Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni Chú

Trang tiếng Việt

Trang Nhà Quảng Đức

Trang tiếng Anh

Phật Giáo Việt Nam

...... ... .

Thành Kính Tưởng Niệm Cố Thượng Tọa Thích Chơn Kiến

PHẬT ĐẢNH TÔN THẮNG VÔ CẤU QUANG ĐÀN PHÁP Soạn thuật : HT. THÍCH THIỀN TÂM.

(bài Thần Chú này được TT Chơn Kiến thọ trì mỗi ngày)

(Niệm hương xong, đứng kiết-ấn Phổ-lễ Chân-ngôn tụng chú và lễ bái như sau):

1. Tam-bộ phổ-lễ chân-ngôn : Om ! Tát tha ga tô bát-mô Vajirô vắt. (7biến)

I . Chí tâm đảnh lễ : Trung-phương thế-giới Tỳ-Lô-Giá-Na Mâu-Ni Thế-Tôn. Đông-phương thế-giới A-Súc-Bệ Thế-Tôn. Nam-phương thế-giới Bảo-Sanh Thế-Tôn. Tây-phương thế-giới A-Di-Đà Thế-Tôn. Bắc-phương thế-giới Bất-Không-Thành-Tựu Thế-Tôn. Thập-phương tam-thế nhứt-thiết chư Phật. (1 lạy)

II. Chí tâm đảnh lễ : Nhứt-thiết Như-Lai Quán-Đảnh Thanh-Tịnh Chư-Thú, Phật-Đảnh Tôn-Thắng Vô-Cấu-Quang Đà-ra-ni. Thập-phương tam-thế nhứt-thiết Tôn-Pháp. (1lạy)

III. Chí tâm đảnh lễ : Mạn-Thù-Thất-Lỵ Bồ-Tát Phổ-Hiền Bồ-Tát Quán-Thế-Âm Bồ-Tát Đại-Thế-Chí Bồ-Tát Di-Lặc Bồ-Tát Chấp-Kim-Cang Bồ-Tát Hư-Không-Tạng Bồ-Tát Thắng-Liên-Hoa-Tạng Bồ-Tát Thập-phương tam-thế nhứt-thiết Hiền-Thánh-Tăng. (1 lạy)

(Ngồi kiết-già chấp tay tụng chú và đọc bài kệ-tán như sau) :

2. Tịnh-Pháp-Giới Chân-ngôn : Om ! Răn. (108 lần) (Tịnh pháp giới ấn)

3. Hộ-Thân Chân-ngôn : Om ! Sí-răn (108 lần) (Hộ thân ấn)

4. Như-Ý-Bảo-Châu-Vương Chân-ngôn : Om ! A Văn Răn Hăn Khăn Ma-ni Pát-mê-hùm. (108 lần) (Như ý bảo châu ấn)

Kệ-tán : Kính lễ Thích-Ca Đại-Điều-Ngự Tiếp-dẫn Tây-phương Tam-Thánh-Tôn Mười-phương tám mươi tám cu-chi Hằng-sa chư Phật đều tuyên thuyết Thanh-Tịnh Chư-Thú Vô-Cấu-Quang Phật-Đảnh Tôn-Thắng môn thần diệu Hay trừ tất cả các tội chướng Xuất-sanh phước-trí rộng vô biên Độ thoát ba cõi cùng sáu đường Khiến được tuỳ tâm lên bỉ-ngạn Nay con chí thành xin thọ trì Nguyện thoát Ta-Bà sanh Cực-Lạc. Nam mô Phật-Đảnh Tôn-Thắng Hội-Thượng-Phật Bồ-Tát . (3 lần)

