Phân Biệt Tội Gián điệp Và Tội Phản Bội Tổ Quốc ? - Bảo Vệ Pháp Luật

Hành vi cấu thành tội gián điệp và tội phản bội tổ quốc được quy định tại hai điều luật độc lập của Bộ luật hình sự 2015 (điều 108; điều 110), là những hành vi đặc biệt nguy hiểm, tính chất nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia;độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh.

Điều 108 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội phản bội Tổ quốc như sau:

“Điều 108. Tội phản bội Tổ quốc

1. Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

2. Phạm tội trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”

Điều 110 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội gián điệp như sau:

“Điều 110. Tội gián điệp

1. Người nào có một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Hoạt động tình báo, phá hoại hoặc gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài; hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc thực hiện hành vi khác giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại;

c) Cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật Nhà nước cho nước ngoài; thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

4. Người đã nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì được miễn trách nhiệm hình sự về tội này.”

Trao đổi về vấn đề này, Luật sư Trần Anh Tú - thuộc Công ty Luật THNH Hùng Thắng, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội có một số ý kiến để phân biệt tội gián điệp và tội phản bội tổ quốc như sau:

leftcenterrightdel
ThS. Luật sư Trần Anh Tú – Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH Hùng Thắng, Đoàn Luật sư TP Hà Nội .

 

1. Giống nhau:

- Tội phản bội tổ quốc và tội gián điệp là những tội có mức độ nguy hiểm nghiêm trọng cho xã hội, bởi nó trực tiếp xâm hại đến khách thể quan trọng nhất trong xã hội chính là sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, độc lập chủ quyền của Tổ quốc.

- Khách thể của cả hai tội này là xâm phạm đến quan hệ an ninh quốc gia.

- Hai tội này đều thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng với mức nguy hiểm đặc biệt lớn có khung hình phạt cao nhất quy định tại BLHS: từ 12 đến 20 năm tù, tù chung thân, tử hình.

2. Khác nhau:

Tiêu chí

Tội phản bội Tổ quốc

Tội gián điệp

Chủ thể

Chủ thể của tội này là chủ thể đặc biệt, chỉ có thể là công dân Việt Nam, tức là người mang quốc tịch Việt Nam. Những người không phải là công dân Việt Nam: người nước ngoài, người không quốc tịch không phải là chủ thể của tội phản bội tổ quốc. Tuy nhiên, người nước ngoài, người không có quốc tịch cấu kết với công dân Việt Nam gây nguy hại đến các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, thì họ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phản bội Tổ quốc với vai trò là đồng phạm (người tổ chức, người giúp sức, người xúi giục).

   Chủ thể của tội phạm này có thể là   bất kỳ ai, có thể là công dân Việt   Nam, người mang quốc tịch nước     ngoài, hoặc người không quốc tịch.

Mặt khách quan

Hành vi khách quan của tội phản bội tổ quốc được thể hiện như sau: Người phạm tội có hành vi cấu kết với người nước ngoài. Câu kết với nước ngoài được hiểu là sự liên kết, phối hợp chặt chẽ với người nước ngoài nhằm chống lại Tổ quốc. Câu kết với người nước ngoài thường được thể hiện dưới hình thức:

- Bàn bạc với người nước ngoài về âm mưu, phương thức, kế hoạch hoạt động trước mắt cũng như lâu dài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

- Nhận sự giúp đỡ của nước ngoài về vũ khí, đạn dược, tiền bạc, các phương tiện kỹ thuật khác để chống lại tổ quốc.

Hoạt động dựa vào thế lực nước ngoài hoặc tiếp tay cho người nước ngoài chống lại Tổ quốc.

Tội phản bội tổ quốc được coi là hoàn thành, khi người phạm tội có hành vi cấu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

 

  Mặt khách quan của tội gián điệp   được đặc trưng bằng một trong     những hành vi sau:

  Hoạt động tình báo: là hành vi điều   tra, thu thập mọi tin tức, tài liệu   thuộc bí mật Nhà nước hoặc không   thuộc bí mật Nhà nước để sử dụng   chống Nhà nước Cộng hòa xã hội   chủ nghĩa Việt Nam.

  Phá hoại: thể hiện ở việc người       phạm tôi có hành vi chống phá nhà   nước, làm cho việc thực hiện các   chính sách kinh tế, xã hội của Nhà   nước bị cản trở, không hoàn thành   được. Những hành vi đó có mục   đích  chống chính quyền nhân dân   và  vì lợi ích của nước ngoài.

  Gây cơ sở để hoạt động tình báo,     phá hoại thể hiện ở hành vi dụ dỗ,   rủ  rê, tìm người để có nơi ẩn náu,   có người giúp đỡ và nói chung để   tạo thuận tiện cho hoạt động gián   điệp dưới một, hai hoặc ba mặt:   hoạt động tình báo, phá hoại, gây   cơ sở.

 Hoạt động thám báo thể hiện ở   hành vi hoạt động ở vùng biên giới   vừa có tính chất thu thập tin tức,   tình hình quân sự vừa có tính chất   biệt kích vũ trang xâm nhập vào nội   địa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa   Việt Nam phục kích, tập kích, bắt   cóc người.

 Tội gián điệp là tội có cấu thành   hình thức. Tội phạmđược coi là hoàn   thành từ thời điểm chủ thể nhận lời   làm gián điệp hoặc từ thời điểm chủ   thể xâm nhập biên giới dù chưa   hoạt động gì. Vì vậy, hậu quả không   phải là dấu hiệu bắt buộc đối với tội   phạm này.

Mặt chủ quan

- Lỗi: Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi câu kết với người nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành vi đó.

- Mục đích phạm tội: Người phạm tội thực hiện hành vi trên nhằm chống chính quyền nhân dân, thay đổi chế độ chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước. Mục đích chống chính quyền nhân dân là mục đích bắt buộc củacấu thành tội phạmtội phản bội Tổ quốc.

 Lỗi: Tội gián điệp được thực hiện   với  hình thức lỗi cố ý trực tiếp.     Người phạm tội nhận thức rõ hành   vi  của mình là nguy hiểm cho xã   hội,  thấy trước hậu quả của hành vi   đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

 Mục đích phạm tội: là nhằm   chống Nhà nước Cộng hòa xã hội   chủ nghĩa Việt Nam.

 

 

 

Từ khóa » Tội Gián điệp