Tác Dụng Của Phân Đạm đối Với Cây Trồng - Nhật Nông Group
Tác dụng của phân Đạm: là một trong những nguyên tố dinh dưỡng mà cây trồng có nhu cầu hàng đầu. Đạm là nguyên tố cấu tạo nên sự sống, là thành phần chính của màng tế bào thực vật, diệp lục tố…Do đó trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng cần bón cung cấp đủ phân đạm để cây phát triển, nâng cao năng suất.
Tác dụng của phân đạm
- Tác dụng của phân Đạm là chất dinh dưỡng quan trọng đối với cây trồng và là một trong những chất dinh dưỡng thường bị thiếu nhất trong sản xuất nông nghiệp. Cây trồng thường chứa khoảng 1 – 5% đạm theo trọng lượng khô.
- Tác dụng của phân Đạm tham gia tạo nên protein và các acid amin giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động sống của tế bào thực vật. Tỷ lệ protein (%) trong nông phẩm rất thay đổi và là một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng nông phẩm.
- Đạm có trong nhiều hợp chất cơ bản cần thiết cho sự phát triển của cây như diệp lục và các enzim, thúc đẩy quá trình quang hợp và các hoạt động sống của cây. Đạm cùng với lân ảnh hưởng đến khả năng di truyền của cây vì chúng nằm trong ADN và ARN.
- Đạm kích thích sự phát triển của bộ rễ, giúp cây trồng huy động mạnh các thức ăn khác trong đất. Ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Sự cung cấp đạm có liên quan đến sự sử dụng carbohydrate của cây trồng. Khi không cung cấp đủ đạm, carbohydrate sẽ bị tích tụ trong các tế bào sinh trưởng, làm cho chúng trở nên dày hơn.
Bón thiếu Đạm
- Khi cây trồng thiếu đạm, chúng trở nên cằn cổi và màu vàng xuất hiện trên lá. Sự mất protein trong lục lạp trong các lá già hình thành nên màu vàng hay bệnh úa vàng lá là chỉ thị sự thiếu đạm.
- Khi thiếu đạm nghiêm trọng thì các lá bên dưới biến thành màu nâu và chết. Các vết úa vàng này bắt đầu ở đầu lá và lan dần vào phần bên trong lá cho đến khi toàn bộ lá chết. Xu hướng chung là các lá bên trên còn non vẫn tồn tại màu xanh trong khi các lá bên dưới bị vàng và chết. Điều này cho thấy có sự di chuyển của đạm bên trong cây.
- Khi rễ không có khả năng hấp thu đủ đạm để thoả mãn nhu cầu sinh trưởng, protein trong các bộ phận già của cây bị chuyển hoá thành đạm hoà tan, vận chuyển đến các mô sinh trưởng hoạt động và được tái sử dụng để tổng hợp các protein mới.
Bón thừa Đạm
- Bón thừa đạm lá cây có màu xanh tối, tỷ lệ nước trong thân lá cao, thân lá mềm mại dễ bị sâu bệnh, quá trình sinh trưởng dinh dưỡng (thân, lá) bị kéo dài, quá trình hình thành hoa quả hạt bị chậm lại. Cây thành thục muộn, phẩm chất nông sản kém.
- Bón thừa đạm cây dùng không hết, đất không giữ lại được (trên các loại đất nhẹ, nghèo chất hữu cơ) nên đạm bị kéo xuống sâu hoặc bị rửa trôi làm ô nhiễm nguồn nước, kể cả nước trên mặt và nước ngầm.
- Khi thừa đạm, trong mối quan hệ với các chất dinh dưỡng khác như lân, kali và lưu huỳnh có thể làm chậm sự chín của cây trồng. Những triệu chứng ngộ độc ammonium như mép lá màu vàng, lá bị xoắn lại, đầu rễ bị hoại tử.
Hàm lượng N trong đất
Nitơ là nguyên tố dinh dưỡng cần tương đối nhiều cho các loại cây trồng. Hàm lượng đạm tổng số trong đất từ 0.1 – 0.2%, đất xám bạc màu hàm lượng đạm dưới 0.1%. Hàm lượng đạm trong đất tương quan với hàm lượng mùn (nitơ = 5% mùn). Đạm trong đất có 2 dạng là đạm vô cơ và đạm hữu cơ.
