Phân Biệt Các Tầng Lớp Giai Cấp: Nông Nô, Nông Dân, Nô Lệ

Trong dòng thời gian lịch sử, chắc hẳn mọi người đã từng nghe qua các tầng lớp giai cấp điển hình sau, bao gồm nông nô, nông dân và cuối cùng là nô lệ.

Vậy nguồn gốc hình thành tầng lớp giai cấp nông nô cùng với cách phân biệt 3 tên gọi này ra sao? Tất cả sẽ được chuyên trang giải đáp ngay trong nội dung bài viết bên dưới!

Nguồn gốc hình thành tầng lớp giai cấp nông nô

Theo lịch sử phát triển của nhân loại, nguồn gốc hình thành nên tầng lớp giai cấp nông nô chính là nông dân và nô lệ.

Nông nô đã xuất hiện từ thời kì phong kiến

Nông nô(Serf) là tình trạng những người nông dân hay tá điền dưới chế độ phong kiến có địa vị phụ thuộc vào người chủ đất. Ngoài ra, thân phận của họ cũng giống như người nô lệ ở các nông trang hay nông trại thời kỳ đó.

Nói cách khác, nông nô là một nô lệ làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, xuất hiện ở châu Âu thời kỳ Trung Cổ và kéo dài đến giữa TK 19.

Nguồn gốc hình thành tầng lớp giai cấp

Nông nô chính là người bị đàn áp và bóc lột nhất trong chế độ phong kiến. Họ hoàn toàn bị phụ thuộc vào ruộng đất của phong kiến, địa chủ và bị họ chiếm đoạt sản vật làm ra.

Hơn thế nữa, họ còn phải làm nhiều công việc tạp dịch phục vụ phong kiến, địa chủ. Nông nô tuy không phải là tài sản của phong kiến địa chủ, nhưng khi ruộng đất bị bán đi, họ cũng bị bán theo, sản vật do nông nô làm ra bị phong kiến địa chủ chiếm hữu.

Phân biệt các tầng lớp giai cấp nông nô, nông dân, nô lệ

Nông dân còn có thể lập gia đình của riêng mình

Ngay sau đây, mời bạn cùng đến với bảng chi tiết bên dưới để phân biệt được rõ các tầng lớp giai cấp nông nô, nông dân với nô lệ, cụ thể:

Nô lệ không được xem như là người

Giai cấp

Chi tiết

Nông nô

- Người sản xuất chính trong các lãnh thổ của địa chủ. Họ bị dính và lệ thuộc vào lãnh chúa phong kiến, nhận ruộng đất về cày cấy và phải chịu cảnh nộp tô nặng.

- Bên cạnh đó, họ còn phải nộp nhiều loại thuế khác nhau. Tuy nhiên, nông nô vẫn tự sản xuất, có gia đình, nông cụ và gia súc riêng của mình.

Nông dân

- Người lao động cư trú ở nông thôn và tham gia vào việc sản xuất nông nghiệp.

- Chủ yếu sinh sống bằng ruộng vườn, sau đó đến các ngành nghề mà tư liệu sản xuất chính là đất đai.

- Làm việc cho lãnh chúa, trở thành lực lượng sản xuất chính nhưng vẫn được tự do trong sản xuất, có gia đình riêng, túp lều để ở, nông cụ và gia súc.

- Tùy từng quốc gia và thời kì lịch sử, người nông dân sẽ có quyền sở hữu khác nhau về ruộng đất. Họ hình thành nên giai cấp nông dân cùng với vị trí, vai trò nhất định trong xã hội.

Nô lệ

- Giai cấp bị trị và bị chủ nô tước quyền chiếm hữu về tư liệu sản xuất và cả quyền tự do về chính thân thể của mình.

- Đồng thời, nô lệ cũng bị xem như là con vật biết nói. Họ trở thành lực lượng chính trong xã hội và không có quyền lợi về kinh tế cũng như chính trị.

Trên đây là toàn bộ thông tin về sự phân biệt các tầng lớp giai cấp: Nông nô, nông dân, nô lệ. Cảm ơn quý độc giả đã luôn yêu mến và đồng hành cùng với chuyên trang chúng tôi!

Theo: toploigiai.vn

Từ khóa » Giai Cấp Nông Nô Là Gì