Phân Biệt Trách Nhiệm Dân Sự Và Nghĩa Vụ Dân Sự - Luật Dương Gia

Phân biệt trách nhiệm dân sự và nghĩa vụ dân sự. Trách nhiệm dân sự theo quy định “Bộ luật dân sự 2015”.

Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào Công ty Luật Dương Gia, em có câu hỏi nhờ công ty giải đáp gùm, đó là phân biệt trách nhiệm dân sự và nghĩa vụ dân sự? Mong công ty sớm phản hồi vào mail em. Xin cảm ơn.

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– “Bộ luật dân sự 2015”;

2. Giải quyết vấn đề:

Hiện nay, tại các văn bản quy pháp luật không có văn bản nào đưa ra khái niệm cụ thể về trách nhiệm dân sự, nhưng theo lý luận pháp luật dân sự thì trách nhiệm được hiểu là các biện pháp có tính cưỡng chế áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật gây ra thiệt hại cho người khác, người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm khắc phục những hậu quả xấu xảy ra bằng tài sản của mình (trong đó có bồi thường thiệt hại trong hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng).

Trong trách nhiệm dân sự bao gồm trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự, trách nhiệm dân sự do không thực hiện nghĩa vụ giao vật, trách nhiệm dân sự do không thực hiện nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không được thự chiện một công việc, trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự, trách nhiệm dân sự do chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ dân sự và trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Đối với mỗi loại vi phạm nghĩa vụ, bên vi phạm nghĩa vụ dân sự sẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng. Cụ thể theo quy định tại Điều 302 “Bộ luật dân sự 2015” có quy định về trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự như sau:

“1. Bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.

2. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

3. Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền.”

Điều 303 “Bộ luật dân sự 2015” quy định trách nhiệm dân sự do không thực hiện nghĩa vụ giao vật như sau:

“1. Khi bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ giao vật đặc định thì người có quyền được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải giao đúng vật đó; nếu vật không còn hoặc bị hư hỏng thì phải thanh toán giá trị của vật.

2. Khi bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ giao vật cùng loại thì phải thanh toán giá trị của vật.

3. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà gây thiệt hại cho bên có quyền thì ngoài việc thanh toán giá trị của vật còn phải bồi thường thiệt hại cho bên có quyền.”

Điều 304 “Bộ luật dân sự 2015” quy định tách nhiệm dân sự do không thực hiện nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc:

“1. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện một công việc mà mình phải thực hiện thì bên có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hoặc tự mình thực hiện hoặc giao cho người khác thực hiện công việc đó và yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.

2. Khi bên có nghĩa vụ không được thực hiện một công việc mà lại thực hiện công việc đó thì bên có quyền được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải chấm dứt việc thực hiện, khôi phục tình trạng ban đầu và bồi thường thiệt hại.”

Điều 305 “Bộ luật dân sự 2015” quy định trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự:

“1. Khi nghĩa vụ dân sự chậm được thực hiện thì bên có quyền có thể gia hạn để bên có nghĩa vụ hoàn thành nghĩa vụ; nếu quá thời hạn này mà nghĩa vụ vẫn chưa được hoàn thành thì theo yêu cầu của bên có quyền, bên có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ và bồi thường thiệt hại; nếu việc thực hiện nghĩa vụ không còn cần thiết đối với bên có quyền thì bên này có quyền từ chối tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

2. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”

phan-biet-trach-nhiem-dan-su-va-nghia-vu-dan-su

>>> Luật sư tư vấn phân biệt trách nhiệm và nghĩa vụ dân sự: 1900.6568

Điều 306 “Bộ luật dân sự 2015” quy định trách nhiệm dân sự do chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ dân sự:

“Bên có quyền chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ dân sự làm phát sinh thiệt hại cho bên có nghĩa vụ thì phải bồi thường thiệt hại cho người đó và phải chịu mọi rủi ro xảy ra kể từ thời điểm chậm tiếp nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”

Khi một cá nhân hay tổ chức gây thiệt hại trên thực tế cho cá nhân, tổ chức khác thì sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 307 của “Bộ luật dân sự 2015”:

“1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần.

2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.

3. Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại.”

Nghĩa vụ quân sự theo quy định tại Điều 280 của “Bộ luật dân sự 2015” được định nghĩa như sau:

“ Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền)”

Từ các quy định trên, trách nhiệm dân sự là hậu quả pháp lý khi cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm nghĩa vụ dân sự, chậm thực hiện nghĩa vụ hoặc gây thiệt hại về vật chất, tinh thần. Nghĩa vụ dân sự thì có thể phát sinh từ hợp đồng dân sự, hành vi pháp lý đơn phương, thực hiện công việc không có ủy quyền… nhưng đối với trách nhiệm dân sự thì căn cứ phát sinh đó là có hành vi vi phạm nghĩa vụ dân sự, chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự hoặc gây thiệt hại về vật chất, tinh thân cho cá nhân, tổ chức khác. Ngoài ra, nghĩa vụ dân sự sẽ do các bên trong quan hệ dân sự thỏa thuận khi xác lập quan hệ dân sự, còn trách nhiệm dân sự là trách nhiệm buộc phải thực hiện của bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ dân sự, chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự hay gây thiệt hại về vật chất, tinh thần cho cá nhân, tổ chức khác.

Từ khóa » Sự Khác Nhau Giữa Trách Nhiệm Và Nghĩa Vụ