Phân Biệt Tham ô Và Tham Nhũng? - Luật Hoàng Phi
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- Tham nhũng là gì?
- Tham ô là gì?
- Phân biệt tham ô và tham nhũng
- Ví dụ về tham nhũng, tham ô
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế thì việc đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn hệ thống chính trị và toàn xã hội, góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, tăng cường hiệu quả quản lý của Nhà nước, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời giữ vững niềm tin của nhân dân đối với Đảng.
Trong thực tiễn xuất hiện hai thuật ngữ “tham nhũng” và “tham ô” thường rất hay bị nhầm lẫn là giống nhau hoàn toàn nhưng thực chất không phải vậy. Vậy làm thể nào để Phân biệt tham ô và tham nhũng?, định nghĩa về tham nhũng là gì? Tham ô là gì? Giữa chúng khác nhau như thế nào?
Để nhằm giúp quý độc giả có thể hiểu hơn về vấn đề này, chúng tôi xin gửi đến quý độc giả những thông tin dưới bài viết sau.
Tham nhũng là gì?
Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi, căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống tham nhũng 2018 đưa ra khái niệm tham nhũng.
– Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:
+ Cán bộ, công chức, viên chức;
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
+ Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
+ Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;
+ Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó. (theo Khoản 2 Điều 3 Luật phòng, chống tham nhũng 2018)
– Vụ lợi là việc người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng. (theo Khoản 7 Điều 3 Luật phòng, chống tham nhũng 2018)
Điều 2 Luật phòng, chống tham nhũng 2018 nêu ra các hành vi tham nhũng như sau:
1. Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:
a) Tham ô tài sản;
b) Nhận hối lộ;
c) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
đ) Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;
g) Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;
h) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;
i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;
k) Nhũng nhiễu vì vụ lợi;
l) Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
m) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
2.Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:
a) Tham ô tài sản;
b) Nhận hối lộ;
c) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.
Tham ô là gì?
Tham ô là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý, căn cứ tại Điều 353 trong Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
Vậy dựa vào 2 khái niệm là tham ô và tham nhũng chúng ta có thể phân biệt tham ô và tham nhũng?, mời quý vị tham khảo tiếp nội dung dưới đây để nắm rõ.
Phân biệt tham ô và tham nhũng
Như vậy, qua khái niệm tham nhũng và tham ô nêu trên, có thể thấy đây là hai khái niệm không hoàn toàn đồng nhất, không phải là một.
Tham nhũng là khái niệm rộng hơn tham ô và bao gồm cả khái niệm tham ô. Tham ô chỉ là một trong số các hành vi của người lợi dụng chức vụ, quyền hạn vì vu lợi trong các hành vi tham nhũng, ngoài hành vi tham ô còn có các hành vi khác trong các hành vi tham nhũng như: Nhận hối lộ; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;…
Để giúp quý độc giả phân biệt rõ hơn về tham nhũng và tham ô, chúng tôi xin phân biệt rõ hơn thông qua bảng sau:
Tiêu chí | Tham ô | Tham nhũng |
Bản chất | Tham ô tài sản là một trong những hành vi tham nhũng, là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý. | Tham nhũng là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận lợi ích để làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Tham nhũng bao gồm cả hành vi tham ô. |
Đối tượng của hành vi | Tài sản mình có trách nhiệm quản lý | Tài sản mình có trách nhiệm quản lý Tài sản hoặc lợi ích mà người đưa hối lộ đưa |
Mục đích | Chiếm đoạt tài sản | Chiếm đoạt tài sản; Làm hoặc không làm một việc gì đó vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. |
Yếu tố tác động việc thực hiện hành vi | Tự bản thân chủ thể thực hiện hành vi này đã cố ý thực hiện. | Tự bản thân chủ thể thực hiện hành vi này đã cố ý thực hiện ;trực tiếp hoặc trung gian theo yêu cầu của người đưa hối lộ. |
Ví dụ về tham nhũng, tham ô
Ngoài Phân biệt tham ô và tham nhũng?, để quý vị hình dung được về 2 cụm từ này, chúng tôi sẽ đưa ra một số ví dụ điển hình:
Ví dụ tham ô: Anh A là kế toán của một ủy ban nhân dân huyện , anh A đã lấy tiền của cơ quan đi mua một chiếc ô tô. Vì anh A là kế toán có quyền tiếp cận, quản lý tài sản của cơ quan, anh đã sử dụng quyền hạn của mình để tham ô tài sản. Như vậy trong trường hợp này anh A có hành vi tham ô (đồng thời chính là một hành vi tham nhũng). Tùy theo tính chất và mức độ hành vi anh A sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc hình sự.
Ví dụ tham nhũng: Giả sử, có anh B đưa tiền hối lộ và yêu cầu anh A phải cung cấp những tài liệu thông tin mật của Ủy ban nhân dân huyện nơi anh A làm việc. Anh A vì lòng tham đã nhận số tiền hối lộ và lấy thông tin, tài liệu mà anh B muốn tiếp cận. Hành vi của anh A trong trường hợp này là hành vi tham nhũng (cụ thể là hành vi nhận hối lộ). Tùy theo tính chất và mức độ hành vi anh A sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc hình sự.
Trên đây là nội dung bài viết của Công ty Luật Hoàng Phi về vấn đề Phân biệt tham ô và tham nhũng? mong rằng đã cung cấp đến quý độc giả những thông tin hữu ích.
Từ khóa » Các Ví Dụ Về Tham Nhũng
-
Tham ô Là Gì ? Tham Nhũng Là Gì ? Ví Dụ Về Tham ô Tài Sản
-
VÍ DỤ VỀ HÀNH VI THAM NHŨNG - Kinh Doanh Liêm Chính
-
10 Vụ án Lớn Về Kinh Tế, Tham Nhũng Và Các Vụ án điển Hình được ...
-
Trình Bày Nguyên Nhân Và Tác Hại Của Tham Nhũng? Lấy Ví Dụ?
-
Hành Vi Tham Nhũng Có Thể Xảy Ra ở đâu?
-
Tham Nhũng Là Gì? Các Hành Vi Tham Nhũng - Thư Viện Pháp Luật
-
Hành Vi Tham Nhũng
-
Ví Dụ Về Hành Vi Tham Nhũng - Medium
-
Tham Nhũng Là Gì? Quy định Của Pháp Luật Về Việc Công Chức Tham ...
-
Những Ví Dụ Thực Tiễn Về BS 10500 Phòng Chống Tham Nhũng | BSI
-
[PDF] Các Hình Thái Tham Nhũng - World Bank Document
-
Tham Nhũng Chính Trị – Wikipedia Tiếng Việt
-
[DOC] Tài Liệu Giảng Dạy Về Phòng, Chống Tham Nhũng Dùng Cho Các ...