Phân Biệt Độ Kiềm KH Và Độ Cứng GH Trong Nước Ao Nuôi - Tin Cậy

Phân Biệt Độ Kiềm kH Và Độ Cứng gH Trong Nước Ao Nuôi

Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm cá thì chỉ tiêu độ kiềm và độ cứng là rất quan trọng. Bắt buộc người nuôi phải kiểm tra thường xuyên để theo dõi sự biến động của 2 chỉ tiêu này. Nếu thay đổi lớn vượt ngưỡng cho phép sẽ làm môi trường sống của vật nuôi thay đổi theo sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của vật nuôi.

Tuy nhiên độ kiềm và độ cứng của nước rất dễ nhầm lẫn. Bài viết dưới đây sẽ cho chúng ta hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Độ kiềm KH:

Độ kiềm là tổng lượng bazơ hiện diện trong nước. Carbonate (CO32-) và Bicarbonate (HCO3–) là 2 bazơ phổ biến nhất và thành phần chủ yếu của Kiềm. Ao hồ có độ kiềm cao có thể chế ngự sự thay đổi của pH. Độ kiềm trong môi trường nước thay đổi sẽ ảnh hưởng đến yếu tố lý, hóa, sinh và sức khỏe của thủy sản.

  • Nếu độ kiềm biến động lớn có thể làm tôm, cá bị sốc, yếu, bỏ ăn.
  • Nếu độ kiềm cao kéo dài sẽ làm tôm chậm tăng trưởng, còi cọc, dễ nhiểm bệnh, hao hụt.

Để ổn định pH trước tiên cần ổn định độ kiềm và độ cứng của nước. Ao hồ có độ kiềm trong khoảng 20-150 mg/l thì thích hợp cho nuôi tôm cá.

Cách xử lý độ kiềm cao:

  • Dùng axit phosphoric bón xuống ao tăng cường sự hoạt động của vi sinh vật có lợi để phân hủy mùn bã hữu cơ, sản sinh ra khí CO2, kéo độ kiềm giảm xuống.
  • Lọc sinh học cũng giúp giảm độ kiềm nước.

Cách xử lý độ kiềm thấp:

  • Tăng cường sục khí trong hồ hoặc ao chứa nước có ánh sáng. Tăng cường quang hợp, giảm nồng độ CO2 và tăng độ pH.
  • Dùng nước vôi trong đã pha sẵn để trung hòa.

Độ kiềm và pH bắt buộc người nuôi phải kiểm tra hằng ngày. Vì sự cần thiết đó mà công ty Tin Cậy chúng tôi cung cấp thiết bị và sản phẩm test sera kiểm tra nhanh và máy đo độ kiềm hiển thị số Hi 755 giúp nguời nuôi thuận lợi cho việc kiểm tra độ kiềm như sau:

Cách sử dụng test nhanh sera kiểm tra độ kiềm:

Phân biệt độ kiềm kH và độ cứng gH trong nước ao nuôi
Phân biệt độ kiềm kH và độ cứng gH trong nước ao nuôi
  • Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh bằng nước máy trước và sau mỗi lần kiểm tra. Lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng.
  • Rửa lọ thủy tinh nhiều lần bằng mẫu nước cần kiểm tra sau đó đổ thêm 5 ml mẫu nước vào lọ, lau khô bên ngoài lọ.
  • Nhỏ từng giọt thuốc thử vào lọ thủy tinh chứa mẫu nước cần kiểm tra, lắc đều mẫu nước. Sau đó thêm mỗi giọt cho tới khi chuyển màu từ xanh sang vàng.
  • Lấy số giọt thuốc thử nhân với 17,9 sẽ tính được hàm lượng mg/l CaCO3. Hoặc nhân với 21,8 sẽ tính được hàm lượng mg/l HCO3–
Phân biệt độ kiềm kH và độ cứng gH trong nước ao nuôi
Phân biệt độ kiềm kH và độ cứng gH trong nước ao nuôi

Máy đo độ kiềm Hi 755:

Phân biệt độ kiềm kH và độ cứng gH trong nước ao nuôi
Phân biệt độ kiềm kH và độ cứng gH trong nước ao nuôi

Độ cứng gH:

  • Độ cứng của nước được xác định là tổng hàm lượng Ca2+ và Mg2+ có trong nước. 2 ion này chính là tác nhân gây ra độ cứng của nước. Canxi và Magie là 2 ion chủ yếu và quan trọng đối với tôm và cá trong quá trình thành lập xương, vẩy và một số quá trình trao đổi chất. Sự hiện diện ion tự do canxi trong nước còn giúp ngăn ngừa quá trình thất thoát muối Natri và Kali ra khỏi màng tế bào trong cơ thể tôm cá.
  • Độ cứng tối ưu cho nuôi tôm là từ 100 – 250 mg/l CaCO3.
  • Các cách làm giảm độ cứng của nước nuôi tôm:
  • Bơm khí và bơm nước tuần hoàn tiên tục có tác dụng phân hủy bicarbonate.
  • Tiến hành xử lý EDTA liều 2-3kg/1000m3 nước để khử giảm độ cứng của nước ao.
Mọi thắc mắc về “Phân biệt độ kiềm kH và độ cứng gH trong nước ao nuôi”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy

Từ khóa » Chỉ Số Gh Của Nước