Tham Nhũng Là Gì? Quy định Của Pháp Luật Về Việc Công Chức Tham ...
Có thể bạn quan tâm
Tham nhũng được hiểu là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để hưởng lợi ích vật chất trái pháp luật, đồng thời gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cá nhân, tập thể, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức…. Để hiểu sâu hơn tham nhũng là gì? Những quy định pháp luật về việc công chức tham nhũng ra sao? Hãy cùng Luật Hùng Sơn khám phá bài viết dưới đây!
- Tham nhũng là gì?
- Công chức tham nhũng bị xử lý như thế nào?
- Có bao nhiêu tội về tham nhũng
- Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết hành vi tham nhũng
- Ví dụ về hành vi tham nhũng
Tham nhũng là gì?
Định nghĩa về tham nhũng được quy định chi tiết trong khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 như sau:
Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
Trong đó:
- Cán bộ, công chức, viên chức là 1 trong các đối tượng của người có chức vụ, quyền hạn. Họ là người được bổ nhiệm, bầu cử, tuyển dụng, ký hợp đồng… có hay không có hưởng lương, có quyền hạn nhất định khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định được giao.
- Vụ lợi là việc những người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để có thể đạt được lợi ích vật chất hay phi vật chất không chính đáng.
Như vậy, theo định nghĩa này thì những người tham nhũng phải là người có chức vụ, quyền hạn và đối tượng này phải lợi dụng chính chức vụ, quyền hạn của mình để có thể đạt được một lợi ích nào đó không chính đáng.
Những hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức đều được nêu tại Điều 2 của Luật Phòng, chống tham nhũng bao gồm: Tham ô tài sản; nhận hối lộ; đưa hối lộ; làm nhũng nhiễu vì vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công cho mục đích vụ lợi…
Công chức tham nhũng bị xử lý như thế nào?
Một trong những nghĩa vụ của công chức đó là không được tham nhũng và với công chức là oối tượng đứng đầu nêu tại khoản 3 Điều 10 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 thì cần phải tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng. Đồng thời họ cũng phải chịu trách nhiệm nếu như xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của mình.
Theo khoản 1 Điều 92 Luật Phòng, chống tham nhũng có nêu rõ:
Người có hành vi tham nhũng giữ bất cứ chức vụ, vị trí công tác nào đều sẽ bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, tính cả những người đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác.
Theo quy định này, cho dù công chức đã nghỉ hưu, thôi việc hoặc chuyển công tác và giữ bất kỳ chức vụ nào thì khi phát hiện có hành vi tham nhũng đều bị xử lý nghiêm.
Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, các công chức tham nhũng sẽ bị xử lý kỷ luật hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đặc biệt, nếu như công chức tham nhũng là người đứng đầu hoặc là cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thì sẽ bị xem xét gia tăng hình thức kỷ luật.
Có bao nhiêu tội về tham nhũng
Căn cứ vào Mục 1 Chương XXIII Bộ luật Hình sự 2015 quy định các tội phạm về tham nhũng bao gồm:
- Tội tham ô tài sản (Điều 253);
- Tội nhận hối lộ (Điều 354);
- Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355);
- Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 356);
- Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 357);
- Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (Điều 358);
- Tội giả mạo trong công tác (Điều 359).
Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết hành vi tham nhũng
Hiện nay, tham nhũng là vấn đề nhức nhối mang tính toàn cầu nhưng nócũng chứa đựng những yếu tố đặc thù gắn liền với từng quốc gia. Về cơ bản, tương ứng với mỗi quốc gia sẽ có những nguyên nhân, điều kiện phát sinh tham nhũng riêng. Mặc dù vậy, dựa trên cơ sở xem xét nguyên nhân, điều kiện phát sinh tham nhũng của nhiều nước trên thế giới, tuy có điểm riêng nhưng cũng có một số nguyên nhân, điều kiện có tính chất chung, tương đồng, đó là:
Sự phát triển của các hình thái Nhà nước, nhất là trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, những quan hệ kinh tế, chính trị tạo ra tiền đề khách quan cho tham nhũng nảy sinh, phát triển. Những nhà sáng lập Chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng, nguồn gốc sâu xa của tệ nạn tham nhũng là sự gặp nhau của 2 nhân tố: Quyền lực công và lòng tham cá nhân.
