Phân Biệt Lương NET Và Lương Gross Mới Nhất Năm 2021
Có thể bạn quan tâm
Thời gian gần đây khi thỏa thuận các giao kèo và ký kết hợp đồng lao động giữa Người lao đồng & Người sử dụng lao động thì xuất hiện thêm khái niệm lương net và lương gross. Cũng chính vì vậy mà lương gross là gì? lương net là gì? và phân biệt sự khác nhau giữa lương net và lương gross đang là một trong những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất hiện nay. Để giải đáp thắc mắc Vietinsoft Co., mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây:
Về hình thức trả lương cho Người Lao Động được quy định trong Bộ luật Lao động 2019 và Nghị định 145 thì Doanh nghiệp và NLĐ thỏa thuận trong hợp đồng đồng lao động về hình thức trả lương:
– Tiền lương thời gian: Được trả theo tháng, tuần, ngày, giờ
– Tiền lương theo sản phẩm
– Tiền lương khoán
Ngoài ra còn có Tiền lương làm thêm giờ, lương làm việc vào ban đêm…
1. Lương NET và lương Gross là gì?
Lương net là gì?
Thông thường doanh nghiệp có sử dụng lao động là người nước ngoài thì hầu hết đều tính lương Net cho lao động nước ngoài hoặc bạn cũng có thể thỏa thuận lương net với chủ Doanh nghiệp. Vậy, lương net là gì?
Lương net là khoản lương mà người lao động thực nhận trong mỗi kỳ lãnh lương, sau khi đã trừ chi phí bảo hiểm bắt buộc, tiền thuế thu nhập cá nhân các khoản phải khấu trừ khác của người lao động. Đây là số tiền bạn sẽ được nhận mà không mất thêm bất kì khoản phí nào khác.
Ví dụ về lương net:
Một Doanh nghiệp đồng ý trả mức lương cho Bạn là 22 triệu đồng / tháng bằng lương net thì đồng nghĩa cuối tháng bạn nhận đủ 22 triệu đồng.
Lương gross là gì?
Lương gross là tổng thu nhập mỗi tháng mà người lao động nhận được, bao gồm lương cơ bản và các khoản phụ cấp, trợ cấp, thưởng, các khoản trừ, các khoản cộng, phụ cấp hoa hồng, cùng các khoản đóng bảo hiểm và thuế thu nhập cá nhân.
Tuy nhiên, người lao động nhận lương gross phải trích ra một khoản tiền hàng tháng để đóng bảo hiểm xã hội và thuế thu nhập cá nhân (nếu có) theo luật định, nên số tiền người lao động thực nhận sẽ ít hơn số tiền khi ký kết lao động với doanh nghiệp. Cũng có nhiều doanh nghiệp linh động kết hợp giữa lương Net và lương Gross cho từng đối tượng nhân viên của mình
Ví dụ về lương gross:
Một Doanh nghiệp đồng ý trả mức lương cho Bạn là 12 triệu đồng / tháng bằng lương gross thì đồng nghĩa khi Bạn đi làm việc đủ ngày công trong tháng Bạn chỉ nhận mức thực lãnh là 10,720,000 đồng vì Căn cứ quy định tại Điều 85, Điều 86, Luật Bảo hiểm xã hội, căn cứ vào Nghị định số 58/2020/NĐ-CP và Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017.
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động bạn đã phải trích ra 8% cho Bảo hiểm Xã hội, 1.5% Bảo hiểm Y tế và 1% bảo hiểm thất nghiệp Bạn bì trừ đi 1,260,000 đồng. Ngoài ra với mức lương Gross là 12 triệu đồng bạn còn phải chi trả mức thuế thu nhập cá nhân.
2. Phân biệt lương net và lương gross
Người sử dụng lao động trả lương net đồng nghĩa với việc các khoản đóng BHXH, BHYT, BHTN thuế TNCN đã được trích đóng lương nhận về người lao động không phải trích đóng. Còn nếu người sử dụng lao động trả lương gross thì các khoản bảo hiểm và thuế TNCN chưa được trích đóng, người lao động phải tự trích đóng theo quy định.
Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận lựa chọn trả lương theo hai hình thức lương gross hoặc lương net. Tuy nhiên, hai loại lương net và lương gross về bản chất khác nhau như thế nào? Chúng tôi xin trình bày để các bạn có thể phân biệt và nắm rõ hơn nhé!
1. Khái niệm về lương net và lương gross
Cả 2 đều là khoản mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận khi làm việc. Lương gross phân biệt với lương net bằng các khoản trích đóng bảo hiểm và thuế TNCN.
– Lương net: Là tiền lương thực nhận của người lao động mỗi kỳ trả lương.
– Lương gross: Là tổng tiền lương người lao động được người sử dụng lao động chi trả mỗi kì trả lương.
2. Mức đóng bảo hiểm và các khoản nộp thuế
– Lương net: Không bao gồm BHXH, BHYT, BHTN, Thuế TNCN
– Lương gross: Bao gồm BHXH (8%), BHYT (1,5%), BHTN (1%) và Thuế TNCN (nếu có).
3. Ưu điểm của lương net và lương gross
– Lương Net:
+ Người lao động sẽ không cần tự tính toán số tiền nộp các loại Bảo hiểm. Chỉ cần nhận đủ số tiền lương đã được quy định trong hợp đồng. Còn đối với các khoản lệ phí bảo hiểm sẽ do bên người sử dụng lao động tự tính và có trách nhiệm nộp các khoản tiền đó.
+ Người sử dụng lao động dễ dàng quản lý số lượng lao động và quy mô lao động trong doanh nghiệp.NSDLĐ dễ dàng xây dựng các chiến lược phát triển của doanh nghiệp cũng như các chính sách dành cho Người lao động.
+ Người sử dụng lao động có thể giảm bớt các chi phí trong doanh nghiệp.
+ Người lao động được hưởng trọn vẹn tiền lương hàng tháng mà không cần phải tính toán các chi phí phát sinh khác.
– Lương Gross:
+ Khi áp dụng lương Gross trong doanh nghiệp, người lao động hoàn toàn có thể chủ động tính được mức lương của mình trong một tháng lao động.
+ Quyền và lợi ích hợp pháp của Người lao động được bảo vệ tốt hơn
+ Người lao động không bị phụ thuộc quá nhiều vào Người sử dụng lao động.
+ Tăng năng suất, chất lượng lao động
4. Nhược điểm
– Lương net:
Khi hợp đồng lao động sử dụng lương Net, như vậy, doanh nghiệp sẽ có toàn bộ trách nhiệm để đóng các khoản lệ phí Bảo hiểm cho người lao động. Khi sử dụng toàn bộ những khoản tiền này đóng chung, sẽ dẫn đến mức đóng thấp và mức hưởng cũng sẽ bị thấp đi.
Như vậy, người lao động có thể dựa vào những đặc điểm trên để phân biệt được hai lương tiền lương Gross và lương Net. Cả hai loại tiền lương này đều không giống nhau nhưng nó lại có mối quan hệ mật thiết với nhau.
– Lương gross:
Nếu như trong hợp đồng lao động sử dụng lương Gross, như vậy người lao động cần phải thuộc công thức tính và tính thường xuyên các khoản tiền lệ phí Bảo hiểm. Bởi để tránh sự nhầm lẫn trong tiền lương của mình.
– Khó khăn cho người sử dụng lao động trong việc quản lý số lượng, quy mô lao động cũng như hoạch định chiến lược phát triển, xây dựng báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp và các chính sách dành cho người lao động.
5. Chủ thể ưu chuộng
– Lương net: Người sử dụng lao động
– Lương gross: Người lao động
6. Mối quan hệ giữa lương net và lương gross
Lương net = Lương gross – (BHXH + BHYT + BHTN) – Thuế TNCN (nếu có)
3. Người lao động nên chọn lương gross hay lương net?
Các bạn nên chọn công ty trả lương gross hay lương net? Lương gross hay lương net sẽ có lợi cho người lao động hơn?
