Phận Cùi đáng Thương - Caritas Việt Nam

Vượt mấy chục cây số, qua những con đường quanh co, trơn trợt và khó đi, tôi đến được ngôi nhà bé nhỏ của một người bệnh cùi đáng thương.

Ngôi nhà của ông ẩn sau trong một làng dân tộc nghèo. Nhiều ngôi nhà ở đây trông những những cái chuồng gà và hơn thế nữa.

Khi nghe tôi đến thăm, ông vội vã ra cửa đón với một nụ cười trông rất tội nghiệp, vì con vi trùng cùi đã gặm nhấm thân thể của ông.

Tôi ngồi xuống sàn nhà và không quên xoa cái lổ mũi vì có quá nhiều mùi vừa lạ và vừa quen. Thật tội nghiệp! Nhà của ông chẳng có cái gì quý. Nếu có thì chỉ có một bao gạo 10 kg lép xẹp, một chai nước mắm, muối mới vừa được ân nhân cho vào ngày Chúa Nhật lễ “Lòng Thương Xót Chúa”.

Ông lặng lẽ kể cho tôi nghe về cuộc đời tựa như một cuốn phim buồn ẩn chứa Lòng Chúa Xót Thương.

“Con là Phêrô Rơmah Hle, sinh 1955 tại xã KonDao, huyện ĐakTô, Tỉnh Komtum. Nhà con có 4 anh chị em mồ côi cha mẹ từ nhỏ.

Khi lên 14 tuổi, dân làng đã phát hiện con bị bệnh cùi. Họ sợ hãi về căn bệnh nên đã đem vứt bỏ con xuống sông. Lúc ấy, con kêu cứu thảm thiết nhưng chẳng có ai đi cứu cả.

Trong lúc nghi tử ấy, con chợt nhận ra rằng con bị bệnh và phải đành chấp nhận chết ở dưới nước thôi. Thật lòng, con chẳng biết phải làm sao cả. Bỗng con kêu lên rằng: Lạy Chúa! xin Chúa thương xót con. Con không hề biết Chúa là ai?

Thầy biết không? Lúc bấy giờ sông suối nhiều nước lắm. Nó đã cuốn con đi và từ từ nhận chìm con xuống dưới dòng nước.

Bỗng con thấy thoáng qua một người đàn ông ở trên bờ và chính người ấy đã cứu con. Ông cấp cứu con và liền ngay sau đó đưa con về trại cùi tại KomTum cho các Sơ chăm sóc và nuôi dưỡng.”

Ông dừng lại. Dường như những hồi ức tháng năm đã qua ùa về trong lòng ông. Trên khuôn mặt khô gầy kia có những giọt nước mắt lăn dài. Ông khóc và tôi cũng khóc. Tôi thầm thán phục lòng tin của ông vào Lòng Thương Xót của Chúa. Ông đã gặp được Chúa trong cuộc đời.

Sau một lúc, ông bình tĩnh và kể tiếp: “Đến năm 1975, tức là được 20 tuổi, con lập gia đình. Lúc ấy gia đình chúng con chẳng có gì hết. Chúng con sống với nhau và sinh được 5 đứa con gái. Đến năm 1980, con cùng với vợ và các con di cư đến sống tại làng Bồ thuộc xã IaSao, huyện IaGrai, tỉnh Gia Lai.

Mọi chuyện tưởng đã trôi qua, nhưng một ngày nọ, căn bệnh cùi tái phát. Nó làm da con ngứa, lở loét và chảy máu liên tục. Lúc ấy, con bị đau lắm, không có thuốc thang điều trị, không có băng bó, không có cơm ăn và áo mặc...”Ông lại khóc và không nói nên lời. Tôi đã gặp rất nhiều bệnh nhân phong cùi suốt những tháng năm qua. Mọi người mỗi hoàn cảnh. Nhưng hoàn cảnh bi đát của ông lại khác. Từ một người con trai mới lớn, mồ côi cha mẹ, bị phong cùi và bị vứt bỏ giữa dòng suối chảy suốt. Người con trai tội nghiệp ấy đã nhận ra được tiếng nói của Chúa Phục Sinh. Chúa đã cứu chữa ông và dẫn ông bước đi trên những nẻo đường của Thập Giá.