Trong xã hội có giai cấp, trước hết Nhà nước đại diện cho quyền lực của 1 giai cấp nhất định. Nhà nước có chức năng điều hòa những lợi ích của các giai cấp khác nhau, thậm chí là đối lập nhau. Quyền lực của Nhà nước sau khi được trao cho những con người cụ thể, đối tượng đại diện cho Nhà nước thực thi quyền lực công, trong trường hợp không có cơ chế kiểm soát dễ dẫn tới sự lợi dụng quyền lực hay lạm quyền. Sự gặp nhau giữa quyền lực công khi không được chế ước đối với nhu cầu cá nhân vượt quá giới hạn cho phép, lòng tham, đã dẫn đến việc sử dụng quyền lực công phục vụ cho nhu cầu cá nhân. Đây cũng chính là cơ sở nảy sinh tham nhũng. Khi đó, tham nhũng còn được coi là “sản phẩm của sự tha hóa quyền lực”.
Tham nhũng là hệ quả tất yếu của nền kinh tế kém phát triển, biểu hiện của việc quản lý kinh tế, xã hội lỏng lẻo, yếu kém. Trên thực tế cho thấy, ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển, việc quản lý công khai, minh bạch, văn minh, tham nhũng xảy ra hiếm hơn. Ngược lại, tại các quốc gia, vùng lãnh thổ đang phát triển, trình độ quản lý cũng như dân trí chưa cao thì ở đó tham nhũng lại càng phức tạp hơn.
Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện và đồng bộ hay việc thực thi pháp luật yếu kém cũng là 1 nguyên nhân và điều kiện của tham nhũng. Bên cạnh đó, cơ chế, chính sách, pháp luật chưa đầy đủ, thiếu sự đồng bộ, thiếu nhất quán có nhiều “kẽ hở” tạo cho những ai có chức vụ, quyền hạn, điều kiện để “lách luật” trục lợi và làm giàu bất chính. Ngoài ra, phẩm chất chính trị đạo đức của đội ngũ có chức, có quyền bị suy thoái nhất là suy thoái tư tưởng chính trị. Những người này sẵn sàng bỏ qua lợi ích chung, lợi ích của tập thể để trục lợi, làm giàu bất chính cho bản thân và gia đình mình; đặc biệt là trong điều kiện khủng hoảng chính trị, xã hội, kinh tế bị ảnh hưởng tiêu cực tới đạo đức của đội ngũ công chức.
Trình độ dân trí thấp, ý thức pháp luật của người dân chưa cao sẽ tạo điều kiện cho những người có chức quyền nhũng nhiễu, hạch sách dân chúng, vòi vĩnh trong việc nhận quà biếu, tặng hay nhận hối lộ. Trên thực tế ở các nước phát triển có trình độ dân trí cao, việc tham nhũng ít xảy ra hơn so với những nước đang phát triển và các nước kém phát triển với trình độ dân trí thấp, những người chưa có điều kiện tham gia vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng.
Bộ máy hành chính Nhà nước quá cồng kềnh, nhiều thủ tục hành chính phiền hà, nặng nề, bất hợp lý đã tạo điều kiện cho một số cán bộ, công chức Nhà nước sách nhiễu, tiếp tục nhận hối lộ của người dân, doanh nghiệp; cơ chế “xin – cho” đã trở thành “mảnh đất màu mỡ” của tham nhũng.
Chế độ, chính sách đãi ngộ, đặc biệt là vấn đề tiền lương cho cán bộ, công chức chưa được thỏa đáng cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng tham nhũng tràn lan. Khi cán bộ, công chức Nhà nước chưa thể nào sống no ấm, đầy đủ với tiền lương của mình thì tất yếu họ sẽ tìm đủ mọi cách để kiếm thêm thu nhập từ chính công việc và chức vụ mà Nhà nước giao cho mình thậm chí là tham nhũng.