Chắc hẳn ai cũng muốn nhận được một khoản tiền hằng tháng mà không phải bỏ ra chi phí gì cho các nghĩa vụ và thuế và bảo hiểm xã hội. Lương gross thường mang lại cho ta cảm giác hụt hẫng và “mất mát” khi phải chi trả một khoản tiền hằng tháng và họ thường thích nhận các khoản tiền sau khi đã trừ đi các khoản phải nộp (lương net).
Tuy nhiên, thực tế doanh nghiệp không bao giờ muốn chịu thiệt, lương net bạn nhận hằng tháng đã bị trừ đi các khoản phí và số tiền mà nhận được trong cả hai phương thức đều như nhau. Chưa kể doanh nghiệp luôn cố gắng cắt giảm mọi khoản chi phí, tìm cách lách luật để cắt giảm các khoản phải nộp, cho nên có thể ảnh hưởng đến quyền lợi, chính sách xã hội của chúng ta trong tương lai. Như vậy lương Net và lương Gross là lợi ích như nhau, bạn chọn lương nào cũng phản ánh đúng công sức của bạn bỏ ra.
Nếu bạn đàm phán được mức lương Gross sau khi trừ các khoản trên mà lớn hơn hoặc bằng lương Net bạn kỳ vọng thì đây là mức lương có lợi cho bạn.
Ví dụ: Khi ứng tuyển vào 1 công ty, bạn muốn mức lương thực nhận (lương Net) là 14,000,000 VND, thì bạn nên chuyển lương Net thành lương Gross theo cách sau: lương Gross = lương Net + 10,5 % lương Net = 11,050,000 VND.
Chúng tôi khuyên bạn nên chọn lương Gross, vì khi hợp đồng là lương Gross, luật quy định cụ thể trách nhiệm của mỗi bên đóng BHXH, BHYT, BHTN, Công đoàn và Thuế TNCN. Bạn lấy lương Gross – mức phí mình phải đóng = lương thực nhận hàng tháng. Khi có vấn đề về thai sản, tai nạn lao động, mất sức lao động, thất nghiệp, thì bạn hưởng được quyền lợi trên số lương Gross mà bạn đóng và công ty bạn đồng ý chi trả.
Còn nếu bạn chọn lương Net thì:
– Trường hợp 1: Với công ty đoàng hoàng, họ sẽ dựa vào lương Net ký hợp đồng với bạn, quy ra lương Gross và đăng ký với cơ quan BHXH mức lương này và trả cho bạn tất cả (về bản chất thì chẳng khác với lương Net ở trên).
Ví dụ: nếu công ty chuyển vào tài khoản của bạn 17,01 triệu đồng vào cuối tháng, công ty sẽ tính ngược ra lương gross của bạn là 20 triệu đồng và đóng cho các Quỹ bảo hiểm theo mức này. Ở trường hợp này, bạn sẽ không có gì phải phàn nàn.
– Trường hợp 2: Hàng tháng công ty trả cho bạn lương Net. Nhưng họ sẽ đăng ký với cơ quan BHXH mức lương rất thấp và họ sẽ đóng BHXH, BHYT, BHTN, thuế TNCN,… rất thấp và khi bạn gặp vấn đề liên quan đến an sinh xã hội, thai sản, thất nghiệp thì bạn mới phát hiện ra.
Ví dụ: Nếu công ty trả cho bạn lương Net 17,01 triệu đồng thì khi đối phó với cơ quan bảo hiểm, thuế, công ty sẽ coi số này là lương Gross luôn. Các chi phí khác mà bạn được đóng sẽ tính theo số 17,01 triệu đồng này.
Nhìn từ phía công ty, điều này giúp giảm bớt chi phí cho doanh nghiệp. Trong tình huống công ty đang cần tiền mặt khẩn cấp thì đây đúng là “chiêu trò” rất hiệu quả. Nhưng với bạn, điều này sẽ làm thiệt thòi vì trên lý thuyết thì vẫn là lương của bạn góp vào các Quỹ Bảo hiểm. Nếu bạn góp ít thì đến khi thai sản, có tai nạn lao động xảy ra, hưởng an sinh xã hội…những quyền lợi này sẽ không đến với bạn.
