Phương Pháp Kiểm Kê định Kỳ Hàng Tồn Kho Và Cách Hạch Toán
Có thể bạn quan tâm
Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp Kiểm kê định kỳ thường được áp dụng ở các công ty có danh mục hàng hóa, NVL lớn. Trong bài viết này, MISA AMIS sẽ cùng bạn tìm hiểu kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ cập nhật mới nhất nhé!
Mục lục Hiện 1. Phương pháp kiểm kê định kỳ là gì? 2. Cách tính giá trị xuất kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ 3. Tài khoản hàng tồn kho và nguyên tắc kế toán hàng tồn kho 3.1. Hàng tồn kho là tài khoản nào? 3.2. Kết cấu tài khoản và nguyên tắc kế toán Kết cấu của tài khoản 611 – mua hàng Nguyên tắc kế toán 4. Hạch toán kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ 5. Bài tập hạch toán theo phương pháp kiểm kê hàng tồn kho 6. Nên áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ trong mô hình doanh nghiệp nào? 7. Ưu điểm và nhược điểm của kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ 7.1. Ưu điểm 7.2. Nhược điểm1. Phương pháp kiểm kê định kỳ là gì?
Hàng tồn kho được hiểu là những tài sản dự trữ trong kho để bán ra sau cùng hoặc được dùng làm nguyên vật liệu sản xuất trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường bao gồm:
- Nguyên/vật liệu, công cụ, dụng cụ
- Hàng hóa mua đang đi trên đường
- Sản phẩm dở dang
- Thành phẩm, hàng hóa,hàng gửi bán
- Hàng hóa được lưu giữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp
Kiểm kê định kỳ là hình thức kiểm tra, đánh giá, cho kết quả chính xác về giá trị tài sản, thống kê nguồn vốn hiện có sau đó đối chiếu với các số liệu được lưu trong sổ kế toán. Khác với kê khai thường xuyên, hình thức kiểm tra này không được diễn ra liên tục, mà chỉ được phản ánh giá trị tồn kho đầu kỳ – cuối kỳ dựa trên cơ sở kiểm kê cuối kỳ.
– Khái niệm
Phương pháp kiểm kê định kỳ hàng tồn kho là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính giá trị của hàng hóa, vật tư đã xuất.
Đây là phương pháp hạch toán hàng tồn kho căn bản mà các kế toán kho cần nắm được.
– Đặc điểm của phương pháp kiểm kê định kỳ:
+ Phương pháp kiểm kê định kỳ hàng tồn kho được thực hiện ở đầu kì và cuối kỳ.
+ Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, công ty sẽ không biết mức tồn kho đơn vị cũng như giá vốn hàng bán cho đến khi quá trình kê khai hàng tồn kho hoàn tất.
+ Phương pháp này thường được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa có trị giá thấp, đa chủng loại, số lượng tương đối lớn và doanh nghiệp sản xuất một loại hàng hóa, sản phẩm.
2. Cách tính giá trị xuất kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Như đã trình bày ở trên, hàng hóa, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ,… khi xuất kho sẽ không được theo dõi, phản ánh thường xuyên, liên tục mà sẽ được tính lại vào cuối kỳ dựa trên kết quả kiểm kê cuối cùng.
Công thức tính giá trị hàng hóa được xuất trong kỳ:
Trị giá hàng xuất kho trong kỳ | = | Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ | + | Tổng trị giá hàng nhập kho trong kỳ | – | Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ |
Phương pháp kiểm kê định kỳ không đặt ra yêu cầu trong xác định các danh mục số liệu hàng hóa mà giá trị còn lại mới là điều doanh nghiệp quan tâm.
Hiện nay, một số phần mềm kế toán thông dụng như Phần mềm kế toán online MISA AMIS có thể đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ kho và hạch toán tự động, tổng hợp số liệu chính xác lên đầy đủ hệ thống báo cáo, sổ sách.