- Đạm vô cơ: trong đất rất ít, tầng mặt chiếm 1 – 2% của đạm tổng số, nhiều nhất cũng không vượt quá 8%. Dạng đạm vô cơ trong đất chủ yếu là NH4+; NO3-; NO2-, hàm lượng dễ tiêu của chúng nhỏ. NH4+ được sinh ra do tác động amin hoá của vi sinh vật đối với chất hữu cơ chứa đạm, trong điều kiện háo khí nó dễ bị nitrat hoá thành NO3-. NH4+ và NO3- đều tan trong nước, NH4+ được keo đất hút nên ít bị rửa trôi, còn NO3- không được keo đất hút nên dễ bị rửa trôi.
- Đạm hữu cơ: đạm hữu cơ tồn tại ở các dạng như protein, aminoaxit, và các hợp chất đạm phức tạp khác, chiếm tỉ lệ từ 93 – 99% nitơ tổng số ở dạng hữu cơ trong tầng mùn đất. Sự chuyển hoá hoá học hay sinh học các hợp chất hữu cơ này để tạo thành đạm dễ tiêu gọi là quá trình khoáng hoá. Quá trình khoáng hoá hợp chất hữu cơ chứa đạm thành dạng NH4+ gọi là quá trình amin hoá do vi sinh vật dị dưỡng thực hiện.
- Đạm hữu cơ hoà tan trong nước: gồm axit amin, amic tương đối đơn giản. Hàm lượng đạm dưới 5% đạm tổng số
- Đạm hữu cơ thuỷ phân: là dạng đạm khi ở trong môi trường axit, kiềm hoặc lên men có thể thuỷ phân tạo thành dạng tương đối đơn giản, dễ tan trong nước, hàm lượng trên 50% đạm tổng số.
- Đạm hữu cơ không thuỷ phân: chiếm 30 – 50% đạm hữu cơ. Không tan trong nước, môi trường axit, kiềm. Chủ yếu do vi sinh vật chuyển hoá thành NH4+ và NO3─. Nitơ trong đất luôn biến đổi, sự mất đạm do bay hơi, mất đạm do phản nitrat hoá thường xảy ra ở đất bí, chặt và ngập nước.
Một số phân bón chứa Đạm chuyên dùng
Phân bón gốc chuyên dụng.
- Urea (CO(NH2)2) : có hàm lượng đạm cao nhất, chiếm 46% đạm nguyên chất. Phân urea tinh khiết, tinh thể có màu trắng. Trên thị trường có phân urea dạng que, viên to nhỏ khác nhau, phân urea rất dễ hút ẩm. Urea được tạo thành do quá trình ngưng tụ NH3 và CO2 trong điều kiện nhiệt độ và áp suất nhiệt độ cao. Khi không khống chế được nhiệt độ sẽ xảy ra quá trình trùng hợp urea thành biurea, một tạp chất ảnh hưởng đến sự nảy mầm và sinh trưởng của cây con, ức chế quá trình hô hấp, quang hợp của cây.
- Potassium nitrat (KNO3): Chứa 13% đạm và 37% K (44% K2O).
- Calcium nitrat (Ca(NO3)2): chứa 15.5% đạm nguyên chất và 25% CaO. Phân canxinitrat có nhược điểm là rất dễ hút ẩm, dễ chảy rửa, khó bảo quản. Khi bón vào đất NO3─ không được giữ và rất dễ bị rửa trôi. Phân canxi nitrat là loại phân giúp cây có khả năng chịu hạn, rét, thích hợp cho vụ đông. Phân canxi nitrat cũng thích hợp ở đất chua, đất mặn, đất phèn. canxi nitrat phát huy hiệu lực tốt ở đất trồng màu lúa cạn.
- Ammonium nitrat (NH4NO3) : chứa 26 – 27% đạm nguyên chất, đạm nitrat tỷ lệ cao có đến 33 – 34.5% đạm nguyên chất. Đạm nitrat tinh khiết tinh thể có màu trắng dễ hút nước, phải cẩn thận để tránh sự đóng cục và sự thoái hoá về tính chất vật lý của phân khi tồn trữ và sử dụng. Có một số nguy cơ cháy hay nổ, dể bị rửa trôi và phản nitrat hoá mạnh hơn là các sản phẩm NH4+. Đạm nitrat tinh khiết chứa 35% đạm nguyên chất. Bón phân đạm nitrat lâu dài liên tục với lượng cao cũng không làm biến đổi độ chua của đất như đạm sulfate và đạm clorua. Thành phần NO3─ trong phân đạm nitrat dễ dàng hữu dụng đối với cây trồng, thích hợp cho bón thúc để tăng cuờng sự sinh trưởng.
Phân bón lá chuyên dụng.
