[Phân Biệt] Tài Sản Và Tiêu Sản

Tài sản và tiêu sản là hai khái niệm ra đời đã lâu nhưng cho đến hiện tại vẫn còn nhiều người khá mờ hồ để hiểu rõ về nó. Trong ngôn ngữ học, tài sản và tiêu sản thường xuyên được đề cập nên để hiểu sâu hơn, nắm được sự khác biệt để dùng chính xác, hãy cùng Khacnhaugiua.vn tìm hiểu chi tiết, đọc ngay nào!

Định nghĩa

Khái niệm về tài sản và tiêu sản đã được Robert Kiyosaki nhắc tới lần đầu tiên trong cuốn sách vô cùng nổi tiếng của ông “Rich Dad, Poor Dad” (Bố giàu, Bố nghèo). Cuốn sách được xuất bản vào năm 2000 và đã nhận được sự đón nhận lớn cũng như truyền bá vô cùng rộng rãi bởi sự so sánh chính xác và thực tế.

Khái niệm tài sản, tiêu sản đã ra đời từ rất lâu

⮚ Tài sản là những gì mà bạn bỏ tiền từ trong túi ra để sở hữu chúng, sau đó chúng mang tiền cho lại vào trong túi của bạn, và trong tương lai tiền của bạn sinh lời so với số tiền mà bạn đã bỏ ra ban đầu.

⮚ Tiêu sản là những gì mà bạn bỏ tiền từ trong túi ra để sở hữu chúng và rồi bạn lại phải tiếp tục bỏ tiền ra để “nuôi” hoặc duy trì chúng.

Từ định nghĩa của Tài sản và Tiêu sản, bạn có thể thấy chúng đều là những thứ mà được bạn bỏ tiền trong túi ra để mua về và sở hữu. Tuy nhiên, trong khi tài sản có thể giúp bạn sinh lời trong tương lai thì tiêu sản lại buộc bạn phải bỏ thêm tiền để duy trì chúng. Đó là sự khác biệt rõ ràng giữa hai khái niệm này mà bạn cần hiểu để sử dụng trong cuộc sống cũng như cân bằng chi tiêu.

Một số ví dụ

Ví dụ về tài sản

• Bạn bỏ tiền ra để đầu tư mua vào một cổ phiếu nào đó, sau đó giá cổ phiếu tăng lên, lúc này bạn thực hiện lệnh bán ra và ăn lời. Ở đây cổ phiếu chính là tài sản của bạn, nó giúp bạn kiếm tiền trong tương lai.

Đầu tư cổ phiếu là hình thức đầu tư vào tài sản sinh lời

• Bạn mua nhà, chung cư giá rẻ, sau đó đưa cho người khác thuê để ở hoặc sử dụng vào mục đích khác và thu tiền hàng tháng. Sau một quá trình, số tiền thu được sẽ giúp bạn hòa vốn và tiếp theo sẽ sinh lời đầu tiên và lâu dài.

• Bạn mua một mảnh đất khi giá còn rẻ, sau đó nhờ nằm trong vùng quy hoạch nên giá đất tăng mạnh, lúc này bạn bán miếng đất và thu được một khoản lãi lớn.

Ví dụ về tiêu sản

• Bạn dùng tiền trong túi để mua một chiếc xe ô tô dùng cho việc đi lại, sau đó bạn phải bỏ tiền ra để chi trả cho chi phí xăng, bảo hành, bảo dưỡng, bảo hiểm…

Mua ô tô là hình thức tiêu sản

• Bạn dùng tiền mua những bộ áo quần sang trọng, rồi bạn cần bỏ tiền để giặt ủi, bảo quản nó. Và sau đó, nếu bạn muốn thanh lý bán lại thì giá trị của quần áo sang trọng cũng bị giảm xuống đáng kể.

• Bạn đi thuê nhà để ở, vừa phải trả tiền thuê hàng tháng vừa phải bỏ tiền ra để trả tiền cho các chi phí như điện, nước…

Hành vi chi tiêu tài sản và tiêu sản

Từ người giàu, người nghèo đến tầng lớp trung lưu thì ai cũng cần phải có tiêu sản, bởi tiêu sản bao gồm các nhu cầu bức thiết về ăn uống, nghỉ ngơi…Tuy nhiên, khi xét về tư duy tiêu sản thì lại có sự khác biệt đáng kể.

• Người giàu họ thường chọn mua những tài sản mang lại giá trị tương lai cho mình. Vì thế cho nên người giàu lại càng giàu hơn và khối lượng tài sản của họ ngày càng tăng lên.

• Người trung lưu thường đưa ra lựa chọn mua nhà để ở, mua xe để đi và họ cho rằng căn nhà, chiếc xe đó là tài sản của họ. Nhưng đây thực sự là sai lầm, vì nó không phải là tài sản mà thật ra là tiêu sản.

• Người nghèo (trong xã hội cũ thường gọi là người vô sản), họ dùng toàn bộ thu nhập khá ít ỏi để trang trải các chi phí sinh hoạt cho cuộc sống hằng ngày. Vì không có tiền dư hoặc tiền dư rất ít nên người nghèo không đủ khả năng để mua tài sản hoặc tiêu sản.

Có nhiều người nhầm lẫn giữa tài sản và tiêu sản dẫn đến hành vi tiêu tiền khác nhau. Thường thì những người kinh doanh, những người có tầm nhìn dài hạn, họ luôn muốn sở hữu càng nhiều tài sản càng tốt. Những tài sản này trở thành công cụ giúp họ kiếm tiền nhiều hơn, thậm chí là rất nhiều tiền. Và sau đó họ dùng khoản thu nhập do tài sản mang lại để tiêu sản vào các thứ xa xỉ.

Tùy theo từng nhóm đối tượng sẽ có hành vi đầu tư tài sản hoặc tiêu sản khác nhau

Còn nhiều người lại thích hưởng thụ, họ dành toàn bộ số tiền có được để mua tiêu sản. Và sau đó, nhiều người trở nên nghèo hơn vì không thể sinh ra được thu nhập mà còn phải bỏ tiền ra để duy trì tiêu sản.

Ví dụ, một số người nhờ may mắn trúng số, sự giàu có bất ngờ ập tới, lúc này thay vì mua tài sản để tích lũy thì họ lại bị hấp dẫn bởi tiêu sản. Dần dần họ dành toàn bộ tiền vào những thứ tiêu sản và không lâu sau lại trở thành người vô sản.

Với bài viết trên đây, hy vọng độc giả của Khacnhaugiua.vn đã nắm được những điểm khác nhau giữa Tài sản và Tiêu sản để có thể đưa ra được một kế hoạch chi tiêu và đầu tư hợp lý.

3.7/5 - (37 votes)

Từ khóa » Khái Niệm Về Tiêu Sản Và Tài Sản