Dùng thử miễn phí
Xem thêm: Các phương pháp tính giá xuất kho – Có bài tập ví dụ
3. Tài khoản hàng tồn kho và nguyên tắc kế toán hàng tồn kho
3.1. Hàng tồn kho là tài khoản nào?
Trong một doanh nghiệp chỉ được áp dụng một trong hai phương pháp kế toán hàng tồn kho là kê khai thường xuyên hoặc kiểm kê định kỳ. Căn cứ vào đặc điểm, quy mô, tính chất, số lượng vật tư hàng hóa và những yêu cầu về quản lý để lựa chọn phương pháp thích hợp và nhất quán trong niên độ kế toán.
Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, mọi biến động của vật tư, hàng hóa (nhập kho, xuất kho) không theo dõi, phản ánh trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho. Giá trị của vật tư, hàng hóa mua và nhập kho trong kỳ được theo dõi, phản ánh trên một tài khoản kế toán riêng là tài khoản 611 – “Mua hàng”.
3.2. Kết cấu tài khoản và nguyên tắc kế toán
Kết cấu của tài khoản 611 – mua hàng
Bên Nợ | Bên Có |
– Kết chuyển giá gốc hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho đầu kỳ (theo kết quả kiểm kê); – Giá gốc hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, mua vào trong kỳ | – Kết chuyển giá gốc hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho cuối kỳ (theo kết quả kiểm kê); – Giá gốc hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất sử dụng trong kỳ, hoặc giá gốc hàng hoá xuất bán (chưa được xác định là đã bán trong kỳ); – Giá gốc nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá mua vào trả lại cho người bán, hoặc được giảm giá |
Cuối mỗi kỳ kế toán, kế toán tiến hành kiểm kê để xác định số lượng, trị giá hàng hóa, vật tư tồn kho thực tế và đã xuất kho trong kỳ để làm căn cứ ghi vào sổ kế toán tài khoản 611.
Nguyên tắc kế toán
- Khi mua hàng hóa, nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, kế toán sẽ phản ánh trên tài khoản 611 theo nguyên tắc giá gốc.
- Kế toán phải mở sổ chi tiết để hạch toán giá gốc hàng tồn kho mua vào theo từng nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá. Vào cuối kỳ, doanh nghiệp tổ chức kiểm kê theo từng loại để xác định số lượng và giá trị tồn kho đến cuối kỳ cũng như đã xuất kho trong kỳ.
- Căn cứ vào hóa đơn mua hàng, kế toán ghi nhận giá gốc mua vào tài khoản 611. Khi xuất sử dụng, hoặc xuất bán chỉ ghi một lần vào cuối kỳ kế toán căn cứ vào kết quả kiểm kê.
Tự động hóa hoạt động kế toán để giảm tới 80% tác vụ thủ công, tại sao không?Tham khảo ngay giải pháp MISA AMIS Kế Toán!
4. Hạch toán kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Có một số phương pháp tính giá hàng tồn kho nên cũng có các phương pháp hạch toán hàng tồn kho phù hợp. Một số nghiệp vụ kế toán cơ bản khi áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ cho hàng tồn kho:
- Đầu kỳ kế toán, kết chuyển trị giá nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa tồn kho đầu kỳ (theo kết quả kiểm kê cuối kỳ trước), ghi:
Nợ TK 611 – Mua hàng
Có TK 152, 153, 156: nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa
- Trong kỳ kế toán:
Khi mua thêm nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa, kế toán ghi:
Nợ TK 611 – Mua hàng (giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331, 111, 112
Nếu được hưởng chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán hoặc trả lại hàng kém chất lượng, kế toán ghi giảm trực tiếp trên tài khoản 611
Nợ TK 111, 112, 331
Có TK 133
Có TK 611
- Cuối kỳ
Kế toán kết chuyển trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu, công cụ tồn kho cuối kỳ (theo kết quả kiểm kê), ghi:
Nợ TK 152, 153, 156: nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa
Có TK 611 – Mua hàng (6111)
- Đồng thời, kế toán tính ra được giá trị vật liệu xuất dùng trong kỳ và ghi:
Nợ TK 621, 627, 641, 642…
Nợ TK 128, 222
Có TK 611
Tìm hiểu thêm
5. Bài tập hạch toán theo phương pháp kiểm kê hàng tồn kho
Đề bài:
Doanh nghiệp thương mại ABC hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ và tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ. (Đơn vị tính 1000 đồng)
Đầu kỳ, số dư của một số tài khoản như sau:
– TK 152: 250.000
– TK 156: 1.200.000
Trong quý I năm N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
1. Mua một lô hàng theo hóa đơn GTGT: Trị giá mua chưa thuế: 300.000
Thuế GTGT: 10%. Tiền hàng chưa thanh toán, hàng đã về nhập kho.