Nói tóm lại, tốt hơn hết nên đàm phán nhận lương Gross để bạn chủ động hơn. Thường thì các công ty nước ngoài mới trả lương Gross hoặc nếu họ trả lương Net thì họ cũng kê khai mức đóng bảo hiểm đúng theo quy định và không có bất cứ chiêu trò gì. Và đa số công ty Việt Nam thì họ chuộng trả lương Net hơn.
Hy vọng với những chia sẽ trên sẽ giúp bạn hiểu được khái niệm về lương Net và lương Gross và biết được nên đàm phán mức lương nào khi tham gia phỏng vấn vào vị trí công việc mà bạn mong muốn.
4. Cách tính lương Gross sang NET
Bạn đang nhận lương gross thì quy đổi ra Lương net được tính dựa trên công thức sau:
Công thức tính chuyển đổi lương gross sang lương net
Số tiền lương Net = Số tiền Lương Gross – (tiền đóng BHXH + BHYT + BHTN + thuế TNCN)
Công thức tính lương gross:
Ví dụ: Bạn có có mức lương gross 30 triệu đồng. Vì mức lương cao nhất để áp dụng đóng bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội năm 2021 là 29,8 triệu/ tháng nên bạn chỉ cần đóng ở mức 29,8 triệu đồng. (Tham khảo thêm tài liệu: Mức lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối đa năm 2021)
– Tiền đóng bảo hiểm là: 29.800.000 x 8 % = 2.384.000 đồng (1)
– Số tiền đóng bảo hiểm y tế: 29.800.000 x 1,5 % = 447.000 đồng (2)
– Số tiền đóng bảo hiểm thất nghiệp: 30.000.000 x 1 % = 300.000 đồng (3)
Vậy số lương còn lại sau khi đóng bảo hiểm đó là: 30.000.000 – ( 2.384.000 + 447.000 + 300.000 )= 26.896.000 đồng.
Tiếp tục, trừ 11 triệu tiền giảm trừ gia cảnh cá nhân: 26.869.000 – 11.000.000 = 15.869.000
Ngoài ra, bạn phải thêm tiền thuế thu nhập cá nhân.
Mức thuế thu nhập cá nhân mỗi người được chia làm 4 bậc:
Bậc 1: Thu nhập tính thuế ( =< 5 triệu ) x thuế suất 5%: 5.000.000 x 5% = 250.000 đồng (4)
Bậc 2: Thu nhập tính thuế ( >5 triệu đến 10 triệu ) x thuế suất 10%: (10.000.000 – 5.000.000) x 10% = 500.000 đồng (5)
Bậc 3: Thu nhập tính thuế ( >10 triệu đến 18 triệu ) x thuế suất 15%: (15.865.000 – 10.000.000) x 15%= 880.350 (6)
Dựa vào tất cả cả các chi phí (1), (2),(3), (4), (5), (6) ở trên —> phí thuế cho thu nhập cá nhân của bạn đó là:
(1) + (2) + (3) + (4) + (5) + (6) = 4.761.350 đồng
Cuối cùng bạn sẽ còn lại 30.000.000 – 4.761.350 = 25.238.650 đồng sau khi đóng các khoản chi phí bắt buộc và thuế.
5. Cách tính lương NET sang Gross
Theo quy định của pháp luật, trong trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công cho người lao động mà khoản tiền này không bao gồm thuế thì phải quy đổi thu nhập không bao gồm thuế thành thu nhập tính thuế (hay còn gọi là quy đổi lương Net sang lương Gross) để xác định thu nhập chịu thuế. Các bước quy đổi lương Net sang lương Gross như sau:
1. Xác định thu nhập làm căn cứ quy đổi
Công thức xác định thu nhập làm căn cứ quy đổi:
Thu nhập làm căn cứ quy đổi = Thu nhập thực nhận + Các khoản trả thay – Các khoản giảm trừ
Trong đó:
Thu nhập thực nhận là tiền lương, tiền công không bao gồm thuế mà người lao động nhận được hàng tháng và không bao gồm các khoản phụ cấp theo quy định như sau:
– Các khoản trả thay là các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền do người sử dụng lao động trả cho người lao động
– Các khoản giảm trừ bao gồm: giảm trừ gia cảnh (bản thân: 11.000.000 đồng/tháng; người phụ thuộc: 4.400.000 đồng/người/tháng); giảm trừ đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện; giảm trừ đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
Tham khảo nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14 về tăng mức giảm trừ gia cảnh. Tải file nghị quyết 954/2020
Lưu ý:
– Trường hợp người sử dụng lao động áp dụng chính sách “tiền thuế giả định”, “tiền nhà giả định” thì thu nhập làm căn cứ quy đổi thành thu nhập tính thuế không bao gồm “tiền thuế giả định”, “tiền nhà giả định”.
