâm khi con cư xử xấu. Trẻ ăn vạ,  khóc lóc, giận dỗi,  chúng ta xúm vào dỗ dành, giải thích, răn đe,… mọi phản ứng dù là đang nhượng bộ hay phản đối hành động của trẻ, đều khiến trẻ nhận ra chúng đang “được quan tâm” và càng tiếp tục.

Hãy thử tỏ thái độ “phớt lờ”. Khi phát ra tín hiệu mà không thấy cha mẹ hồi đáp, các bé sẽ chán và biết cách chấm dứt tình trạng đòi hỏi trong hòa bình.

Cách trị bé ăn vạKhông nói chuyện với bé

2. Không nên bỏ qua

Phớt lờ bé lúc bé lên đỉnh điểm “ăn vạ” không có nghĩa là sẽ bỏ qua luôn chuyện này. Sau khi bé trở lại bình tĩnh, các mẹ nên ôm bé và giải thích cho bé hiểu hành động vừa rồi của bé là không tốt, tại sao mẹ lại không ủng hộ để bé hiểu được vấn đề. Phớt lờ bé lúc bé lên đỉnh điểm “ăn vạ” không có nghĩa là sẽ bỏ qua luôn chuyện này.

3. Khen ngợi trẻ

Trẻ bị mất vài miếng xếp hình trong bộ đồ chơi yêu thích và bắt đầu mè nheo với mẹ.

Hãy thử dùng biện pháp “khen ngợi”: “ Không xếp đủ thành ngôi nhà thì con thử xếp thành cái khác đi. Bé của mẹ thông minh lắm mà.”  

Trẻ đòi ăn kẹo trước khi ngủ mặc dù đã đánh răng: “Con của mẹ giữ răng đẹp thế này cơ mà. Có giống như mấy bạn ăn nhiều kẹo để sâu hết răng đâu.”  Lời khen có thể là cách đánh lạc hướng vòi vĩnh hiệu quả vì trẻ con luôn thích được khen ngợi.

Cách tri tre hay ăn vạKhen ngợi bé

4. Bản thân bố mẹ phải “mẫu mực”

Khi con quấy khóc, bản thân bạn cũng bực bội, la hét và khó chịu? Như vậy, bạn đã vô tình xây dựng hình tượng xấu mà con rất dễ noi theo. Thay vì thế, hãy giữ thái độ bình tĩnh, mềm mỏng nhưng cương quyết khi dạy bảo con lúc con “ăn vạ”.

Nếu bạn cảm thấy khó kiềm chế cảm xúc, mọi việc vượt ngoài tầm kiểm soát hoặc bối rối không biết xử trí thế nào, hãy thử ra ngoài thư giãn một chút nhưng đảm bảo bé vẫn ở trong tình trạng an toàn. Sau khi tâm trạng đã ổn định, bạn sẽ quay lại và nói chuyện tiếp với trẻ.

5. Giữ thần kinh “thép”

Khi trẻ đòi hỏi mà không được đáp ứng, chúng có thể sẽ phản ứng gay gắt và cư xử càng khó ưa hơn. Đừng vì thế mà nhượng bộ, hãy chuẩn bị tâm lí sẵn sàng cho những giọt “nước mắt cá sấu” hay những tiếng la hét đau đầu cả tiếng đồng hồ.

6. Luôn nhất quán

Có thể ở nhà bạn đã xử lí hiệu quả cơn ăn vạ của bé bằng cách phớt lờ nhưng khi ra ngoài đường, đi siêu thị,… vì sợ người ngoài nhìn vào mà bạn dỗ bé bằng việc mua đồ chơi hay bánh kẹo cho “xong chuyện”.

Bé sẽ nhận ra thói quen này của bố mẹ và có xu hướng ăn vạ nhiều hơn ở nơi đông người. Vì thế, hãy luôn kiên định thực hiện các phương pháp dạy con một cả ở nhà lẫn bên ngoài.

cách trị trẻ ăn vạThái độ nhất quán với trẻ

7. Không để người khác xen vào

Nếu bạn đang cương quyết với bé mà lại có ông bà hay cô dì chú bác xúm vào dỗ dành, mọi kỉ luật của bạn trở thành vô nghĩa. Cần thống nhất quan điểm với các thành viên trong nhà là khi bé ứng xử không tốt, mọi người không nên bênh vực bé, sẽ khiến việc dạy dỗ càng khó khăn hơn.

Mỗi một đứa trẻ có một tính cách khác nhau, vì vậy mà khi những đòi hỏi, mong muốn hoặc chính kiến của mình không được giải quyết được trẻ cũng sẽ có những cách phản ứng khác nhau về mức độ và hình thức.

Cha mẹ cần phải sáng suốt, nhất quán và có nguyên tắc trên cơ sở yêu thương và muốn con tốt lên từng ngày để ứng xử phù hợp.

Sau tất cả những cơn “ăn vạ” của con, mẹ nên nhỏ nhẹ, dùng tất cả tình yêu thương để hai mẹ con có thể thủ thỉ, nói chuyện với nhau. Tuyệt đối không vì mất kiên nhẫn mà đánh con vì làm như thế trẻ sẽ trở nên lì lợm và khó bảo hơn.

Hãy hỏi con chuyện vừa xảy ra và giải thích cho con hiểu là con không nên như thế. Chắc chắn con sẽ phần nào hiểu chuyện và trở nên đáng yêu hơn.

Các bậc cha mẹ cần biết rằng: “Nếu chúng ta biết cách chế ngự những cơn giận hờn của trẻ bằng thái độ cương quyết, chứ không phải sự lấn át thì những cơn giận hờn đó cho phép trẻ học cách hiểu và cha mẹ sẽ quản lý những hẫng hụt của trẻ, giúp tré lớn lên”.

  • Mua hàng trực tuyến tại:

  • Miền Bắc
  • Miền Nam
3/5 - (2 votes)

Từ khóa » Cách Dạy Trẻ Con Không ăn Vạ