2. Mua 1 lô hàng hóa giá trị chưa thuế: 180.000, Thuế GTGT: 10%, chiết khấu thương mại 2%. Tiền hàng đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Số hàng mua nhập kho đủ.
3. Xuất kho bán một lô hàng. Giá bán chưa thuế: 320.0000. Thuế GTGT 10%. Tiền hàng người mua chưa thanh toán.
4. Cuối kỳ kiểm kê hàng tồn kho trị giá hàng hóa còn ở trong kho: 1.000.000
Hạch toán:
Đầu kỳ:
Nợ TK 611: 1.450.000
Có TK 152: 250.000
Có TK 156: 1.200.000
Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ:
1. Mua lô hàng nhập kho, tiền chưa thanh toán
Nợ TK 611: 300.000
Nợ TK 133: 30.000
Có TK 331: 330.000
2. Mua hàng về nhập kho, được hưởng chiết khấu thương mại, đã thanh toán bằng tài khoản ngân hàng
Số tiền hàng phải trả sau chiết khấu thương mại: 180.000 – 180.000 x 2% = 176.400
Nợ TK 611: 176.400
Nợ TK 133: 17.640
Có TK 112: 194.040
3. Xuất kho bán hàng
Nợ TK 131: 352.000
Có TK 511: 320.000
Có TK 333: 32.000
4. Cuối kỳ kiểm kê hàng hóa
– Kết chuyển giá trị nguyên vật liệu, hàng hóa, công cụ dụng cụ:
Nợ TK 152: 250.000
Nợ TK 156: 1.000.000
Có TK 611: 1.250.000
– Kế toán tính giá trị hàng hóa xuất ra trong kỳ
Tài khoản 611
Nợ | Có |
Đầu kỳ: 1.450.000 | |
|
|
Cuối kỳ: 1.250.000 |
Nợ TK 632: 676.400
Có TK 611: 676.400
MISA AMIS Kế toán là giải pháp đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ nhập, xuất, tồn kho, tính giá xuất kho và kiểm kê kho, hỗ trợ hoạt động quản lý kho, vật tư hàng hóa chính xác. Từ đó giúp doanh nghiệp nắm bắt kịp thời mọi vấn đề, hạn chế tối đa thất thoát không rõ nguyên nhân. Cùng với đó, hệ thống sẽ giúp kế toán dễ dàng hạch toán và tổng hợp dữ liệu lên đầy đủ hệ thống báo cáo chính xác, dễ dàng trích xuất dữ liệu mọi lúc, mọi nơi.
6. Nên áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ trong mô hình doanh nghiệp nào?
Phương pháp kiểm kê định kỳ thường được áp dụng trong các loại hình doanh nghiệp sau:
- Sản phẩm có giá trị thấp: Doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng có giá trị nhỏ, nhiều chủng loại và số lượng lớn thường sử dụng phương pháp này. Ví dụ như các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng, văn phòng phẩm.
- Doanh nghiệp sản xuất ít loại sản phẩm: Các doanh nghiệp chỉ sản xuất một hoặc vài loại sản phẩm cụ thể thường áp dụng phương pháp này do việc quản lý hàng tồn kho đơn giản hơn.