– Trường hợp trong các khoản trả thay có tiền thuê nhà thì tiền thuê nhà tính vào thu nhập làm căn cứ quy đổi bằng số thực trả nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế.
2. Xác định Thu nhập tính thuế
Tham khảo chi tiết trong MỤC 6: “Cách tính thuế TNCN theo lương Gross” (1): Cách xác định thu nhập chịu thuế
3. Xác định thuế TNCN phải nộp
Tham khảo chi tiết trong MỤC 6: “Cách tính thuế TNCN theo lương Gross” (2) Thuế suất thuế TNCN
Ví dụ:Năm 2021, theo hợp đồng lao động ký giữa Nhân viên AB và Doanh Nghiệp XY thì:Tiền lương: 35 triệu đồng/tháng ngoài tiền lương
– Phí hội viên câu lạc bộ thể thao: 1 triệu đồng/tháng (Doanh nghiệp XY trả thay)
– Bảo hiểm bắt buộc: 2 triệu đồng/tháng.
– Người phụ thuộc: 1 người con
– Đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học: Không
Doanh nghiệp XY chịu trách nhiệm nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định thay cho Nhân viên AB. Các bước quy đổi lương Net sang lương Gross để tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp hàng tháng của Nhân viên AB như sau:
Bước 1: Xác định thu nhập làm căn cứ quy đổi:Thu nhập quy đổi = 35 triệu đồng + 1 triệu đồng – (11 triệu đồng + 4,4 triệu đồng + 2 triệu đồng) = 18,6 triệu đồng
Bước 2: Thuế thu nhập cá nhân Ông A phải nộp
Bậc 1: Thu nhập tính thuế ( =< 5 triệu ) x thuế suất 5%: 5.000.000 x 5% = 250.000 đồng (1)
Bậc 2: Thu nhập tính thuế (>5 triệu đến 10 triệu) x thuế suất 10%: (10.000.000 – 5.000.000) x 10% = 500.000 đồng (2)
Bậc 3: Thu nhập tính thuế (>10 triệu đến 18 triệu) x thuế suất 15%: (18.000.000 – 10.000.000) x 15%= 1.200.000 (3)
Bậc 4: Thu nhập tính thuế(>18 triệu đến 32 triệu) x thuế suất 20%: (18.600.000 – 18.000.000) x 20% = 120.000 đồng (4)
Như vậy, Nhân viên AB sẽ phải nộp số thuế TNCN là (1) + (2) + (3) + (4) = 2,070,000 đồng. Doanh nghiệp XY sẽ nộp thay cho Nhân viên AB và được tính vào chi phí được trừ khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
6. Cách tính thuế TNCN theo lương Gross
Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công phải nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo quy định; theo đó số thuế TNCN phải nộp được tính như sau:
1. Đối với cá nhân cư trú
Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam phải nộp thuế TNCN theo quy định của pháp luật.
Trong đó, theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
– Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
– Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
Số thuế TNCN phải nộp của cá nhân cư trú được tính như sau:
a. Trường hợp ký HĐLĐ từ 3 tháng trở lên
** Công thức tính thuế
Thuế TNCN phải nộp đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được tính trên thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể như sau:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN x Thuế suất
Trong đó:
(1) Thu nhập tính thuế được xác định như sau:
Thu nhập tính thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế TNCN – Các khoản giảm trừ
Trong đó:
– Thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
Thu nhập chịu thuế TNCN = Tổng thu nhập – Các khoản thu nhập được miễn thuế TNCN
+ Tổng thu nhập được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC và Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC.
