Phân Biệt Trách Nhiệm Dân Sự Và Nghĩa Vụ Dân Sự

Phân biệt trách nhiệm dân sự và nghĩa vụ dân sựSo sánh trách nhiệm dân sự và nghĩa vụ dân sựTải vềMua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn KHÔNG quảng cáo & Tải tất cả các File chỉ từ 69.000đ. Tìm hiểu thêm Mua ngay Từ 69.000đ

Sự khác nhau giữa trách nhiệm dân sự và nghĩa vụ dân sự

Nhiều người nhầm lẫn giữa 2 khái niệm trách nhiệm dân sự và nghĩa vụ dân sự. Vậy trong quan hệ dân sự thì khi nào gọi là trách nhiệm dân sự khi nào gọi là nghĩa vụ dân sự, sự khác nhau giữ hai thuật ngữ này như thế nào?

Phân biệt vi bằng và văn bản công chứng

Phân biệt “nơi thường trú” và “nơi tạm trú”

Phân biệt phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết

1. Khái niệm:

Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền) (Điều 274 Bộ luật dân sự 2015)

Trách nhiệm dân sự là hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể xác định phải gánh chịu khi vi phạm nghĩa vụ dân sự.

2. Căn cứ phát sinh:

Nghĩa vụ dân sự:

- Hợp đồng dân sự;

- Hành vi pháp lý đơn phương;

- Thực hiện công việc không có uỷ quyền;

- Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật;

- Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật;

- Những căn cứ khác do pháp luật quy định.

Trách nhiệm dân sự: Hành vi vi phạm luật dân sự hoặc khi chủ thể có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ dân sự đó.

3. Đặc điểm:

Nghĩa vụ dân sự:

- Các bên chủ thể trong nghĩa vụ dân sự được xác định cụ thể.

- Là một loại quan hệ tài sản.

- Có sự ràng buộc pháp lý giữa các chủ thể.

- Vì lợi ích bên có quyền.

Trách nhiệm dân sự:

- Trách nhiệm dân sự là quan hệ giữa hai chủ thể độc lập có địa vị pháp lý bình đẳng, bên vi phạm phải gánh chịu trực tiếp trước bên có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm chứ không phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước (như trách nhiện hình sự).

- Trách nhiệm dân sự thông thường là trách nhiệm tài sản.

- Trách nhiệm dân sự được áp dụng đối với bên vi phạm phải tương xứng với hậu quả của hành vi vi phạm (tương xứng với mức độ tổn thất về vật chất hoặc tinh thần mà người thiệt hại phải gánh chịu).

- Trách nhiệm dân sự phải được áp dụng thống nhất và như nhau đối với các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự.

4. Loại:

Nghĩa vụ dân sự:

- Nghĩa vụ dân sự trong hợp đồng.

- Nghĩa vụ dân sự ngoài hợp đồng.

Trách nhiệm dân sự:

- Trách nhiệm dân sự trong hợp đồng:

+ Trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ;

+ Trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ giao vật;

+ Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền;

+ Trách nhiệm do không thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc;

+ Trách nhiệm do chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ;

+ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ.

- Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng

5. Đối tượng thực hiện:

Nghĩa vụ dân sự: Bên có nghĩa vụ trong quan hệ dân sự.

Trách nhiệm dân sự: Là người vi phạm nhưng cũng có thể là người khác (người đại diện theo pháp luật cho người chưa thành niên, pháp nhân, cơ quan, tổ chức).

6. Mục đích:

Nghĩa vụ dân sự: Vì lợi ích của chủ thể có quyền.

Trách nhiệm dân sự: Khắc phục hậu quả xấu xảy ra do hành vi vi phạm pháp luật dân sự.

Từ khóa » Sự Khác Nhau Giữa Trách Nhiệm Và Nghĩa Vụ