Phân Biệt Các Vật Dụng Bằng Tre Nong, Nia ... - Tre Trúc Thái Dương
Có thể bạn quan tâm
Rổ rá, nong, nia, thúng mẹt,… là các vật dụng quen thuộc trong đời sống sinh hoạt của người dân Việt. Chúng thường được làm từ nguyên liệu chính là tre trúc, rất gần gũi, gắn bó với người dân từ nhiều thế qua. Nhưng trong xã hội hiện đại, việc phân biệt các vật dụng bằng tre sẽ khá khó khăn với giới trẻ. Vì vậy Tre Trúc Thái Dương sẽ giúp mọi người phân biệt các vật dụng này thông qua nội dung chia sẻ dưới đây.
Mẹt tre
Mẹt tre thường có đường kính khoảng 60 – 70cm. Nó được dùng để phân loại thóc hạt chắc với thóc hạt lép hay phân loại gạo với trấu trước khi cất trữ.
Ngoài ra, mẹt tre còn được dùng để lên men và trộn cơm rượu trước khi cho vào thùng, vào hũ để ủ men. Chắc chắn những bạn lớn lên trong gia đình có truyền thống nấu rượu đã quá quen thuộc với vận dụng này.
Nong tre
Nong tre là một trong những vật dụng được làm bằng nguyên liệu tre rất quen thuộc với bao thế hệ người Việt. Nó không chỉ hữu ích nhất trong đời sống sinh hoạt mà còn là dụng cụ phát triển kinh tế rất đơn giản mà hiệu quả. Nếu ai có cơ hội lớn lên ở vùng đất trồng dâu nuôi tằm thì chắc hẳn không thể không biết đến vật dụng này.
Nong tre là sản phẩm được đan từ những nan tre mỏng, có hình tròn khá giống với cái nia nhưng có lòng nông và có kích thước lớn hơn. Trong đời sống của người Việt xưa, nong tre thường được dùng để phơi ngô, lúa, khoai, sắn. Nếu khi đang phơi mà trời đổ mưa thì việc thu vén cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần bê cả mẹt vào nhà hoặc dùng bạt hay tấm nilon lên nong tre là có thể che chắn lương thực khỏi mưa ướt rồi.
Ở các vùng quê phát triển kinh tế bằng mô hình trồng dâu nuôi tằm thì nong tre còn được sử dụng để nuôi tằm. Đây là phương tiện sản xuất khá đơn giản, thô sơ nhưng lại rất gần gũi, quen thuộc và giúp phát triển kinh tế rất hiệu quả.
Nia tre
Nia tre dễ bị nhầm lẫn với sàng tre vì hai vật dụng này khá giống nhau. Chính vì vậy nếu không phải xuất thân từ gia đình thuần nông thì không phải ai cũng có thể phân biệt các vật dụng bằng tre là nia tre và sàng tre đâu.
Theo đó, nia tre có kích thước lớn hơn sàng tre, các lỗ thoáng của nia cũng nhỏ hơn. Nia tre được dùng để hứng gạo tấm, gạo vụn khi sàng gạo. Đó cũng chính là lý do xuất hiện câu thành ngữ “lọt sàng xuống nia” mà chúng ta vẫn thường nghe các cụ ngày xưa nhắc đến.
Sàng tre
Sàng tre cũng được là nguyên liệu chính là tre. Nó thường có hình tròn, có lòng nông, độ cao miệng sàng tre cỡ 1cm. Trong đời sống sinh hoạt thường ngày, sàng tre thường được sử dụng để sàng sạch gạo, thóc, trấu và tấm sau khi thóc được xát thành gạo. Công việc này sẽ giúp chúng ta làm sạch gạo hơn, giúp cho bữa cơm thêm phần thơm ngon hơn.
Rổ tre
So với 3 vật dụng bằng tre nêu trên thì rổ tre có phần quen thuộc hơn. Kể cả các bạn ở thành thị cũng có thể hình dung được các vật dụng này. Thế nhưng để phân biệt các vật dụng bằng tre có tên gọi là rổ tre thì vẫn là bài toán khó với nhiều người.
Rổ tre là vật dụng được dùng để đựng thực phẩm không bị lọt. Ví dụ như thịt, cá, rau củ, quả. Thực phẩm sau khi được mua về sẽ được rửa sạch và đặt trong rổ, chuẩn bị cho việc sơ chế, nấu nướng. Rổ tre có mắt đan thưa, đường kính khoảng 20cm hoặc có kích thước lớn hơn một chút.
Hiện nay, rổ tre chỉ còn xuất hiện đâu đó ở các vùng thôn quê vẫn quen nếp sống xưa cũ. Còn lại chúng dường như đã dần bị thay thế bằng rổ nhựa hoặc rổ inox trông lịch sự và hiện đại hơn.
Xem thêm: Những đồ dùng bằng tre phổ biến trong cuộc sống người Việt.
Rá tre
Việc phân biệt các vật dụng bằng tre là rá tre không mấy khó khăn. Bởi vì chắc cũng có nhiều người đã từng thấy ai đó vo gạo trong một vật dụng bằng tre. Đó chính là rá tre. Trong quá trình vo sẽ đãi từng nắm một mới cho vào nồi để kiểm tra, tìm những hạt gạo bị hỏng hay có lẫn sạn trước khi cho vào nấu thành cơm. Rá tre cũng được làm từ vật liệu tre trúc, có lỗ nhỏ hơn rổ, đảm bảo không thể hạt gạo bị lọt ra ngoài.
Trong xã hội hiện đại, rá tre cũng dần bị thay thế bởi các vật dụng mang tính “công nghiệp” hơn. Ví dụ như rá nhựa, rá nhôm…
Thúng tre
Thúng tre cũng là một trong những vật dụng quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt. Nó cũng được làm từ nguyên liệu tre, đường kính cỡ 60cm, các nan tre được đan sát kín lại với nhau, khá dày và chắc chắn. Việc phân biệt các vật dụng bằng tre là thúng tre cũng đơn giản hơn.
Thúng tre đường được dùng để đựng thóc, gạo, cám và bất kỳ lương thực, thực phẩm nào. Nó được xem như vật dụng cất trữ lương thực tạm thời trước khi đưa vào bao tải để bảo quản.
Lời kết
Như vậy nội dung bài viết đã giúp mọi người phân biệt các vật dụng bằng tre và ứng dụng của từng loại. Nếu cần tư vấn, tìm mua các vật dụng thủ công mỹ nghệ từ tre trúc, đừng ngại liên hệ với Tre Trúc Thái Dương. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ hoàn toàn miễn phí!
5/5 - (1 đánh giá)Từ khóa » Thúng Mủng Nong Nia
-
Bài đồng Dao: Thúng Mủng Nong Nia
-
Thúng, Mủng, Nong, Nia, Dần, Xảo, Sàng _ Có Ai Phân Biệt được Tất ...
-
THÚNG - MỦNG - NONG - NIA - DẦN - SÀNG - MẸT
-
Thúng Mủng Giần Sàng - Báo Lao Động
-
Thúng, Mủng, RỔ, RÁ, Đan đát,đan Lát?
-
Nong, Nia, Sàng, Sịa, Rổ, Rá - Bạn đã Biết Phân Biệt Các Vật Dụng Này ...
-
Thúng Mủng Nong Nia, Thằng Kia đánh Rắm, Ông Lão đi Qua, Chửi ...
-
Giần Sàng Thúng Mủng Nong Nia - Những Câu đố Vui Dân Gian
-
Nơi Thúng, Mủng, Giần, Sàng Trở Thành Hiện Vật
-
Thúng, Mủng, Nong, Nia, Dần, Xảo, Sàng _ Có Ai ... - Sổ Tay Cha Mẹ
-
“Phên Liếp, Nong Nia, Thúng Mủng, Giần Sàng, Cái Nào Cũng Tất Bật ...
-
Phân Biệt Các Vật Dụng Bằng Tre Nong, Nia, Sàng, Rổ, Giá, Thúng, Mẹt Tre