Phân Tích Tội Giết Người Theo Quy định Bộ Luật Hình Sự

Giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật. Đây là hành vi vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm đến tính mạng của con người. Tội giết người được quy định tại Điều 123, Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Căn cứ pháp lý của tội giết người

Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2018 quy định về tội giết người như sau:

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: (a) Giết 02 người trở lên; (b) Giết người dưới 16 tuổi; (c) Giết phụ nữ mà biết là có thai; (d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; (đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; (e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; (g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; (h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; (i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ; (k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; (l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người; (m) Thuê giết người hoặc giết người thuê; (n) Có tính chất côn đồ; (o) Có tổ chức; (p) Tái phạm nguy hiểm; (q) Vì động cơ đê hèn.

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Các yếu tố cấu thành tội phạm của tội giết người

(i) Mặt khách quan của tội giết người

Hanh vi khách quan của tội giết người là hành vi dùng mọi thủ đoạn nhằm làm cho người khác chấm dứt cuộc sống.Tuy nhiên, cần phân biệt với các trường hợp: nếu làm chết chính bản thân mình thì bị coi là tự tử hoặc tự sát; nếu vì vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng mà làm chết người khác thì cấu thành tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

Hành vi làm chết người được thực hiện thông qua các hình thức hành động hoặc không hành động:Hành động thể hiện qua việc người phạm tội đã chủ động thực hiện các hành vi mà pháp luật không cho phép như: dùng dao đâm, dùng súng bắn, dùng gậy đánh, dùng gạch ném... tác động vào thân thể nạn nhân nhằm tước bỏ tính mạng người đó; không hành động là việc người phạm tội không thực hiện nghĩa vụ phải làm (phải hành động) để đảm bảo sự an toàn tính mạng của người khác... nhằm giết người khác. Thông thường tội phạm được thực hiện trong trường họp (bằng cách) lợi dụng nghề nghiệp.

Hành vi của người phạm tội giết người có thể có hoặc không sử dụng vũ khí, hung khí:Không sử dụng vũ khí hoặc hung khí là trường hợp người phạm tội chủ yếu sử dụng sức mạnh cơ thể của mình tác động lên cơ thể của nạn nhân hoặc đẩy nạn nhân vào điều kiện không thể sống được như đấm, đá, bóp cổ... hoặc dùng các thủ đoạn khác như đẩy xuống sông...; có sử dụng vũ khí, hung khí hoặc các tác nhân gây chết người khác. Trường họp này người phạm tội có sử dụng các công cụ phạm tội như: Súng, lựu đạn, bom, mìn, dao, búa, gậy gộc,... hoặc các tác nhân gây chết khác như thuốc độc, điện ...

Hành vi giết người được thể hiện dưới hình thức dùng vũ lực hoặc không dùng vũ lực: dùng vũ lực là trường hợp người phạm tội đã sử dụng sức mạnh vật chất (có hoặc không có công cụ, phương tiện phạm tội) tác động lên thân thể nạn nhân.Việc dùng vũ lực có thể được thể hiện bằng các hình thức: trựctiếp dùng tay, chân để đánh đá, bóp cổ, ...; thực hiện gián tiếp thông qua phương tiện vật chất (có công cụ, phương tiện phạm tội) như: Dùng dao để đâm, chém, dùng súng bắn...;Không dùng vũ lực nghĩa là dùng các thủ đoạn khác mà không sử dụng sức mạnh vật chất để tác động lên cơ thể nạn nhân như: Dùng thuốc độc để đầu độc nạn nhân, gài bẫy điện để nạn nhân vướng vào...

Hậu quả: Hậu quả do hành vi của tội phạm giết người gây ra là làm người khác chết (tức là chấm dứt sự sống của người khác). Tuy nhiên chỉ cần hành vi mà người phạm tội đã thực hiện có mục đích làm chấm dứt sự sống của người khác (hay làm cho người khác chết) thì được coi là cấu thành tội giết người cho dù hậu quả chết người có xảy ra hay không. Một số trường hợp, việc dùng vũ lực không gây ra hậu quả trực tiếp làm nạn nhân chết mà chỉ có tác dụng đẩy nạn nhân vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng và tử vong (như xô nạn nhân xuống sông và bỏ mặc cho đến chết hoặc đạp nạn nhân ra ngoài đường đang có nhiều xe ôtô chạy dẫn đến bị xe cán chết...) vẫn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người nếu chứng minh được người thực hiện hành vi đó có mục đích giết người. Đây có thể xem là hậu quả gián tiếp.