Dấu hiệu nhận biết hành vi tham nhũng
Hành vi tham nhũng phải bao gồm 3 dấu hiệu đặc trưng sau:
- Được thực hiện bởi những người có chức vụ, quyền hạn;
- Người có chức vụ, quyền hạn đã lạm dụng chức vụ, lợi dụng quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được giao;
- Người thực hiện hành vi tham nhũng cần phải có mục đích, động cơ vụ lợi.
Thứ nhất, việc tham nhũng phải được thực hiện bởi những người có chức vụ, quyền hạn. Theo luật Phòng, chống tham nhũng quy định: “Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, bầu cử, uyển dụng, hợp đồng hoặc là do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không được hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, các công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.
Cụ thể dấu hiệu nhận biết các hành vi tham nhũng bao gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
- Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
- Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;
- Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.
Bên cạnh đó, theo Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017), chủ thể của những hành vi tham ô tài sản, nhận hối lộ còn có thể là đối tượng có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp hay tổ chức ngoài nhà nước.
Những người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được giao.
Sự lợi dụng, lạm dụng thông qua: (i) hoặc chức năng chính quyền; (ii) hay là chức năng tổ chức, lãnh đạo; (iii) hay chức năng hành chính, kinh tế theo nhiệm vụ, công vụ được giao; (iv) hoặc là theo thẩm quyền chuyên môn mà người đó đảm nhận.
Những người thực hiện hành vi tham nhũng cần phải có mục đích, động cơ vụ lợi (vụ lợi được hiểu là lợi ích vật chất, tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn đạt được hay có thể đạt được thông qua hành vi tham nhũng). Đó là dấu hiệu bắt buộc phải có để có thể phân biệt hành vi tham nhũng với các hành vi vi phạm pháp luật khác do những người có chức vụ, quyền hạn thực hiện.
Nếu như thiếu 1 trong 3 dấu hiệu đặc trưng trên thì không được coi là hành vi tham nhũng mà sẽ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật khác.
Ví dụ về hành vi tham nhũng
Ví dụ có anh B đưa tiền hối lộ và yêu cầu anh A phải cung cấp các tài liệu thông tin mật của UBND huyện nơi anh A làm việc. Lúc này, anh A vì lòng tham đã nhận số tiền hối lộ và lấy cắp thông tin, tài liệu mà anh B muốn tiếp cận. Hành vi này của anh A trong trường hợp này chính là hành vi tham nhũng (cụ thể là hành vi nhận hối lộ). Căn cứ theo tính chất và mức độ hành vi anh A sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc xử phạt hình sự.
Bài viết trên đây là những thông tin lý giải tham nhũng là gì? Quy định pháp luật về những hành vi của công chức tham nhũng. Hy vọng nó hữu ích cho bạn đọc. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan tới tham nhũng, hãy liên hệ với Luật Hùng Sơn ngay nhé!
5/5 - (1 bình chọn)Từ khóa » Các Ví Dụ Về Tham Nhũng
-
Tham ô Là Gì ? Tham Nhũng Là Gì ? Ví Dụ Về Tham ô Tài Sản
-
VÍ DỤ VỀ HÀNH VI THAM NHŨNG - Kinh Doanh Liêm Chính
-
10 Vụ án Lớn Về Kinh Tế, Tham Nhũng Và Các Vụ án điển Hình được ...
-
Trình Bày Nguyên Nhân Và Tác Hại Của Tham Nhũng? Lấy Ví Dụ?
-
Phân Biệt Tham ô Và Tham Nhũng? - Luật Hoàng Phi
-
Hành Vi Tham Nhũng Có Thể Xảy Ra ở đâu?
-
Tham Nhũng Là Gì? Các Hành Vi Tham Nhũng - Thư Viện Pháp Luật
-
Hành Vi Tham Nhũng
-
Ví Dụ Về Hành Vi Tham Nhũng - Medium
-
Những Ví Dụ Thực Tiễn Về BS 10500 Phòng Chống Tham Nhũng | BSI
-
[PDF] Các Hình Thái Tham Nhũng - World Bank Document
-
Tham Nhũng Chính Trị – Wikipedia Tiếng Việt
-
[DOC] Tài Liệu Giảng Dạy Về Phòng, Chống Tham Nhũng Dùng Cho Các ...