Phân đạm Là Gì? Tác Dụng Của Phân đạm - Phân Bón Huy Long
Phân đạm là loại phân bón vô cơ phổ biến hiện nay. Có vai trò quan trọng trong sự sinh trưởng và phát triển tốt của cây. Thiếu đạm hay thừa đạm đều ảnh hưởng đến cây trồng. Vậy phân đạm có tác dụng gì với cây trồng và sử dụng phân đạm đúng cách như thế nào? Phân bón Huy Long sẽ tổng hợp thông tin qua bài viết sau cho các bạn.
Khái niệm phân đạm
Phân đạm cùng với phân lân và phân kali là những loại phân vô cơ cung cấp ba nguyên tố đa lượng chính cần thiết cho cây trồng. Phân đạm là tên gọi chung của các loại phân có tác dụng cung cấp lượng đạm dinh dưỡng cho cây. Trong số các loại phân vô cơ thì phân đạm được sử dụng nhiều hơn. Vì có ảnh hưởng trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của cây.
Phân đạm là một loại phân vô cơ phổ biến
Khi bón thiếu đạm thì cây sẽ chậm phát triển lại và sinh trưởng còi cọc, lá chuyển sang vàng. Dẫn tới những quá trình sinh lý sinh hóa bị ngưng trệ gây giảm năng suất nghiêm trọng. Bón thừa đạm sẽ tích lũy gây ngộ độc cho cây vì cây không sử dụng được hết. Quá trình ra hoa, kết quả cũng bị ảnh hưởng và giảm năng suất thu hoạch. Vì thế bón đạm phù hợp để mang lại hiệu quả tối ưu.
Phân đạm có những tác dụng gì?
Đạm là một nguyên tố đa lượng quan trọng cho cây trồng. Bón đạm cho cây sẽ mang lại một số tác dụng như:
- Thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, cây phát triển được nhiều cành, lá hơn.
- Lá cây có kích thước to hơn nên quá trình quang hợp, hô hấp xảy ra mạnh.
- Quá trình chuyển hóa, tổng hợp chất dinh dưỡng đạt hiệu suất cao.
- Đạm có trong thành phần chất diệp lục là sắc tố có khả năng hấp thụ năng lượng ánh sáng và chuyển hóa thành năng lượng hóa học.
- Tham gia vào quá trình tổng hợp các loại protein đơn giản đến phức tạp, thành phần chính của màng tế bào thực vật.
- Với các loại rau ăn lá thì bón đạm có tác dụng giúp lá được xanh đậm màu hơn, chất lượng cũng được cải thiện.
- Thúc đẩy quá trình trao đổi vật chất, hấp thụ dinh dưỡng nhiều hơn từ đó nâng cao năng suất, sản lượng.
Đạm giúp cây trồng sinh trưởng phát triển tốt hơn
Một số loại phân đạm phổ biến
Phân Ure CO(NH2)2
Đạm ure chứa từ 44 – 48% hàm lượng nito nguyên chất, là loại phân có tỷ lệ dinh dưỡng đạm cao nhất. Phân ure có hai dạng là dạng hạt tròn và dạng viên như trứng cá. Phân ure có khả năng thích nghi rộng với nhiều loại đất và cây trồng. Phân ure thường dùng để bón thúc cho cây và quá trình sử dụng, bảo quản tránh ánh nắng trực tiếp sẽ bị phân hủy gây lãng phí.
Phân Amoni Sunfat (NH4)2SO4
Hay còn gọi là phân SA có chứa từ 20% hàm lượng nito nguyên chất. Phân amoni sunfat có tính chua nên kết hợp phân lân nung chảy để trung hòa độ pH cho đất.
Phân Amoni Clorua NH4Cl
Chứa khoảng 24% hàm lượng nito nguyên chất. Phân amoni clorua có tính dễ tan, cây dễ sử dụng. Phân này cũng có tính chua nên phải kết hợp bón với phân lân hoặc các loại phân khác để hạn chế làm chua đất. Đặc biệt không sử dụng bón cho cây chè, khoai tây, bắp cải, hành, tỏi.
Phân Amoni Nitrat NH4NO3
Phân amoni nitrat có dạng tinh thể màu vàng xám, chứa từ 33% – 35% hàm lượng nito nguyên chất. Đặc tính của phân amoni là có tính chua nên kết hợp với loại phân khác.