Thông thường đối với trường hợp giết người với lồi cố ý gián tiếp thì hậu quả đế đâu xử lý đế đó (nếu có hậu quả chết người thì xử ý tội giết người, nếu nạn nhân không chết thì xử lý tội cố ý gây thương tích). Ví dụ: A cầm lựu đạn ném vào nhà B, nếu có người chết thì A bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người, nếu có người bị thương thì A bị truy cứu về tội cố ý gây thương tích.

Mối quan hệ nhân quả: hành vi giết người luôn có trước hậu quả chết người (không có trường hợp ngược lại hậu quả chết người mới thực hiện hành vi. Ví dụ đâm, chém thử thi mà biết rõ người đó đã chết). Hành vi phải chứa đựng khả năng gây ra hậu quả chết người. Ví dụ: A dùng dao đâm vào cổ B là hành vi chứa đựng khả năng gây chết người và như vậy hành của A và cái chết của B có quan hệ nhân quả. Ngược lại A đánh B bị thương, B được mọi người chở đi bệnh viện, trong quá trình sơ cứu bác sĩ tiêm nhầm thuốc, B tử vong. Pháp y kết luận nạn nhân tử vong do bị sốc thuốc. Mặc dù A có hành vi đánh B và hậu quả chết người đã xảy ra nhưng A không phạm tội giết người vì hành vi của A không có quan hệ nhân quả với cái chết của B. Nói cách khác hành vi của A không chứa đựng khả năng gây ra chết người. Hậu quả chết người phải là kết quả của hành vi giết người chứ không phải kết quả của của những nguyên nhân khác.

(ii) Mặt chủ quan của tội giết người

Người phạm tội giết người luôn thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp).

Giết người với lỗi cố ý trực tiếp là trường hợp một người nhận thức hành vi của mình là nguy hiểm, nhận thức hậu quả chết người sẽ xảy ra và mong muốn cho hậu quả chết người xảy ra.

Giết người với lồi cố ý gián tiếp là trường hợp một người nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm, nhận thức được hậu quả chết người có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.

(iii) Khách thể của tội giết người

Hành vi của người phạm tội giết người đã xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của con người.

(iv) Chủ thế của tội giết người

Chủ thể của tội giết người là chủ thể thường. Nghĩa là bất kỳ người nào từ 14 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể trở thể của tội giết người.Theo quy định tại Điều 12 của Bộ luật hình sự, thì người từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Từ 16 tuổi trở lên: Chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

Vì sao các tổ chức, cá nhân nên sử dụng dịch vụ pháp lý trong trường hợp có liên quan tới tội phạm giết người:

Oan, sai, tình trạng bức cung, nhục hình trong vụ án hình sự tại Việt Nam hiện nay không còn hiếm. Tình trạng này không chỉ trực tiếp xâm phạm quyền tự do, danh dự, nhân phẩm... mà trong nhiều trường hợp, còn tước đoạt cả quyền được sống của con người;

Ngược lại, Việt Nam không hiếm trường hợp lại diễn ra tình trạng "hành chính hóa" hoặc "dân sự hóa" hành vi vi phạm pháp luật hình sự (tội phạm). Tố giác, tố cáo, tin báo tội phạm của tổ chức, doanh nghiệp, công dân không được giải quyết đúng pháp luật, dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm, không truy tố hoặc truy tố không đúng hành vi phạm tội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, các đương sự;

Sự tham gia của luật sư trong lĩnh vực hình sự đặc biệt là với vai trò là người bào chữa cho bị can, bị cáo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người tố giác (tố cáo), người bị hại, nguyên đơn, bị đơn dân sự trong vụ án hình sự là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để giảm thiểu và ngăn chặn tình trạng trên. Hoạt động bào chữa cho bị can, bị cáo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người bị hại không chỉ là hoạt động nghề nghiệp mà còn là trách nhiệm xã hội của người luật sư trong việc duy trì công lý.

Luật sư Nguyễn Duy Hội - Công ty Luật TNHH Everest

Nguồn: http://hinhsu.luatviet.co

Từ khóa » đâm Phát Chết Luôn