5. PHẬT-ĐẢNH TÔN-THẮNG DHÀRANI:

1-Na mô ba ga pha tê

2- Sạt hoa tát răn lô ki da

3- Bờ ra di vi ti sắc tra da

4- Bút đà da ba ga phê tê

5- Tát đi da tha

6- Um! Bút rum, bút rum, bút rum

7- Suýt đà da, suýt đà da

8- Vi suýt đà da, vi suýt đà da

9- Á sá ma sá ma

10- Sa măn tá phạ hoa sát

11- Sa phả ra na ga ti ga gạ na

12- Xoa phạ hoa vi suýt đi

13- Á vi chuân da đu măn

14- Sạt hoa tát thá ga đá

15- Sủ ga đa

16- Phạ ra phạ ca nã

17- A mi rị tá, bi sá cu

18- Ma ha muýt dơ ra măn đarabana

19- Um! Á hạ ra, á hạ ra

20- A du săn đà ra ni

21- Suýt đà da, suýt đà da

22- Ga ga na xoa phạ hoa visuýtđi

23- U sắc ni sá vi ca da visuýtđi

24- Sá hạ sa ra, ra sa mi santônitê

25- Sá ra hoa tát thá ga đa

26- A hoa lô ki ni

27- Sạt hoa tát thá ga đa mát tê

28- Sá tra bá ra mi tá

29- Ba rị bủ ra ni

30- Na sá bủ mi bơ ra đi sắc ni tê

31- Sá ra hoa tát thá ga đa hất rị đà da

32- Đi sắc sá na

33- Đi sắc si tê

34- Um! Muýt đơ ri, muýt đơ ri, ma ha muýt đơ ri

35- Hoa dí ra ca da

36- Săn hạ da nã vi suýt đi

37- Sá ra hoa ca ma, phạ ra na vi suýt đi

38- Ba ra đu ri ca ti, bi ri vi suýt đi

39- Bơ ra ti na hoa ra đá da, a dục suýt đi

40- Sam ma dã, đi sắc sá na, đi sắc si tê

41- Um!ma ni, ma ni mạ hạ ma ni

42- Á ma ni, á ma ni

43- Vĩ ma ni,vĩ ma ni, mạ hạ vĩ ma ni

44- Mát đi mát đi, mạ hạ mát đi

45- Tát thá đá, bủ đa

46- Cu thi vi ri suýt đi

47- Vi sa phổ ra, bút đi vi suýt đi

48- Um! Hi hi

49- Dá ra, dá ra

50- Vĩ dá ra, vĩ dá ra

51- Sa ma ra, sa ma ra

52- Sa phạ ra, sa phạ ra

53- Sá ra phạ bút đa

54- Đi sắc sá na

55- Đi sắc si tê

56- Suýt đi, suýt đi

57- Họa di ri, họa di ri, mạ hạ họa di ri

58- Á họa di ri

59- Hoa di ra gạ bi

60- Dá ra gạ bi

61- Vĩ dá ra gạ bi

62- Hoạ di ra, rít họa lã gạ bi

63- Họa di rô, na ga tê

64- Họa di rô, na bà vê

65- Họa di ra, sam bà vê

66- Họa di rô, họa di rị na

67- Họa di rảm, hoa phạ đô mạ mạ

68- Sá rị sảm, si ra phạ sát ta phạ năng

69- Tả ca da, bi ri, vi suýt đi

70- Sất da hoa phạ, đô mi sát na

71- Sá ra phạ, ga ti, bi rị suýt đi

72- Sá ra phạ, tát tha gạ đa, sất da mi

73- Sá ma sa phạ, sát dăn tu

74- Sạt hoa tát tha ga đa

75- Sá ma sá phạ sa, đi sắc si tê

76- Um! Sất đi da, sất đi da

77- Bút đi da, bút đi da

78- Vi bút đi da, vi bút đi da

79- Bồ dà da, bồ đà da

80- Vi bồ đà đa, vi bồ đà da

81- Mô ca da, mô ca da

82- Vi mô ca da, vi mô ca da

83- Suýt đà da, suýt đà da

84- Vi suýt đà da, vi suýt đà da

85- Sa măn tá, tát bi rị mô ca da

86- Sa măn đá da, sa mi bi rị suýt đi

87- Sá ra phạ, tát thá ga đá,sam ma da hất rị đà da

88- Đi sắc sá na, đi sắc si tê

89- Um! Muýt đơ ri, muýt đơ ri, mạ hạ muýt đơ ra

90- Mạn đà ra bá na

91- Đi sắc si tê

92- Sóa ha

(Tuỳ sức tụng nhiều hay ít 7 biến, 21 biến, 49 biến hoặc 108 biến) Tụng chú xong chắp tay đọc bài kệ Tán :