Ngược lại, những doanh nghiệp ít sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ bao gồm:
- Công nghiệp sản xuất và lắp đặt: Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, lắp đặt máy móc thường cần theo dõi liên tục hàng tồn kho để quản lý tốt hơn các nguồn lực và sản xuất.
- Kinh doanh hàng hóa có giá trị lớn: Các doanh nghiệp buôn bán thiết bị, máy móc có giá trị lớn thường không áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ vì cần cập nhật thường xuyên tình hình hàng hóa để tránh rủi ro tài chính.
7. Ưu điểm và nhược điểm của kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ
7.1. Ưu điểm
- Hiệu quả quản lý hàng hóa: Kiểm kê định kỳ giúp các bộ phận quản lý có cái nhìn tổng quan về tình trạng hàng hóa, từ đó đưa ra các quyết định phù hợp về việc nhập thêm hoặc giảm bớt hàng tồn kho.
- Tiết kiệm thời gian và nguồn lực: Không cần phải theo dõi hàng ngày, giúp giảm bớt thời gian và công sức dành cho việc quản lý hàng tồn kho.
- Giảm thiểu ghi chép: Do không cần cập nhật thường xuyên, phương pháp này giảm bớt khối lượng công việc liên quan đến ghi chép và quản lý hồ sơ
7.2. Nhược điểm
- Khối lượng công việc cuối kỳ lớn: Việc hạch toán sẽ dồn toàn bộ vào cuối kỳ. Tất cả các thông tin được xử lý yêu cầu cho ra kết quả để tổng hợp tình hình tài chính. Do đó, khối lượng cần thực hiện cuối kỳ là rất lớn. Điều này có thể gây ra các căng thẳng và áp lực cho bộ phận kế toán của doanh nghiệp.
- Không theo dõi hàng hóa liên tục: Tình hình biến động của các loại hàng hóa, vật tư, sản phẩm không cập nhật liên tục. Do đó mà ít có sự điều chỉnh kịp thời tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây cũng là lý do gây ra trở ngại cho doanh nghiệp trong các hoạt động đầu tư có quy mô.
- Dễ sai sót trong việc ghi chép hàng tồn kho: Việc kiểm kê vào một thời điểm có thể gây ra rủi ro sai sót khi hạch toán. Sự thiếu chính xác này có thể ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp và cập nhật sai các báo cáo hoạt động, báo cáo tài chính.
Để quản lý hoạt động quản lý kho và công tác kế toán kho, doanh nghiệp có thể tham khảo phần mềm kế toán MISA AMIS – thế hệ phần mềm kế toán mới đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ kế toán.
Phần mềm giúp doanh nghiệp quản lý tình hình nhập – xuất – tồn kho theo chủng loại, chi tiết đến từng vật tư, hàng hóa trong nhiều kho và có thể tính giá xuất kho tự động theo tất cả các phương pháp.
