Phạm Vi ủy Quyền Và Hậu Quả Khi Vượt Quá Phạm Vi ủy Quyền

Skip to contentPhạm vi ủy quyền và hậu quả khi vượt quá phạm vi ủy quyền Trang chủ / Tư Vấn Pháp Luật / Luật Dân Sự / Phạm vi ủy quyền và hậu quả khi vượt quá phạm vi ủy quyền

Phạm vi ủy quyền và hậu quả khi vượt quá phạm vi ủy quyền được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 và các văn bản hướng dẫn. Phạm vi ủy quyền được thể hiện rõ ràng trong nội dung ủy quyền, nó là giới hạn mà người được ủy quyền hành động để đem lại quyền và nghĩa vụ cho bên ủy quyền. Bài viết sau sẽ trình bày các thông tin liên quan đến vấn đề này.

Pháp luật quy định về phạm vi ủy quyền

Pháp luật quy định về phạm vi ủy quyền

>> Xem thêm: Mẫu giấy ủy quyền cá nhân.

Mục Lục

  • 1 Phạm vi ủy quyền
  • 2 Thời hạn ủy quyền
  • 3 Đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền
    • 3.1 Căn cứ phát sinh quan hệ đại diện
    • 3.2 Người được ủy quyền hành động nhân danh người ủy quyền
    • 3.3 Người được ủy quyền hành động vượt quá phạm vi ủy quyền
  • 4 Hậu quả pháp lý của đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền

Phạm vi ủy quyền

Điều 141 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định

  • Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ là nội dung ủy quyền.
  • Trường hợp không xác định phạm vi đại diện thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình.

Thời hạn ủy quyền

Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.

Thời hạn ủy quyền

Thời hạn ủy quyền

Đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền

Căn cứ phát sinh quan hệ đại diện

Căn cứ Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015, căn cứ phát sinh quan hệ ủy quyền có thể là:

  • Theo văn bản ủy quyền, hợp đồng ủy quyền giữa người ủy quyền và người được ủy quyền
  • Theo quan hệ đại diện (người đại diện đương nhiên theo pháp luật được thực hiện thay mặt người được ủy quyền trong phạm vi thực hiện giao dịch, tham gia vào các quan hệ pháp luật,.. theo quy định). Ví dụ: người chưa thành niên có thể ủy quyền cho cha mẹ (đại diện theo pháp luật) mở tài khoản ngân hàng (luật quy định phải đủ 18 tuổi)
  • Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật).Người đại diện theo ủy quyền

Người đại diện theo ủy quyền

Người được ủy quyền hành động nhân danh người ủy quyền

Đây là việc người được ủy quyền hành động vượt quá phạm vi ủy quyền nhưng người được ủy quyền vẫn hành động dưới danh nghĩa của người ủy quyền. Trường hợp này vẫn xác định người đó đã vượt quá phạm vi ủy quyền.

Người được ủy quyền hành động vượt quá phạm vi ủy quyền

Theo quy định, hành vi vượt quá thẩm quyền dẫn đến việc giao dịch đó không được công nhận. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ. Do vậy, hành vi đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền sẽ được xem xét chấp thuận hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Hậu quả pháp lý của đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền

  • Giao dịch không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện. Trường  hợp:
    • Người được đại diện đồng ý, người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý,
    • Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình vượt quá phạm vi đại diện.
  • Không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với phần vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch.
  • Người đã giao dịch với người đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đối với phần vượt quá phạm vi đại diện hoặc toàn bộ giao dịch dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch hoặc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 143, Bộ luật Dân sự 2015 .
  • Trường hợp người đại diện và người giao dịch với người đại diện cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.

Trên đây là bài viết Phạm vi ủy quyền và hậu quả khi vượt quá phạm vi ủy quyền. Nếu quý khách đọc có thắc mắc liên quan đến vấn đề trên hay cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hãy liên hệ ngay cho Tư Vấn Luật Dân Sự của chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.

apples

Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Các điều khoản cần lưu ý trong hợp đồng đào tạo nghềChi phí đo đạc đất đai trong vụ án dân sự

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tên

Email

Điện Thoại *

Bình luận *

Dịch vụ nổi bật

Dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp

Kênh Youtube

đăng ký kênh youtube luật long phan pmt

Video mới nhất

ĐƠN YÊU CẦU XỬ LÝ HÌNH SỰ VIẾT THẾ NÀO?

