PHÂN BIỆT CÁC LOẠI PHÂN ĐẠM - VGA Group
Có thể bạn quan tâm
BẢNG SO SÁNH 3 LOẠI ĐẠM
1, Đạm Urê
- Phân urê (CO(NH2)2) có 44–48% nitơ nguyên chất
- Loại tinh thể màu trắng, hạt tròn, dễ tan trong nước, có nhược điểm là hút ẩm mạnh.
- Phải được bảo quản trong mát và trong túi bóng. Hạt phân khi tiếp xúc với không khí, nắng=> bị phân hủy và bay hơi.
- Ure bị phân hủy -> ammoniac +CO2 -> Amoni -> Nitrat
- Thích hợp sử dụng trên đất chua, phèn.
- Ure chưa bị thủy phân, không hấp thu được, mất rất nhanh. Sự thủy phân urê là do hoạt động của loại vi sinh vật phân giải urê, vì vậy tốc độ thủy phân tùy thuộc nhiệt độ, độ ẩm của đất. Ở đất cát nghèo hữu cơ, thiếu nước hoạt động của vi sinh vật yếu thì sau 7, 8 ngày urê mới bị phân hủy hết. Trên loại đất này bón urê dễ bị mất và không hiệu quả bằng amôn sunfat.
- Trong quá trình sản xuất, Ure thường liên kết các phần tử với nhau tạo thành biurat. Đó là chất độc hại đối với cây trồng. Vì vậy, trong phân Ure không được có quá 1,2% biurat đối với cây trồng cạn, 5% đối với lúa nước.
2, Đạm amoni
Đó là các muối amoni: NH4Cl (25% Nitơ), (NH4)2SO4 (21% Nitơ), NH4NO3(Đạm 2 lá: 35% Nitơ),…
- Khi tan trong nước muối amoni bị thuỷ phân tạo ra môi trường axit, nên chỉ thích hợp khi bón phân này cho các loại đất ít chua, hoặc đất đã được khử chua trước bằng vôi (CaO).
Đạm Amoni clorua – NH4Cl
- Phân này có chứa 24 - 25% N nguyên chất.
- Đạm Amoni Clorua bột và Đạm Amoni Clorua đã ép mảnh
- Đạm clorua có dạng tinh thể mịn, màu trắng hoặc vàng ngà.
- Là loại phân sinh lý chua. Vì vậy, nên bón kết hợp với lân và các loại phân bón khác.
- Đạm clorua không nên dùng để bón cho thuốc lá, chè, khoai tây, hành, tỏi, bắp cải, vừng, v.v..
- Ở các vùng khô hạn, ở các chân đất nhiễm mặn không nên bón phân đạm clorua, vì ở những nơi này trong đất có thể tích luỹ nhiều clo, dễ làm cho cây bị ngộ độc.
- Việt Nam không có nhà máy chế biến đạm AmonClorua, chủ yếu các sản phẩm được nhập khẩu từ Trung Quốc.
Đạm Amoni sunphat– SA- (NH4)2SO4
- Đạm sunphat (NH4)2SO4 có chứa 20–21% nitơ nguyên chất, 24-25% lưu huỳnh (S).
- Phân này có dạng tinh thể, mịn, màu trắng ngà hoặc xám xanh. Phân này có mùi nước tiểu (mùi amôniac), vị mặn và hơi chua.
- Đạm Sulfate được dùng chuyên để bón cho các loài cây cần nhiều S và ít N như đậu đỗ, lạc v.v.. và các loại vây vừa cần nhiều S vừa cần nhiều N như ngô.
- Cần lưu ý đạm Sulfate là loại phân có tác dụng nhanh, rất chóng phát huy tác dụng đối với cây trồng, cho nên thường được dùng để bón thúc và bón thành nhiều lần để tránh mất đạm.
- Là phân sinh lý chua, vì vậy không nên sử dụng phân đạm sunphat để bón trên đất phèn làm đất chua thêm.
- Khi bón cho cây con cần chú ý là phân này dễ gây cháy lá.
3. Đạm Nitrat
- Phân amôn nitrat (NH4NO3) gọi tắt là Nitrat có chứa 33–35% nitơ nguyên chất.
- Đạm nitrat không dễ bay hơi, cho dù sau khi bón không phủ đất cũng không dễ bay hơi như Ure và amon.
- Là loại phân sinh lý chua.
- Tuy vậy, đây là loại phân bón quý vì có chứa cả NH4 và NO3 phân này có thể bón cho nhiều loại cây trồng trên nhiều loại đất khác nhau.
Từ khóa » đạm Amoni Nitrat
-
Phân Bón Amoni Nitrat Là Gì? Ứng Dụng Trong Nông Nghiệp
-
Amoni Nitrat – Wikipedia Tiếng Việt
-
Amoni Nitrat NH₄NO₃ Là Gì? Nên Mua NH₄NO₃ ở đâu Uy Tín
-
Tìm Hiểu Phân Đạm Amoni Và Những Ứng Dụng Của Nó
-
Nên Bón Đạm Dạng Amon Hay Dạng Nitorat? Phân Biệt đạm Gốc ...
-
Điều Chế Phân đạm Amoni Nitrat NH4NO3 Bằng Phản ứng Của Canxi ...
-
Top 9 Điều Chế Amoni Nitrat
-
Amoni Nitrat Là Gì? Tại Sao Amoni Nitrat Có Thể Phát Nổ?
-
Phân đạm Amoni Không Nên Bón Cho Loại đất Nào? - AgriDrone
-
Điều Chế Phân đạm Amoni Nitrat NH4NO3 Bằng Phản ứng Của Canxi
-
Amoni Nitrat(amoni Nitrat) (Công Nghiệp Hóa Chất) - Mimir
-
Bài 11.4* Trang 15 SBT Hóa Học 9
-
Cần Bón Bao Nhiêu Kg Phân đạm Amoni Nitrat Chứa 97,5 ... - Khóa Học
-
Tìm Hiểu Chi Tiết Về Phân Bón Hoá Học Lớp 11 - Kiến Guru