- Nitro 6-6-6: có thành phần chính 30-10-10 được cung cấp dưới dạng dễ hấp thu cho cây trồng. Giúp cây trồng phát triển mạnh, thân, lá củ.
- Đạm cá rong biển được có trong xô đạm cá rong biển gồm thành phần có chiết xuất nguồn gốc từ xác cá trãi qua quá trình thủy phân, kết hợp với rong biển. ngoài ra có bổ sung vào nguyên liệu gốc cần thiết cho quá trình phát triển của cây trồng gồm: Ga3, lysine, methionine, glysine, tyrosine, acid gutamic, amino acid, B, Cu, Mg, Fe, Zn, Mn,…
- Một số nhóm sản phẩm được cung cấp dưới dạng Amino hữu cơ. Nhóm sản phẩm này được bổ sụng dưới dạng đạm gọi là trực tiếp cho cây trồng. Giúp cây trồng dễ hấp thu hơn mà không phải trai qua quá trình chuyển hóa ở cây. khắc phục tức khắc các hiện tượng ở cây trồng.
Một số sản phẩm có thể liên hệ và mua trự tiếp tại đây
Trả lời Hủy
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Bình luận *
Tên *
Email *
Trang web
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Chuyên mục- Cẩm nang nông nghiệp
- Tin tức
- Thuốc trị bọ trĩ trong giai đoạn làm bông sầu riêng
- Kỹ thuật làm bông sầu riêng, bà con cần chuẩn bị gì?
- Amino acid là gì? Vai trò của amino axit đối với cây trồng
- Chăm sóc sầu riêng giai đoạn xổ nhụy
- Giá cà phê hôm nay 7/12: Tăng giá ngoạn mục cao nhất 125.300 đồng/kg
- Phân hữu cơ (2)
- Phân bón lá cao cấp (42)
- Phân bón lá phức tạp (11)
- Trị bệnh – Ngừa bệnh (3)
- Phân bón lá hữu cơ (13)
- Phân tưới nhỏ giọt (3)
- Phân NPK dạng Bột (2)
- Siêu Vitamin Liên hệ ngay
- Phân bón Nutri Fulvic 90 NPK 20-20-20 Liên hệ ngay
- Phân bón NPK 7-5-44 + TE Liên hệ ngay
- Phân bón trung - vi lượng US Combi Plus Liên hệ ngay
- KING TROPICAL nuôi dưỡng trái non lớn nhanh, tròn đều Liên hệ ngay
- Trang chủ
- Phân bón lá cao cấp
- Phân bón lá hữu cơ
- Phân bón lá phức tạp
- Trị bệnh – Ngừa bệnh
- Phân NPK dạng Bột
- Phân hữu cơ
- Tin tức
- Cẩm nang nông nghiệp
- Liên hệ
- Đăng nhập
Đăng nhập
Tên tài khoản hoặc địa chỉ email *
Mật khẩu *
Ghi nhớ mật khẩu Đăng nhập
Quên mật khẩu?
Từ khóa » đạm Giúp Gì Cho Cây
-
Phân đạm Là Gì? Ảnh Hưởng Của Nó đến Cây Trồng Như Nào?
-
Vai Trò Tác Dụng Của Phân đạm ( N )với Cây Trồng
-
PHÂN ĐẠM: VAI TRÒ VÀ CÁCH SỬ DỤNG ĐỂ TĂNG NĂNG SUẤT ...
-
Vai Trò Của Phân đạm đối Với Cây Trồng?
-
Vai Trò Tác Dụng Của Phân đạm( N )với Cây Trồng - BiOWiSH
-
Phân đạm Là Gì Và Tác Dụng Của Phân đạm đối Với Cây Trồng
-
Phân đạm Là Gì? Tác Dụng Của Phân đạm - Phân Bón Huy Long
-
Vai Trò Của Đạm đối Với Cây Trồng - Nhật Nông Group
-
Phân đạm Là Gì? Kỹ Thuật Sử Dụng Phân đạm Hiệu Quả
-
Đạm Cá Là Gì? 5 Tác Dụng Nổi Bật Của đạm Cá đối Với Cây Trồng
-
Cách Tự Làm đạm Sinh Học Bón Cây Tại Nhà đơn Giản, Hiệu Quả
-
Bật Mí Top 5 Tác Dụng Của đạm Cá Cho Cây Trồng Bạn Cần Biết
-
Tổng Hợp 5 Tác Dụng Của đạm Cá Dành Cho Cây Trồng Hiện Nay
-
6 Điều Cần Biết Về Dinh Dưỡng Đạm Đối Với Cây Trồng - Tin Cậy