HÌNH THỨC TƯ VẤN TRỰC TUYẾN CỦA LUẬT SƯ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
  • 15 Tháng mười một, 2024 Giấy ủy quyền cá nhân – Các vấn đề pháp lý có liên quan Giấy ủy quyền cá nhân là văn bản pháp lý thể hiện việc một cá nhân ủy...
  • 14 Tháng mười một, 2024 Giấy ủy quyền có cần phải công chứng không? Giấy ủy quyền là văn bản pháp lý thể hiện việc cá nhân hoặc tổ chức cho...
  • 12 Tháng mười một, 2024 Cách đòi nợ hiệu quả, hợp pháp khi người vay trốn nợ Cách đòi nợ hiệu quả đòi hỏi phương pháp tiếp cận có hệ thống và tuân...
  • 7 Tháng mười một, 2024 Vay nóng, cho vay nóng – Cần lưu ý gì để không phạm pháp? Vay nóng đang trở thành một hiện tượng phổ biến trong xã hội Việt Nam, với...
  • 3 Tháng mười một, 2024 Hướng dẫn kiểm tra nợ xấu trên CIC Kiểm tra nợ xấu trên CIC thông qua Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam...
  • 28 Tháng mười, 2024 Bốc bát họ là gì? Lãi suất vay bốc bát họ bao nhiêu là vi phạm? Bốc bát họ là một hình thức cho vay nặng lãi phổ biến nhưng không chính...
  • 15 Tháng chín, 2024 Xe ô tô bị cây đè ngã gây hư hỏng được bồi thường bảo hiểm khi nào? Xe ô tô bị cây đè ngã gây hư hỏng được bồi thường bảo hiểm khi chủ xe...
  • 8 Tháng chín, 2024 Hướng dẫn khiếu nại quyết định kê biên thi hành án dân sự Khiếu nại quyết định kê biên thi hành án dân sự là quyền hợp pháp của...
  • 18 Tháng tám, 2024 Cách xử lý khi hợp đồng vô hiệu do thỏa thuận thanh toán ngoại tệ Cách xử lý khi hợp đồng vô hiệu do thỏa thuận thanh toán ngoại tệ là hướng...
  • 15 Tháng tám, 2024 Mua nhầm xe trộm cắp thì giao dịch có vô hiệu không? Mua nhầm xe trộm cắp thì giao dịch có vô hiệu không? Để giải đáp câu hỏi...
  • Về Chúng Tôi
    • Giới Thiệu
    • Khu Vực Hoạt Động
    • Giải Thưởng
  • Dịch vụ luật sư
    • Tư Vấn Thường Xuyên
    • Luật Sư Nhà Đất
    • Luật Sư Hợp Đồng
    • Luật Sư Doanh Nghiệp
    • Luật Sư Hôn Nhân Gia Đình
    • Luật Sư Lao Động
    • Luật Sư Dân Sự
    • Luật Sư Hình Sự
    • Luật Sư Hành Chính
    • Luật Sư Sở Hữu Trí Tuệ
    • Dịch vụ Kế toán – Thuế
  • Tư vấn luật
    • Luật Đất Đai
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hôn Nhân Gia Đình
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Hình Sự
    • Luật Lao Động
    • Luật Hợp Đồng
    • Luật Thừa Kế
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Xây Dựng
    • Luật Hành Chính
    • Trọng Tài Thương Mại
    • Tư vấn Kế toán – Thuế
  • Biểu Mẫu
    • Doanh Nghiệp – Đầu Tư
    • Khởi Kiện
    • Nhà Đất
    • Hôn Nhân Gia Đình
    • Khiếu Nại – Tố Cáo
    • Lao Động
    • Mẫu Hợp Đồng
    • Mẫu Tờ Khai
    • Mẫu Giấy Tờ Thủ Tục Hành Chính
  • Sự Kiện và Tin Tức
  • Đội Ngũ Luật Sư
  • Liên Hệ
  • TUYỂN DỤNG
o

Miễn Phí: 1900.63.63.87

Từ khóa » Ví Dụ Về Uỷ Quyền