+ Các khoản thu nhập được miễn thuế là thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của pháp luật. (Xem chi tiết tại Điểm i Khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC).
– Các khoản giảm trừ bao gồm:
+ Các khoản giảm trừ gia cảnh:
++ Đối với người nộp thuế: 11 triệu đồng/tháng, 132 triệu đồng/năm.
++ Đối với người phụ thuộc: 4,4 triệu đồng/người/tháng.
+ Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
+ Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học theo hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
(2) Thuế suất thuế TNCN
**Cách tính thuế TNCN cho lương Net và lương gross
Thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là tổng số thuế tính theo từng bậc thu nhập. Số thuế tính theo từng bậc thu nhập bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (×) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó.
Phương pháp tính thuế lũy tiến từng phần được cụ thể hóa theo Biểu tính thuế rút gọn như sau:
b. Trường hợp không ký HĐLĐ hoặc ký HĐLĐ dưới 3 tháng (Điểm i Khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC)
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư 113) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Trong đó, tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác trả cho cá nhân bao gồm:
– Tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác.
– Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban kiểm soát doanh nghiệp, ban quản lý dự án, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức khác.
Như vậy, thuế TNCN trong trường hợp này sẽ được tính như sau:
Thuế TNCN bị khấu trừ = Thu nhập tính thuế TNCN x Thuế suất 10%
Lưu ý: Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế TNCN. Cá nhân làm cam kết theo hướng dẫn tại điểm này phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết.
2. Đối với cá nhân không cư trú (Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC)
Cá nhân không cư trú (là người không đáp ứng điều kiện để được xác định là cá nhân cư trú được quy định tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007) có thu nhập từ tiền lương, tiền công phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam phải nộp thuế TNCN theo quy định.
Thuế TNCN phải nộp đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định như sau:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập chịu thuế TNCN x Thuế suất 20%
Trong đó, thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định như đối với thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú.
Việc xác định thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công tại Việt Nam trong trường hợp cá nhân không cư trú làm việc đồng thời ở Việt Nam và nước ngoài nhưng không tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam thực hiện theo công thức sau:
Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam nêu trên là các khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền mà người lao động được hưởng ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ cho người lao động.
Tham khảo thêm bài viết: jd là gì?7. Các câu hỏi thường gặp về lương net và lương gross
Lương net và Lương Gross cái nào có lợi hơn?
Bạn nhận Lương net thì không quan tâm việc đóng bảo hiểm, thuế thu nhập cá nhân, công đoàn… Lương thỏa thuận bao nhiêu bạn nhận bấy nhiêu. Đối với lương Gross thì bạn sẽ bị khấu trừ các khoản BHXH, Thuế, Công đoàn… và mức lương thực nhận của bạn là mức đã khấu trừ. Tuy nhiên người sử dụng lao động đã tính toán kỹ rồi, lương net và lương gross thì cũng chỉ phản ảnh mức thù lao mà bạn xứng đáng nhận được. <br/>Thoạt nhìn thì có vẻ lương NET lợi hơn, nhưng nếu bạn đọc kỹ bài phân tích ở trên thì lương gross mới có lợi hơn đóTôi đi làm cũng được gần một năm, mỗi tháng tôi nhận được lương sau khi công ty trừ mức đóng bảo hiểm cho tôi. Thực ra, tôi rất băn khoăn, không biết lương gross hay lương net có lợi cho mình hơn. Tôi cảm ơn. (Trần Anh Hảo – Hưng Yên).