Phân Canxi Nitrat Ca(NO3)2
Chứa hàm lượng nito nguyên chất từ 15% – 15,5% và 25% CaO. Phân canxi nitrat có tính kiềm mạnh vậy nên phù hợp khi bón đất chua.
Một loại phân đạm hiện nay trên thị trường
Lưu ý khi sử dụng phân đạm
Để hiệu quả sử dụng phân đạm cao và đem lại lợi ích thiết thực cho sản xuất thì phải lưu ý những điều sau:
- Bảo quản trong túi nilông, để rơi khô ráo tránh tiếp xúc ánh nắng trực tiếp.
- Bón phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây trồng. Không nên lạm dụng quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến năng suất và làm ô nhiễm môi trường xung quanh.
- Với cây mía, ngô nên sử dụng đạm nitrat nhưng với cây lúa thì nên bón đạm clorua hoặc SA. Với cây họ Đậu nên bón đạm sớm hơn khi gieo trồng để bổ sung kịp thời dinh dưỡng cho cây phát triển. Giai đoạn đầu rễ cây vẫn chưa hình thành nốt sần, nên vi sinh vật sống cộng sinh chưa hoạt động mạnh để tự cung nguồn đạm cho cây sử dụng.
- Đa phần các loại phân đạm đều có tính chua sinh lý nếu bón lâu năm sẽ làm chua đất. Vì vậy nên kết hợp loại phân có tính kiềm để cải thiện độ chua.
- Không bón phân trong lúc trời nắng gắt hoặc sắp có mưa sẽ gây lãng phí và không đem lại hiệu quả cao.
Với những thông tin qua bài viết trên, bà con chắc chắn đã biết thêm về loại phân bón đạm và vai trò của nó như thế nào. Tuy nhiên đây là loại phân bón vô cơ, nên hạn chế sử dụng vì có thể ảnh hưởng đến môi trường, nông sản. Hiện nay có rất nhiều loại phân bón hữu cơ thay thế mang lại hiệu quả cao về mọi mặt. Phân bón Huy Long có cung cấp một số loại phân hữu cơ chất lượng và được ưa chuộng hiện nay. Chi tiết liên hệ 0777.232.718 – 0255.652.7676 hoặc Fanpage để được hỗ trợ.
Đọc thêm:
Phân ure là gì? Thành phần hóa học chính của phân ure
Phân bón hữu cơ là gì? Các loại phân bón hữu cơ phổ biến
Thâm canh là gì? Vai trò và bản chất của thâm canh
Từ khóa » đạm Giúp Gì Cho Cây
-
Phân đạm Là Gì? Ảnh Hưởng Của Nó đến Cây Trồng Như Nào?
-
Vai Trò Tác Dụng Của Phân đạm ( N )với Cây Trồng
-
PHÂN ĐẠM: VAI TRÒ VÀ CÁCH SỬ DỤNG ĐỂ TĂNG NĂNG SUẤT ...
-
Vai Trò Của Phân đạm đối Với Cây Trồng?
-
Vai Trò Tác Dụng Của Phân đạm( N )với Cây Trồng - BiOWiSH
-
Phân đạm Là Gì Và Tác Dụng Của Phân đạm đối Với Cây Trồng
-
Tác Dụng Của Phân Đạm đối Với Cây Trồng - Nhật Nông Group
-
Vai Trò Của Đạm đối Với Cây Trồng - Nhật Nông Group
-
Phân đạm Là Gì? Kỹ Thuật Sử Dụng Phân đạm Hiệu Quả
-
Đạm Cá Là Gì? 5 Tác Dụng Nổi Bật Của đạm Cá đối Với Cây Trồng
-
Cách Tự Làm đạm Sinh Học Bón Cây Tại Nhà đơn Giản, Hiệu Quả
-
Bật Mí Top 5 Tác Dụng Của đạm Cá Cho Cây Trồng Bạn Cần Biết
-
Tổng Hợp 5 Tác Dụng Của đạm Cá Dành Cho Cây Trồng Hiện Nay
-
6 Điều Cần Biết Về Dinh Dưỡng Đạm Đối Với Cây Trồng - Tin Cậy