Tán : Phật-Đảnh Tôn-Thắng Công-đức Hằng-sa Phá không ác đạo cảnh Diêm-la Rải rác Mạn-đà-la Độ thoát Ta-Bà Về cõi thắng Liên-Hoa. Nam Mô Tuyên-Dương Tôn-Thắng Diệu-Môn Bát-Thập Bát-Cu-Chi Hằng-Hà-Sa Chư Phật. (3lần)

6. Quãng-Đại Bất-Không Ma-Ni Phổ-Cúng-Dường Chân-ngôn : Nguyện nhờ sức pháp-giới Sức Phật Thánh gia-trì Cùng sức công-đức con Khắp cúng dường an-trụ. Nam Mô Phổ-Cúng-Dường Bồ-Tát. (3 lần) Om ! Á mộ gà Vi bu lã Ma-ni Pát-đơ-ma Va-ji-ri Sạt va Tát tha ga tá A va lô ki tê Sa manh tá Bơ-ra Sá ra Hùm. (7 Biến) (Ấn Ma-ni Phổ-cúng-dường, tiếp dùng ấn Xuất-sanh Phổ-cúng-dường để trên đảnh đọc chữ Om “21 Lần”)

7. Tuỳ-Cầu Tâm-Trung-Tâm Chân-ngôn : Om ! Su ru Su ru Vạ ra Vạ ra Sâm vạ ra Sâm vạ ra In đi ri da Vi suýt đà ni Hùm Hùm Ru ru Chá lê Ca ru Chá lê Soá ha. (7 Biến) (Ấn nhiếp-thọ-bí-mật-môn-đảnh-luân)

8. Đại-Thắng Phật-Đảnh Chân-ngôn : (Ấn Hoả-Diệm) Om ! Mạ hạ Hoa ji ra U sắc Ni sá Quăn Hùm Tra hấc rị át Ta rê Tuýt ta rê Tu rê phắt Á sám mẳn Nghĩ-ni Sí-răn Bơ-rum. (7 Biến) (Kế tiếp đứng lên lễ sám)

Chí tâm quy mạng lễ : Giải-thoát chủ thế-giới, Nam mô Hư-Không Công-Đức, Mục-Tịnh Vô-Cấu, Vi-Trần Đẳng-Đoan-Chánh, Công-Đức-Tướng, Quang-Minh-Hoa, Ba-Đầu Ma-Diễm Lưu-Ly Quang-Sắc, Bảo-Thể-Hương, Tối-Thượng-Hương, Diệu-Cúng-Dường, Chủng-Chủng Diệu-Thái Trang-Nghiêm, Đảnh-Kế Diệu-Tướng Vô-Lượng Vô-Biên, Nhựt-Nguyệt Quang-Minh, Nguyện-Lực Trang-Nghiêm, Biến-Hoá Trang-Nghiêm, Quãng-Đại Trang-Nghiêm, Pháp-Giới Cao-Thắng Vô-Nhiễm Bảo-Vương Như-Lai. ( 1 lạy )

Chí tâm quy mạng lễ : Quang-Thắng Thế-giới, Thiện-Danh-Xưng Kiết-Tường-Vương Như-Lai. (1lạy)

Chí tâm quy mạng lễ : Diệu-Bảo Thế-giới, Bảo-Nguyệt Trí-Nghiêm Quang-Âm Tự-Tại-Vương Như-Lai. ( 1 lạy )

Chí tâm quy mạng lễ : Viên-Mãn Hương-Tích Thế-giới, Kim-Sắc-Bảo-Quang Diệu-Hạnh Thành-Tựu Như-Lai. ( 1 lạy )

Chí tâm quy mạng lễ : Vô-Ưu Thế-giới, Vô-Ưu Tối-Thắng Kiết-Tường Như-Lai. ( 1 lạy )

