Phân Biệt Tội Giết Người Và Tội Cố ý Gây Thương Tích Gây Hậu

Turn on more accessible mode Turn off more accessible mode
  • Vụ 2 VKSND tối cao triển khai công tác năm 2025
  • Lãnh đạo VKSND tối cao tiếp Đoàn đại biểu VKSND tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc
  • VKSND Tp. Hà Nội làm việc với Đoàn đại biểu VKSND tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc
  • Tin hoạt động VKSND địa phương Thái Bình – Bến Tre – Sơn La – Hải Dương – Hà Tĩnh
  • VKSND tỉnh Quảng Ninh đứng Top đầu toàn Ngành về chuyển đổi số
  • Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội phối hợp với Trường Đại học Kiểm sát Liên bang Nga tổ chức Hội thảo khoa học trực tuyến
  • Lãnh đạo VKSND tối cao tiếp Đoàn đại biểu VKSND tỉnh Hà Nam, Trung Quốc
  • Vụ 9 VKSND tối cao triển khai công tác năm 2025
  • Vụ 14 VKSND tối cao triển khai công tác năm 2025
  • Thanh tra VKSND tối cao tổ chức Tọa đàm nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024)
  • Trang chủ
  • Hỏi đáp
  • Hỏi đáp pháp luật
Lĩnh vực
  • Hình sự
  • Dân sự
  • Hôn nhân gia đình
  • Hành chính
  • Thương mại
  • Lao động
  • Đất đai
  • Các lĩnh vực khác
Câu hỏi xem nhiều
  • Hành vi cố ý gây thương tích
  • Phân biệt tội giết người và tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người
  • Phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân và giả mạo văn bản, con dấu thì phải chịu hình phạt gì?
  • Xử phạt hoạt động cho vay nặng lãi
  • Phân biệt tin báo, tố giác tội phạm
  • Điểm c khoản 2 Điều 29 Bộ luật hình sự
  • Thời hạn điều tra và ra Quyết định truy nã
  • Khi áp dụng khoản 3 Điều 29 BLHS, có bắt buộc phải khởi tố bị can không?
  • “Bệnh hiểm nghèo” quy định điểm b khoản 2 Điều 29 Bộ luật hình sự
  • Thời hạn sang tên sổ đỏ khi mua bán đất
Hỏi đáp trực tuyến

Phân biệt tội giết người và tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người

Người gửi: Phân biệt tội giết người và tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người trong Bộ luật Hình sự 2015?

Câu trả lời

Trong Bộ luật Hình sự 2015 (BLHS), tội giết người và tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người được quy định tại Điều 123 và Điều 134. Hai tội danh này có những điểm khác nhau như sau: - Mục đích của hành vi phạm tội: + Tội giết người: Người phạm tội thực hiện hành vi nhằm mục đích tước đoạt tính mạng của nạn nhân. + Tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người: Người phạm tội thực hiện hành vi chỉ nhằm mục đích gây tổn hại đến thân thể nạn nhân. Việc nạn nhân chết nằm ngoài ý thức chủ quan của người phạm tội. - Xác định mức độ, cường độ tấn công + Tội giết người: Mức độ tấn công nhanh và liên tục với cường độ tấn công mạnh có thể gây chết người. + Tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người: Mức độ tấn công yếu hơn và không liên tục dồn dập với cường độ tấn công nhẹ hơn. - Vị trí tác động trên cơ thể: + Tội giết người: Thường là những vị trí trọng yếu trên cơ thế như vùng đầu, ngực, bụng,... + Tối cố ý gây thương tích dẫn đến chết người: Thường là những vị trí không gây nguy hiểm chết người như vùng vai, tay, chân, v.v... - Vũ khí, hung khí sử dụng và các tác nhân khác. + Xác định hung khí, vũ khí sử dụng hoặc các tác nhân khác: Việc xác định vũ khí, hung khí tấn công như súng, dao, gậy…cũng là yếu tố quan trọng nhằm phân biệt hai tội này. - Yếu tố lỗi: + Tội giết người: Người thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý. Trong trường hợp một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là có tính nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra thì được xác định là lỗi cố ý trực tiếp. Trong trường hợp một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra thì được xác định là lỗi cố ý gián tiếp. + Tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người: Người thực hiện hành vi có lỗi vô ý đối với hậu quả chết người xảy ra. Nghĩa là họ thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra, có thể ngăn ngừa được hoặc họ không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. Hậu quả chết người xảy ra là vì những thương tích do hành vi của người phạm tội gây ra. - Trong trường hợp phạm tội cố ý gây thương tích, người phạm tội chỉ mong muốn hoặc bỏ mặc cho hậu quả gây thương tích xảy ra. Còn trường hợp phạm tội giết người chưa đạt là người phạm tội mong muốn hậu quả xảy ra, hậu quả chết người không xảy ra là ngoài ý muốn của họ. -Trường hợp người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có khả năng làm chết người mà vẫn có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra muốn sao cũng được, nếu hậu quả là gây thương tích thì định tội cố ý gây thương tích, nếu hậu quả là chết người thì người phạm tội phạm vào tội giết người. Ban biên tập In In bài viết

Các câu hỏi khác

STT Câu hỏi Ngày hỏi Câu trả lời
1 Thẩm quyền ban hành Quyết định chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 20/05/2020
2 Đăng ký khai sinh quá hạn cho con khi chưa đăng ký kết hôn 20/05/2020
3 Vận chuyển trái phép chất ma túy 54000 viên ma túy tổng hợp thì bị phạm vào Điều nào và khoản nào Bộ luật Hình sự? 20/05/2020
4 Có bắt buộc các vụ án hình sự, Kiểm sát viên phải có Bản yêu cầu điều tra không? 20/05/2020
5 Có bắt buộc phải áp dụng một trong các biện pháp ngăn chặn đối với bị can hay không? 20/05/2020
6 Các trường hợp nghỉ việc không hưởng lương và nghỉ ốm đau 20/05/2020
7 Xử phạt công trình chưa có giấy chứng nhận thẩm duyệt PCCC đã đi vào hoạt động 20/05/2020
8 Xe may 20/05/2020
9 Bắt buộc chữa bệnh 20/05/2020
10 Có được thi hành án tài sản của công ty để trả nợ cho cá nhân chủ sở hữu không? 20/05/2020
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Văn bản
  • Thư điện tử
  • Các ứng dụng trong ngành
  • Hỏi đáp pháp luật
  • Dự thảo văn bản lấy ý kiến
  • Danh bạ điện thoại

Đang truy cập:

36

Tổng lượt truy cập:

47.184.553

Từ khóa » đâm Phát Chết Luôn