Phân Biệt Hai Phương Pháp Hạch Toán Hàng Tồn Kho

Phân biệt hai phương pháp hạch toán hàng tồn kho

PHÂN BIỆT HAI PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN HÀNG TỒN KHO

KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN & KIỂM KÊ ĐỊNH KỲ

  1. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS02):

   Hàng tồn kho là:

– Những tài sản được giữ để bán trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường.

– Đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang.

– NVL, công cụ dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.

      Hàng tồn kho bao gồm:

– Hàng hoá mua về để bán: hàng tồn kho, hàng mua đang đi đường, hàng gửi đi bán, hàng gửi đi gia công chế biến.

– Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán.

– Sản phẩm dở dang: sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm.

– NVL, công cụ dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường.

– Chi phí dịch vụ dở dang.

  1. Đối chiếu IAS 02 & VAS 02:
Theo kế toán quốc tế IAS 02 Theo kế toán Việt Nam VAS 02
1. Phương pháp đánh giá hàng nhập: – Giá gốc hàng tồn kho gồm: Tổng chi phí mua gồm: + Giá mua ghi trên hoá đơn + Các chi phí mua + Giảm giá thương mại Chi phí chế biến gồm: + Chi phí trực tiếp liên quan đến sản xuất sản phẩm. + Chi phí sản xuất chung: Định phí và biến phí – Phân bổ chi phí sản xuất chung + Phân bổ biến phí dựa trên tình hình sử dụng thực tế máy móc thiết bị. + Phân bổ định phí dựa trên năng suất trung bình của thiết bị sản xuất 1. Phương pháp đánh giá hàng nhập: – Đối với nguyên vật liệu, hàng hoá mua ngoài: Giá nhập = giá mua + chi phí mua + chi phí  (thuế nhập khẩu, hao hụt trong định mức…) – Đối với thành phẩm, sản phẩm dở dang thì chi phí bao gồm: + Chi phí nguyên liệu trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung: được phân bổ trên khối lượng sản xuất thực tế chứ không dựa trên cơ sở năng suất hoạt động bình thường
2. Đối tượng lập dự phòng: Chủ yếu là các loại hàng tồn kho dùng để bán. Các loại tồn kho dùng để sản xuất chỉ lập dự phòng khi bán các thành phẩm sản xuất ra từ các loại vật tư đó giảm sút trên thị trường. 2. Đối tượng lập dự phòng: Toàn bộ các loại vật tư, sản phẩm hàng hoá tồn kho.
  1. Phân biệt phương pháp kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ

 

Phương pháp KKTX Phương pháp KKĐK
Số TK Bên Nợ Bên Có Bên Nợ Bên Có

151

-Hàng mua đang đi đường cuối kỳ chưa về nhập kho – Trị giá hàng mua đang đi đường về nhập kho hoặc chuyển thẳng giao cho khách hàng.

– Trị giá hàng mua đang đi đường kỳ trước phát hiện thiếu hụt ở kỳ này.

– Kết chuyển trị giá hàng mua đang đi đường cuối kỳ. -Kết chuyển trị giá hàng mua đang đi đường đầu kỳ sang TK611.

152

(153)

– Trị giá thực tế NVL, ccdc nhập kho;

– Trị giá thừa phát hiện khi kiểm kê.

– Trị giá thực tế xuất kho;

– Thiếu hụt khi kiểm kê;

– Chiết khấu TM được hưởng khi mua

– Kết chuyển trị giá NVL, công cụ dụng cụ cuối kỳ.

-Kết chuyển trị giá NVL, công cụ dụng cụ đầu kỳ sang TK611.

154

– Chi phí trong kỳ liên quan đến sản xuất sản phẩm (đối với DN sx sản phẩm) – Giá thành thực tế sản phẩm nhập kho hoặc chuyển bán;

– Trị giá NVL, hàng hoá gia công xong nhập lại kho.

– Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ. – Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang  đầu kỳ sang TK631.

155

– Trị giá thành phẩm nhập kho;

– Trị giá thành phẩm phát hiện thừa khi kiểm kê.

– Trị giá thực tế thành phẩm nhập kho;

– Trị giá thành phẩm thiếu hụt khi kiểm kê.

– Kết chuyển trị giá thành phẩm tồn kho cuối kỳ. – Kết chuyển trị giá thành phẩm tồn kho đầu kỳ sang TK632.

156

– Trị giá hàng hoá mua vào(1561);

– Chi phí mua hàng hoá (1562);

– Trị giá hàng hoá phát hiện thừa khi kiểm kê;

-Trị giá hàng hoá bị người mua trả lại nhập kho.

– Xuất kho giao đại lý hoặc bán cho khách hàng;

– Trị giá hàng hoá phát hiện thiếu hụt khi kiểm kê;

– Các khoản chiết khấu TM, giảm giá hàng mua, hàng mua trả lại.

– Kết chuyển trị giá hàng tồn kho cuối kỳ.

– Kết chuyển trị giá hàng tồn kho đầu kỳ.

157

– Hàng hoá, thành phẩm gửi bán cho khách hàng hoặc gửi đại lý. – Hàng hoá, thành phẩm gửi bán và được xác định là đã bán. – Kết chuyển trị giá hàng hoá, thành phẩm gửi đi bán cuối kỳ . – Kết chuyển trị giá hàng hoá, thành phẩm gửi đi bán đầu kỳ sang TK611 hoặc TK632

611

(không

có số dư)

– Trong kỳ, hàng mua nhập kho:

Nợ TK611

Nợ TK1331

Có TK111, 112…

– Chi phí mua hàng tính vào trị giá mua (Nợ TK611)

-Cuối kỳ, kiểm kê xác định số lượng, trị giá thực tế hàng tồn kho cuối kỳ:

Nợ TK156

Có TK611

–    Căn cứ vào kết quả, xác định tổng trị giá hàng xuất bán:

Nợ TK632

Có TK611

Từ khóa » Hạch Toán Tồn Kho