Chí tâm quy mạng lễ : Pháp-Tràng Thế-giới, Pháp-Hải-Lôi-Âm Như-Lai. ( 1 lạy )

Chí tâm quy mạng lễ : Thiện-Trụ Bảo-Hải Thế-giới, Pháp-Hải-Thắng-Huệ Du-Hý Thần-Thông Như-Lai. ( 1 lạy )

Chí tâm quy mạng lễ : Tịnh-Lưu-Ly Thế-giới, Dược-Sư Lưu-Ly-Quang Như-Lai. ( 1 lạy )

Chí tâm quy mạng lễ : Vô-Chướng-Ngại Thế-giới, Anh-Đà-Ra-Tràng-Tinh-Vương Như-Lai. ( 1 lạy )

Chí tâm quy mạng lễ : Ái-Lạc Thế-giới, Phổ-Quang-Minh Công-Đức Trang-Nghiêm Như-Lai. (1lạy)

Chí tâm quy mạng lễ : Phổ-Nhập Thế-giới, Thiện-Đấu Chiến-Nan Hàng-Phục Siêu-Việt Như-Lai. (1lạy)

Chí tâm quy mạng lễ : Diệu-Âm-Minh Thế-giới, Bảo-Liên-Hoa Thiện-Trụ Sa-La Thọ-Vương Như-Lai. ( 1 lạy )

(Quỳ chấp tay niệm Phật hồi-hướng) :

Quy mạng lễ A-Di-Đà Phật Ở phương Tây thế-giới an lành Nay con xin phát nguyện Vãng-sanh Cúi xin Đức Từ-bi nhiếp-thọ. Nam mô Tây-phương Cực-Lạc Thế-giới Đại-Từ Đại-Bi Tiếp-Dẫn Đạo-Sư A-Di-Đà Phật.

Nam mô A-Di-Đà Phật (10 hơi) Nam mô Quán-Thế-Âm Bồ-Tát ( 3 hơi ) Nam mô Đại-Thế-Chí Bồ-Tát ( 3 hơi ) Nam mô Thanh-Tịnh Đại-Hải-Chúng Bồ-Tát. ( 3 hơi )

Nay con trì-chú Lễ-sám niệm Nguyện con phát lòng Bồ-Đề rộng lớn Nguyện con Định-huệ sớm viên-minh Nguyện con Công-đức đều thành tựu Nguyện con thắng-phước khắp trang-nghiêm Nguyện con tội-chướng đều tiêu diệt Vô thỉ đến nay con tạo ác Đều do vô-thỉ tham-sân-si Từ thân, miệng, ý phát sanh ra Tất cả nay con xin sám-hối. (Xá)

Chúng-sanh vô-biên thề-nguyện độ Phiền-não vô-tận thề-nguyện dứt Pháp-môn vô-lượng thề-nguyện học Phật-đạo vô-thượng thề-nguyện thành

Con nguyện lâm-chung dự biết thời Dứt trừ tất cả điều chướng-ngại Diện-kiến Tây-phương Tam-Thánh-Tôn Liền được sanh về cõi Cực-Lạc

Xin đem công-đức thù-thắng nầy Hồi-hướng bốn-ân và ba-cõi Nguyện khắp pháp-giới các chúng-sanh Đều sanh Cực-Lạc thành Phật-đạo.

(Đứng lên xướng lễ) :

Chí tâm đảnh lễ : Tận hư không, biến pháp-giới, quá, hiện, vị lai Thập-phương Chư-Phật, Tôn-Pháp, Hiền-Thánh-Tăng thường trú Tam-Bảo. ( 1 lạy )

Chí tâm đảnh lễ : Ta-Bà Giáo-Chủ Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật, Thập-phương Thế-giới, Bát-thập Bát-cu-chi Hằng-hà-sa Chư-Phật Cập-sở-thuyết Phật-Đảnh Tôn-Thắng Vô-Cấu-Quang Đà-ra-ni. ( 1 lạy )

Chí tâm đảnh lễ : Tây-phương Cực-Lạc Thế-giới Tiếp-dẫn Đạo-sư Đại-từ Bi-Phụ A-Di-Đà Phật, Đại-bi Quán-Thế-Âm Bồ-Tát, Đại-Lực Đại-Thế-Chí Bồ-Tát, Thanh-Tịnh Đại-Hải-Chúng Bồ-Tát. ( 1 lạy ) (Thức ba tiếng chuông, xá 3 xá lui ra).