Theo lý thuyết, dù chọn nhận lương gross hay lương net thì tiền lương thực nhận của người lao động vẫn tương đương nhau. Mỗi cách nhận lương sẽ có những ưu nhược điểm riêng. Lương net và lương Gross giá trị ngang nhau<br/>Trong thực tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp thường dùng lương net để đàm phán tuyển dụng. Khi ký hợp đồng lao động, hàng tháng người lao động sẽ được trả lương net như theo thoả thuận và đã tính trừ các khoản chi phí đóng bảo hiểm bắt buộc, các khoản trách nhiệm phải đóng.Vì mục đích giảm thiểu chi phí mà doanh nghiệp có thể sẽ đóng bảo hiểm theo lương net khiến mức đóng thấp dẫn tới các chế độ bảo hiểm người lao động được hưởng sau này sẽ thấp hơn so với quyền lợi đáng được hưởng.Nếu nhận lương gross, cảm quan sẽ cảm giác như bị giảm đi một khoản tiềnTrong khi đó, dù nhận lương gross khiến người lao động có cảm giác bị “mất” đi một khoản tiền kha khá hàng tháng. Tuy nhiên, hầu hết vẫn được khuyến khích nên chọn mức lương gross này. Bởi lẽ tất cả các mức đóng bảo hiểm, thuế cùng các chế độ đãi ngộ (thai sản, tai nạn lao động…) mà người lao động được hưởng đều dựa trên mức lương gross.Vì vậy, lời khuyên đưa ra là người lao động nên chọn lương gross tuy ban đầu sẽ hơi tốn công sức để tính toán nhưng về sau sẽ giúp người lao động chủ động về thu nhập của mình, đồng thời đảm bảo quyền lợi khi hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội. Lương gross và lương netThế nào là tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm của cán bộ, viên chức? Được chi trả như thế nào? Có phải chịu thuế thu nhập cá nhân không?
Tiền lương là tiền được ghi trong hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động của Thủ trưởng tổ chức KH&CN ký với cán bộ, viên chức trong đơn vị, tối thiểu bằng mức lương cơ bản theo quy định của Nhà nước về ngạch lương, bậc lương và phụ cấp chức vụ. Tùy theo kết quả hoạt động tài chính của đơn vị, tiền lương thực tế có thể cao hơn mức lương quy định của Nhà nước, không giới hạn mức tối đa.<br/>Tiền công được trả theo công việc cụ thể, theo thoả thuận lương gross và lương net.Thu nhập tăng thêm là khoản thu nhập từ lợi nhuận sau thuế (dựa trên cơ sở chênh lệch thu chi của tổ chức KH&CN sau khi đã nộp thuế và nghĩa vụ vào ngân sách, trích các quỹ theo quy định) và được phân phối theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.Tuỳ thuộc vào tổng thu nhập (bao gồm cả tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm), cán bộ, viên chức phải chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật.Theo quy định của Bộ luật Lao động mới 2019, không còn thấy quy định về việc thanh toán ngày phép chưa nghỉ cho những người lao động đang làm việc. Như vậy, công ty sẽ phải bố trí nghỉ cho người lao động, và nếu người lao động không nghỉ hết thì số ngày phép năm còn tồn sẽ được cộng dồn sang năm tiếp theo hay sẽ không còn nữa?
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019: Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.Như vậy, Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần. Việc trả lương gross và lương net không ảnh hưởn đến nghỉ phép.Từ khóa » Gross Và Net Là Gì
-
Phân Biệt Lương Gross Và Lương Net | Link Power
-
Lương Gross Là Gì? Phân Biệt Lương Gross Và Lương Net
-
Lương Net Là Gì? Người Nhận Lương Net Cần Biết Gì để Không Bị Thiệt?
-
Lương Net Và Lương Gross: Hiểu Như Nào Là Đúng Nhất? - Glints
-
Công Cụ Tính Lương Gross Sang Net / Net Sang Gross Chuẩn 2022
-
Lương Gross Là Gì? Lương Net Là Gì? Cách Tính Lương
-
Lương NET Và Lương GROSS Là Gì? - Lê Ánh Hr
-
Lương Gross Là Gì? Cách Tính, Phân Biệt Lương Gross Và Net
-
Lương Net Là Gì? Phân Biệt Lương Gross Và Lương Net?
-
Cách Phân Biệt Lương Net Và Lương Gross đơn Giản Nhất - Cloudify
-
Lương Net, Lương Gross Là Gì? Chuyển Lương Net Sang Gross
-
Phân Biệt Lương NET Và Lương GROSS Và Cách Tính Lương
-
Tìm Hiểu Về Khái Niệm Lương Gross Và Lương Net
-
Lương Net Là Gì? Phân Biệt Lương Gross Và Net Chi Tiết Nhất - Finhay