Ông lặng lẽ ngước nhìn đầu ngỏ và kể tiếp:

“Năm 1992, vợ của con đã không chịu nổi sự đau đớn, tủi nhục của một người bệnh cùi và sự thiếu thốn mọi thứ trên đời, nên bà đã đi ngoại tình. Một thời gian sau đó, bà đã uống thuốc tự tử để lại cho con 5 đứa con gái. Con gái út mới 2 tuổi. Con đã lặn lội ngoài trời dù mưa hay nắng với thân thể đầy máu chảy để kiếm lá mì, lá khoai lang và các loại rau khác để nuôi gia đình. Đau quá, con đành lòng trở lại trại cùi Komtum một thời gian và đỡ hơn con trở về với các con.

Năm 2012 lưng con lở loét ngứa đau ngày đêm không có tiền để mua thuốc, con đã tới nhà trẻ làng Bồ để xin thuốc ghẻ thì gặp Bác sĩ Trọng. Bác sĩ báo cho thầy Phục đưa con đi Quy Hòa điều trị hơn một tháng. Giờ đã đỡ đau và đỡ ngứa hơn. Dù đớn đau, nghèo nàn, đói rách thiếu thốn mọi thứ, con thấy mình được an ủi biết bao nhờ Tình Thương của Chúa gởi thầy đến quan tâm chăm sóc con.”

Ngồi nghe câu chuyện đời của ông, tôi lại nghĩ đến gia đình. Hiện giờ bố mẹ tôi cũng đang bị bệnh. Bố bị tai biến và bị mất trí nhớ. Tôi nghĩ đến những người dân tộc nghèo bị bệnh đang nằm điều trị ở bệnh viện Ung Bướu, bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Nhi Đồng 1,2 và Bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Tôi lại nghĩ đến những bữa tiệc mừng, nghĩ đến những nhà hàng...

Ngoài sân trời bắt đầu mưa nặng hạt. Thời tiết ở Tây nguyên mùa này bắt đầu mưa nhiều đồng nghĩa nhiều gia đình dân tộc sẽ thiếu ăn, thiếu mặt.. Tôi nhớ đến bài thơ của một người thiếu nữ bệnh phong cùi: Đổi Ngọc Tài sản con có gì đem đổi ngọc ?Ruộng vườn ? – không ! nhà cửa ? – cũng không luôn!Nuôi gia súc thì không người chăm sóc (độc thân)Nên gục dần theo năm tháng u buồn !Bắt chim trời? - không cung tên bẫy rập!Cá biển khơi? – không một tấc lưới chài!Chút kiến thức bị vi trùng nuốt mấtChưa đủ no, chúng nhai cả hình hài !Vậy, Chúa ơi ! con có gì để bánĐể mà mua được ngọc quí nước trời ?!Trong thinh lặng...con nghe lời Chúa phán : Hỡi Clara khờ dại của Cha ơi !Con có đó:Bao đau thương tích tụMấy chục năm thành núi đứng âm thầm...!!Những cơn sốt vết thương hành bưng mủNhững lạnh lùng đời cách biệt tri âm !Con có đó:Với tấm thân hình chim sẻPhải trèo lên cây vả ngắm nhìn cha !(ơn đặc sủng dành cho con nhỏ béđược cùng Cha song bước dẫn về nhà) Ôi tài sản con giàu đau thương quá !Cha chờ con trên đỉnh T vắng hoàng hôn...Mau đứng dậy mang hành trang tất cảCha đổi cho ngọc quý mãi trường tồn.Khi viết bài này, tôi ước mong những trải lòng của một con người mang trên mình những vết thương được chia sẻ đến những tâm lòng quảng đại. Để rồi ông và những dân tộc nghèo đáng thương được sự nâng đỡ.Nguyện xin Chúa thương xót ông và những người dân tộc nghèo.

IaTô ngày 8/05/2014Phêrô Nguyễn Đình Phục, Ofm

Từ khóa » Trại Cùi Kon Tum