Phẩm 26: Đà La Ni - Làng Mai
Có thể bạn quan tâm
Chúng ta biết phẩm thứ 26 được gọi là phẩm Đà-La-Ni (Dh€rani). Dh€ranicó nghĩa là tổng kỳ. Đà-La-Ni Môn là một cánh cửa cũng nhắm tới việc thiết lập sự thông cảm giữa mình và các bậc đại nhân, tức là Bụt và Bồ Tát để tiếp nhận năng lượng của các vị này. Chúng ta ai cũng phải trông cậy vào thầy, vào bạn và vào những người đồng tu. Tu học, chúng ta không thể nào tu học một mình. Do đó, Đà-La-Ni Môn là cánh cửa mở ra cho ta, giúp ta tiếp nhận được năng lượng của những người lớn hơn chúng ta, đi trước chúng ta, những người có thể yểm trợ cho chúng ta.
Đà-La-Ni là những câu nói, những âm thanh phát ra trong khi thân, khẩu và ý của chúng ta hợp nhất. Khi thân, khẩu, ý hợp nhất thì tự nhiên chúng ta có sức mạnh. Chúng ta an trú trong tam muội. Và từ trạng thái tam muội đầy dẫy những năng lượng đó, những âm thanh ta phát ra đều có một tác dụng làm chuyển hóa. Nếu người kia nhiếp ba nghiệp thanh tịnh hợp nhất để nghe và để lặp lại những âm thanh đó, thì người kia sẽ tiếp nhận được năng lượng của ta. Điều này cũng không khó hiểu lắm. Tôi đang giảng Pháp Hoa. Nếu tôi giảng Pháp Hoa bằng thân, ngữ, ý hợp nhất, thanh tịnh và có định lực, thì tôi đang phát ra một nguồn năng lượng rất lớn. Nếu có một vị, hai vị, hay nhiều vị ở trong giảng đường này mà tâm, thân, và khẩu hợp nhất, an trú được trong định để tiếp nhận những điều tôi nói, thì vị đó sẽ tiếp nhận được nguồn năng lượng mầu nhiệm ấy. Nghe kinh như vậy thì mình thấy trong người mình chuyển hóa liền. Vì nghe ở đây không phải chỉ là nghe âm thanh mà qua âm thanh đó còn có năng lượng. Ngược lại nếu có người hoặc vì tối hôm qua không ngủ đủ, hoặc đang có việc buồn phiền lo lắng trong lòng, chỉ nghe bằng nửa lỗ tai, thân khẩu ý không hợp nhất, thì dù tôi có phát ra rất nhiều năng lượng, vị đó cũng chẳng tiếp nhận được gì, nghe chữ được chữ mất và sẽ không có nhiều cơ hội để có sự chuyển hóa trong lòng. Điều này giúp ta hiểu được thế nào là Đà-La-Ni Môn.
Bụt và Bồ Tát là những người có định lực lớn. Trong những giây phút các vị ấy an trú trong tam muội lớn, đầy dẫy tinh lực của trí tuệ, của từ bi, thì những điều họ nói ra, phát âm ra nó trở thành những Đà-La-Ni. Nếu chúng ta tiếp nhận những câu nói kia, những âm thanh kia với tâm trạng tỉnh thức, với thân, khẩu, ý hợp nhất, thì ta sẽ tiếp nhận được tinh lực của Bụt và của các vị Bồ Tát. Dh€rani không hẳn phải bằng tiếng Phạn. Bất cứ âm thanh nào, ngôn ngữ nào được phát ra trong trạng thái định lực lớn, đều có một ảnh hưởng lớn, có thể chuyển đổi được người nghe. Điều này phải từ hai phía, không phải từ một mà được.
Khi một vị Bụt hay một vị Bồ Tát an trú trong đại định, có tình thương lớn, thì một câu nói, một lời tuyên bố như ở trong kinh Pháp Hoa hay trong kinh Bát Nhã, đều trở thành những Đà-La-Ni. Ví dụ trong kinh Bát Nhã:
Bồ Tát Quán Tự Tại, Khi quán chiếu thâm sâu, Bát Nhã Ba La Mật, Tức diệu pháp trí độ, Bỗng soi thấy năm uẩn, Đều không có tự tánh. Thực chứng điều ấy xong, Ngài vượt thoát tất cả Mọi khổ đau ách nạn. Lúc đó trong người Ngài tràn đầy tinh lực, cho nên tất cả các câu nói mà Bồ Tát Quán Tự Tại nói ra sau đó đều là Đà-La-Ni cả. Chúng phát xuất ra từ một cái thấy vĩ đại, từ một nguồn tinh lực vĩ đại:
Xá Lợi Tử, nghe đây: Thể mọi Pháp đều không, Không sanh cũng không diệt, Không nhơ cũng không sạch, Không thêm cũng không bớt,Vì cái thấy đó mà:
Bát Nhã Ba La Mật, Là linh chú đại thần, Là linh chú đại minh, Là linh chú vô thượng, Là linh chú tuyệt đĩnh, Là chân lý bất vọng, Có năng lực tiêu trừ, Tất cả mọi khổ nạn.Vì vậy cho nên Tâm kinh Bát Nhã là một Đà-La-Ni. Đà-La-Ni đó do ai phát ra? Do Bồ Tát Quán Thế Âm phát ra. Khi tụng Bát Nhã Tâm Kinh với thân, khẩu, ý hợp nhất thì chúng ta tiếp nhận được năng lượng của Bồ Tát Quán Thế Âm. Còn nếu tụng chỉ như hát một bản nhạc thì chúng ta không tiếp nhận được gì cả mà chỉ trôi nổi bồng bềnh theo câu kinh tiếng kệ.
Phẩm Đà-La-Ni là một lời nhắn nhủ, rằng các vị Bụt và Bồ Tát luôn luôn có mặt ở đó, luôn luôn phát ra tinh lực để yểm trợ cho tất cả những người hành trì Pháp Hoa. Vì vậy chúng ta hãy có niềm tin ở nơi các bậc đàn anh, nơi các bậc thầy đang có mặt khắp nơi. Chúng ta hãy cứ đi tới, cứ thực tập và hành trì kinh Pháp Hoa, và chúng ta sẽ được sự yểm trợ của các vị Bụt và Bồ Tát.
Từ khóa » Chú đà Ra Ni
-
Kinh Đại Bi Tâm Đà Ra Ni - Thư Viện Hoa Sen
-
Đà Ra Ni - Tạng Thư Phật Học
-
Kinh Quán Thế Âm Đại Bi Tâm Đà La Ni - YouTube
-
Kinh Quán Thế Âm Bồ Tát Đại Bi Tâm Đà La Ni - DieuPhapAm.Net
-
Đà-la-ni Và Xu Hướng Xóa Tội | Giác Ngộ Online
-
Chú Đà La Ni Thiên Chuyển Bồ Tát Quán Thế Âm - Pháp Bảo Phật ...
-
Chú Đại Bi Hay Đại Bi Tâm Đà La Ni - Ý Nghĩa 84 Câu Chú
-
Thần Chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni
-
Chú Đại Bi Tâm Đà Ra Ni - Kiết Đại Bi Ấn Và Điều Tối Kỵ Khi Tụng Chú!!!
-
Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni Chú
-
KINH CHÚ MÂU LÊ ĐÀ LA NI - Buddha Mountain
-
Kinh Da La Ni
-
ĐẠI BI TÂM ĐÀ LA NI XUẤT TƯỚNG - Bộ 1 - Facebook