Về tín ngưỡng cột kinh Phật đỉnh Tôn Thắng ở Thế kỷ X (Số 1(25)/2004) Năm 1963, ở Hoa Lư, đã phát hiện được một cột kinh Phật do Đinh Liễn, con Đinh Tiên Hoàng, dựng năm 973. Tác giả bài này đã nghiên cứu cột kinh đó(1). Năm 1964, phát hiện được cột kinh thứ hai, tác giả bài này cũng đã nghiên cứu cột kinh này(2). Năm 1978, lại phát hiện thêm 14 cột kinh tương tự ở Hoa Lư. Trên các cột kinh này đều có khắc bài Phật đỉnh Tôn thắng Đà-la-ni (Usnisavijaya dharani). Đây là bài chú bằng chữ Hán phiên âm tiếng Phạn. 14 cột kinh nói trên đều không còn nguyên vẹn, nhưng xét những dòng chữ còn lại thì thấy các minh văn tương đối giống nhau. Trong đó, có ba cột còn khá nguyên vẹn, có thể đọc được đầy đủ các dòng chữ. Ba cột kinh này khác hai cột được phát hiện năm 1963-1964 một đoạn quan trọng, cho ta nhiều thông tin sử liệu. Đoạn này nằm ngay sau bài Phật đỉnh Tôn thắng Đà-la-ni nói trên. Đoạn này trên ba cột cũng có những chỗ khác nhau. Tôi gọi bản khắc trên ba cột đó là 3A, 3B và 3C. Sau đây là nguyên văn đoạn đó mà tôi chép lại từ cột 3A: “Đệ tử Suy thành Thuận Hóa, Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ, đặc tiến Kiểm hiệu Thái sư, thực ấp nhất vạn hộ, Nam Việt vương Đinh Khuông Liễn, sở vi vong đệ Đại đức Đính Noa Tăng Noa bất vi trung hiếu phục sự thượng phụ cập trưởng huynh, khước hành ác tâm, vi bội nhược ái khoan dung, huynh hư trước tạo thứ sở dĩ tổn hại Đại đức Đính Noa Tăng Noa tính mệnh, Yếu thành gia quốc vĩnh bá môn phong. Cổ ngôn tranh quan bất nhượng vị, tiên hạ thủ vi lương, trí dĩ như tư. Kim nguyện tạo bảo tràng nhất bách tọa, tiến bạt vong đệ cập tiên vong hậu một nhất hạ thoát, miễn cánh chấp tụng. Tiên chúc Đại Thắng Minh hoàng đế, vĩnh bá thiên Nam, hằng an bảo vị”. Dịch nghĩa như sau: Đệ tử là Suy thành Thuận Hóa, Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ, đặc tiến Kiểm hiệu Thái sư, thực ấp một vạn hộ, Nam Việt vương Đinh Khuông Liễn, vì vong đệ là Đại đức Đính Noa Tăng Noa không làm điều trung hiếu, không thờ cha và anh, lại có lòng ác, trái với sự yêu thương và khoan dung, anh không thể bỏ qua, nên đã làm tổn hại đến tính mệnh của Đại đức Đính Noa Tăng Noa, để trọn vẹn tình nhà nghĩa nước. Lời người xưa rằng đã tranh quan thì không nhường, ra tay trước mới là hay, đến nỗi ra tình hình như vậy. Nay nguyện làm 100 cột kinh để cúng cho vong đệ và những hồn ma của người chết trước đây và sau này, cầu cho tất cả giải thoát, không phải tranh giành kiện tụng. Trước hết là chúc cho Đại Thắng Minh hoàng đế, mãi mãi làm chủ trời Nam, giữ yên ngôi báu. Ở câu cuối cùng, bản 3B chép: “Tiên chúc Đại Thắng Minh hoàng đế, vĩnh trấn thiên Nam, thứ vi khuông tá dĩ đế”. Nghĩa là: Trước chúc cho Đại Thắng Minh hoàng đế, mãi mãi trấn giữ trời Nam, sau nữa là phụ giúp cho cơ đồ hoàng đế. Còn bản 3C thì chép: “Tiên chúc Đại thắng Minh hoàng đế, vĩnh trấn thiên Nam, thứ vi Khuông Liễn hằng kiên lộc vị”. Nghĩa là: Trước chúc cho Đại Thắng Minh hoàng đế, mãi mãi trấn giữ trời Nam, sau nữa chúc cho Khuông Liễn mãi giữ vững được lộc vị. Chúng ta biết Đại Thắng Minh hoàng đế là tên hiệu của vua Đinh Tiên Hoàng. Còn Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ, đặc tiến Kiểm hiệu Thái sư là tước vua Tống ban cho Đinh Liễn năm 973 khi Liễn đi sứ Trung Quốc (xem Tống sử). Theo chức danh trên cột kinh này thì Đinh Liễn còn có thực ấp 1 vạn hộ. Chúng ta đã biết rằng thực ấp là một hình thức ruộng ban cấp vào thời Lý. Như vậy là cột kinh này ta biết thực ấp đã có từ đời Đinh. Theo ba cột kinh này thì Đinh Khuông Liễn đã làm 100 cột kinh như vậy để cầu cho người em là Đính Noa Tăng Noa đã bị Liễn giết. Người em này, theo sử ta thì được ghi là Hạng Lang. Chúng ta cần chú ý là chữ Đính rất gần với chữ Hạng. Việc tạo hàng loạt cột kinh khắc Phật đỉnh Tôn thắng Đà-la-ni ở Hoa Lư có liên hệ với tín ngưỡng kinh tràng Phật đỉnh Tôn thắng Đà-la-ni trong Mật giáo Trung Quốc. Mật giáo Trung Quốc phổ biến tín ngưỡng cột kinh Phật đỉnh Tôn thắng vào thế kỉ VIII. Thời kỳ này, Phật giáo Trung Quốc đã trải qua giai đoạn Trì Minh giáo (Vidya-yana), bước vào giai đoạn Chân Ngôn giáo (Mantra-yana) với sự phổ biến của kinh Đại Nhật Như Lai và bắt đầu hình thành Mật tông với các Tổ như Thiện Vô Uý (Subhakarasimha), Kim Cương Trí (Vajrabodhi), Bất Không (Amoghavajra). Trong thời kì này, Phật đỉnh là một loại Phật của Mật giáo bắt đầu được thờ phụng như Đại Phật đỉnh, Phật đỉnh luân vương, Kim luân Phật đỉnh, Xí Thịnh Quang Phật đỉnh. Về tiếu tượng cũng có tượng Phật đỉnh, đó là tượng ngồi Kiết già trên tòa sen, tay trái kết ấn Thiền định, tay phải kết ấn Hàng ma. Các bài kinh và thần chú liên quan đến Phật đỉnh Phật cũng được phiên dịch, tạo thành một loại hành trì gọi là Phật đỉnh pháp. Trong các kinh về Phật đỉnh thì kinh Phật đỉnh Tôn thắng là đặc biệt quan trọng. Kinh Phật đỉnh Tôn thắng được Phật - đà - ba - lợi (Buddhapala) đem vào Trung Quốc và được dịch năm 687 (Đại tạng kinh q. 19, 349). Theo ý kiến của nhiều người thì kinh này được dịch từ niên hiệu Nghi Phượng (676-679). Tôn thắng Phật đỉnh tu du già pháp nghi quỹ chép: “Tôn thắng Phật đỉnh, cũng có tên là Trừ chướng Phật đỉnh Luân vương, ngồi Kiết già trên tòa sen, da trắng, hai tay Thiền định, trong tay có hoa sen, trên hoa sen đặt Kim Cương câu. Trong tất cả các Phật đỉnh, Tôn thắng Phật đỉnh có thể trừ được tất cả