MISA AMIS Kế toán còn có nhiều tính năng thông minh khác như tự động nhập liệu từ bảng excel, hóa đơn điện tử; tự động lập BCTC, tờ khai thuế, tự động phát hiện sai lệch và cảnh báo,…
Đánh giá bài viết [Tổng số: 1 Trung bình: 5] Tác giảNguyễn Phương ThanhChuyên gia Tài chính - Kế ToánHợp tác với nhiều chuyên gia trong ngành để sản xuất và xây dựng kho kiến thức về Tài chính - Kế toán. Hơn 1000 bài viết chuyên môn được xuất bản trên amis.misa.vn
Phần mềm kế toán MISAChia sẻ qua Chủ đề liên quan Chi phíCông nợDoanh thuGiá thànhHàng tồn khoLập, soát xét báo cáo tài chính Bài viết liên quan Xem tất cả Hạch toánCách hạch toán tài khoản 242 – Chi phí trả trước theo TT 20002/12/2024Hạch toánTài khoản vốn chủ sở hữu – Hạch toán tài khoản 411 theo TT20002/12/2024Hạch toánHạch toán tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng theo Thông tư 20002/12/2024Hạch toánĐịnh khoản kế toán là gì? Tổng hợp các bút toán định khoản cơ bản25/11/2024Hạch toánHướng dẫn cách hạch toán thuế TNCN (thu nhập cá nhân) chi tiết25/11/2024Hạch toánDoanh thu chưa thực hiện là gì? Lưu ý khi hạch toán tài khoản 338724/11/2024Hạch toánGiá vốn hàng bán là gì? Cách tính giá vốn nhanh – chính xác24/11/2024Hạch toánHạch toán tài khoản 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang18/11/2024
Phần mềm kế toán MISAQuan tâm MISA AMIS Nhận ngay tài liệu từ chuyên gia Quan tâm Có thể bạn quan tâm Cách hạch toán tài khoản 242 – Chi phí trả trước theo TT 200Tài khoản vốn chủ sở hữu – Hạch toán tài khoản 411 theo TT200Hạch toán tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng theo Thông tư 200 Tìm kiếm nhiều nhất Chia sẻ qua Tư Vấn Bán Hàng0904885833 Hỗ Trợ Sau Mua 19008177 CÔNG TY CỔ PHẦN MISA Trụ sở chính: Tòa nhà Technosoft - Ngõ 15 Duy Tân, Q.Cầu giấy, Hà Nội
- [email protected]
- 0904 885 833
- https://www.misa.vn/
- Về MISA
- Chợ ứng dụng
- Đăng ký dùng thử
- Đăng nhập
- Hợp tác
- Hỗ trợ khách hàng
- Tuyển dụng
- Liên hệ
- Tài liệu - eBooks
- Sự kiện - Webinar
- Khóa học trực tuyến
- Ứng dụng miễn phí
- Trắc nghiệm chuyên môn
- Học từ chuyên gia
- Tài chính - Kế toán
- Marketing - Bán hàng
- Quản lý nhân lực
- Quản lý điều hành
- Chuyển đổi số
Copyright © 1994 - 2024 MISA JSC Chính sách bảo mật
× Tra cứu đơn hàng × Xác thực thông tin Xác nhận × Chi tiết đơn hàng Xem chi tiết × Chi tiết đơn hàngTừ khóa » Hạch Toán Tồn Kho
-
Cách Hạch Toán Hàng Hóa - Tài Khoản 156
-
Cách Hạch Toán Chênh Lệch Hàng Tồn Kho - Công Ty TNHH Dịch Vụ ...
-
Các Phương Pháp Hạch Toán Hàng Tồn Kho
-
Nguyên Tắc Kế Toán Hàng Tồn Kho Theo Thông Tư 133
-
Hạch Toán Hàng Tồn Kho Theo Phương Pháp Kê Khai Thường Xuyên
-
Hàng Tồn Kho Là Gì? Phương Pháp Hạch Toán Hàng Tồn Kho
-
Các Phương Pháp Kế Toán Hàng Tồn Kho
-
Các Phương Pháp Tính Giá Xuất Kho Hàng Tồn Kho Và Cách Hạch Toán ...
-
Hướng Dẫn Hạch Toán Chênh Lệch Kiểm Kê Hàng Tồn Kho
-
Hướng Dẫn Chi Tiết Hạch Toán Chênh Lệch Kiểm Kê Hàng Tồn Kho
-
Cách Xử Lý Hàng Tồn Kho - Đại Lý Thuế Luật Việt An
-
Phân Biệt Hai Phương Pháp Hạch Toán Hàng Tồn Kho
-
Cách Hạch Toán Dự Phòng Giảm Giá Hàng Tồn Kho Chuẩn Nhất
-
Hạch Toán Hàng Tồn Kho Theo Phương Pháp Kê Khai Thường Xuyên