phiền não nghiệp chướng cho nên gọi là Tôn thắng Phật đỉnh hay là Trừ chướng Phật đỉnh”. Vì vậy, năm Đại Lịch 11 (776) vua Đường là Đại tông đã ra lệnh cho tăng ni trong toàn quốc, trong một tháng phải đọc thuộc kinh Phật đỉnh Tôn thắng Đà-la-ni. Từ tín ngưỡng Phật đỉnh Tôn thắng, xuất hiện hình thức sùng bái đặc biệt, đó là tín ngưỡng Tôn thắng kinh tràng, tức các cột kinh khắc bài Đà-la-ni Phật đỉnh Tôn thắng. Trong kinh Tôn thắng Đà-la-ni có viết: “Đem Đà-la-ni viết lên các tràng, để trên núi cao, hay trên nhà cao, các chỗ cao, hoặc trong tháp, các tăng ni, thiện nam tín nữ, thấy các kinh tràng này, hay gần các kinh tràng, hình các kinh tràng dọi vào người, gió thổi bay vào người, hay gió thổi bụi tràng vào người, thì các tội nghiệp sẽ tiêu tan”. Và phổ biến là dựng các cột kinh bằng đá, gọi là các Tôn thắng thạch tràng. Ở Trung Quốc hiện nay, dựa vào các ghi chép, người ta biết được khoảng 70-80 cột kinh. Tuy có nhiều loại khác nhau, nhưng nói chung người ta chia làm hai loại: Loại thứ nhất là cột kinh dựng để cầu phúc, tu công đức cho chúng sinh. Loại thứ hai là dựng cho người chết. Người dựng kinh tràng có thể lấy danh nghĩa cá nhân, tự viện, gia đình hay quốc gia để lập kinh tràng. Còn có cột kinh khắc cả tượng của người đã mất, lại còn có cột kinh có bình đặt xá lợi, ngoài Phật đỉnh Tôn thắng Đà-la-ni còn khắc cả Pháp thân kệ. Những cột kinh này gọi là Xá Lợi tràng. Như cột kinh ở chùa Long Hưng Hàng Châu năm 842. Trên các kinh tràng có một đoạn tự ghi rõ lí do, tên người lập, gọi là tràng chủ, tên người cùng dựng và tên người viết chữ. Có những cột, số người tham gia xây dựng khá đông. Như vậy, những cột kinh tìm thấy ở Hoa Lư là biểu hiện một tín ngưỡng của Mật giáo Trung Quốc. ảnh hưởng của nó đã lan đến Triều Tiên. Và với những phát hiện ở Hoa Lư, ta thấy tín ngưỡng này đã phổ biến ở Việt Nam vào thế kỉ X./. Hà Văn Tấn (*) __________________________ *. GS. Viện Khảo cổ học. 1. Hà Văn Tấn. Từ một cột kinh Phật năm 973 vừa phát hiện ở Hoa Lư -Nghiên cứu Lịch sử số 76, tháng 7-1965. 2. Hà Văn Tấn. Cột kinh Phật thời Đinh thứ hai ở Hoa Lư. Khảo cổ học số 5-6, tháng 6-1970.

Trở về Trang Tưởng Niệm TT Thích Chơn Kiến

---o0o--- Vi tính và trình bày: Thích Đức Tuấn, Thanh Phi, Tâm Nhẫn, Tịnh Tuệ Cập nhật: 23-09-2006

Webmaster:quangduc@quangduc.com

Trở về trang chùa Việt Nam

Đầu trang

Biên tập nội dung : Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng Xin gởi bài mới và ý kiến đóng góp cho Trang Nhà qua địa chỉ : quangduc@quangduc.com Địa chỉ gởi thỈ?: Tu Viện Quảng Đức, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic. 3060. Tel: 61. 03. 9357 3544

Từ khóa » Chú đà Ra Ni