Phân Lập Vi Sinh Vật - Sở Khoa Học Và Công Nghệ Bến Tre
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Chức năng, Nhiệm vụ
- Các phòng ban
- Đề tài-Dự án
- ĐT-DA đang tiến hành
- ĐT-DA đã đăng ký
- ĐT-DA đã ứng dụng
- Tin tức-Sự kiện
- Quản lý ATBX & Hạt nhân
- Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng
- Thanh tra
- Hoạt động Đảng - Đoàn thể
- Thông báo
- Hoạt động Khoa học và Công nghệ
- Sở hữu trí tuệ và Sáng kiến - Sáng tạo
- Tin cảnh báo TBT
- Phong trào thi đua “Đồng khởi mới”
- Chuyên mục
- Sở hữu trí tuệ và Sáng kiến - Sáng tạo
- Nghiên cứu - Ứng dụng KH&CN
- Công nghệ mới và Tiềm lực KH&CN
- Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng
- Quản lý ATBX & Hạt nhân
- Thanh tra
- Khởi nghiệp - Đổi mới - Sáng tạo
- Cây trái Bến Tre
- Cây dừa
- Cây bưởi da xanh
- Cây sầu riêng
- Cây chôm chôm
- Cây nhãn
- Các cây khác
- Phim KH&CN
- Phim KH&CN năm 2018
- Phim KH&CN năm 2017
- Phim KH&CN năm 2019
- Phim KH&CN năm 2020
- Phim Đề án phát triển KH&CN
- Phim KH&CN năm 2021
- Phim KH&CN năm 2022
- Phim KH&CN năm 2023
- Phim KH&CN năm 2024
- Liên hệ
- IOFFICE
- Home
- Trang chủ
- Giới thiệu Chức năng, Nhiệm vụ Các phòng ban
- Đề tài-Dự án ĐT-DA đang tiến hành ĐT-DA đã đăng ký ĐT-DA đã ứng dụng
- Tin tức-Sự kiện Quản lý ATBX & Hạt nhân Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng Thanh tra Hoạt động Đảng - Đoàn thể Thông báo Hoạt động Khoa học và Công nghệ Sở hữu trí tuệ và Sáng kiến - Sáng tạo Tin cảnh báo TBT Phong trào thi đua “Đồng khởi mới”
- Chuyên mục Sở hữu trí tuệ và Sáng kiến - Sáng tạo Nghiên cứu - Ứng dụng KH&CN Công nghệ mới và Tiềm lực KH&CN Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng Quản lý ATBX & Hạt nhân Thanh tra Khởi nghiệp - Đổi mới - Sáng tạo
- Cây trái Bến Tre Cây dừa Cây bưởi da xanh Cây sầu riêng Cây chôm chôm Cây nhãn Các cây khác
- Phim KH&CN Phim KH&CN năm 2018 Phim KH&CN năm 2017 Phim KH&CN năm 2019 Phim KH&CN năm 2020 Phim Đề án phát triển KH&CN Phim KH&CN năm 2021 Phim KH&CN năm 2022 Phim KH&CN năm 2023 Phim KH&CN năm 2024
- Liên hệ
- IOFFICE
Phân lập vi sinh vật
Ngày đăng: 31-10-2013 | Chuyên mục: Câu hỏi - Giải đáp | Tác giả:
Hỏi:Xin kính chào ban biên tập sở khoa học công nghệ Bến Tre. Ở địa phương em những phụ phế phẩm nông nghiệp như ngô, đậu, rơm rạ, sắn.... hằng năm sau mỗi vụ thu hoạch bị vứt, hay đốt gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, trong khi đó nguồn đất đai bị thoái hóa trầm trọng. Vì vậy em muốn tìm ra các chủng vi sinh vật có khả năng xử lí cellulose và rác thải hữu cơ nhằm xử lí nhanh các phụ phế phẩm trên thành phân bón hữu cơ cải tạo đất trồng cho nông dân địa phương. Em không học chuyên ngành về vi sinh vật, nên trong quá trình nghiên cứu em gặp rất nhiều khó khăn về vi sinh vật. Trước đây em đã phân lập và ứng dụng thử Trichoderma viride và Aspergillus niger ứng dụng ủ nhưng không hiệu quả, thời gian ủ quá lâu. Theo em được biết thì trong các chế phẩm ủ lên men xử lí than bùn hữu cơ, người ta dùng rất nhiều chủng vi sinh vật vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm men, nấm mốc... Nhằm khuấy động phong trào nghiên cứu khoa học tại cơ sở và địa phương, em tiến hành nghiên cứu phân lập các chủng vi sinh vật nhắm ứng dụng xử lí nguồn phế phẩm này. Tuy nhiên em gặp nhiều khó khăn về vấn đề này, quá trình phân lập không như mong muốn. Em tiến hành phân lập rất nhiều chủng, nhưng chỉ nhận được một chủng Trichoderma (tâm khuẩn lạc sau một thời gian hóa màu vàng-chủng này em chưa đi định danh nên chưa biết là chủng gì), Aspergillus niger, Aspergillus flavus, mucor, Aspergillus oryzae, lactobacillus sp. Em muốn tìm thêm những chủng khác Azotobacter chroococcum, A.vinelendii Agrobacterium radiobacter, Azospirillum lipoferum, Azospirillum brasilense,Rhizobium sp, Azorhizobium, streptomyces,Pseudomonas striata, Pseudomonas fluorescent,Arthrobotrys oligosporaTrichoderma sp, Aspergillus awamori, A.niger, B.subtilis.Em lựa chọn những chủng vi sinh vật này vì em tham khảo nhiều tài liệu họ dùng cái này để xử lí rác thải và phân bón. Tuy nhiên, trong quá trình tìm kiếm em không tìm được những chủng đấy. Hôm nay em viết thư này, rất mong các quý thầy cô, anh chị tại sở khoa học công nghệ giúp em định hướng lại quá trình em cần làm, giúp đỡ tư vấn cho em cách thức có thể phân lập được các chủng vi sinh vật trên, cách thức ứng dụng chúng để xử lí nguồn phụ phẩm trên thành phân bón hữu cơ.Có một thầy tên Bùi Hồng Quân ở Đại học Bách Khoa TPHCM có nói với em thầy có thể xử lí chúng trong vòng 15 ngày. Em cảm thấy kiến thức kinh nghiệm mình không có, nhưng em vẫn muốn làm một điều em muốn mang đến cho bà con nông dân địa phương.Rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý thầy cô, các anh chị kĩ sư nghiên cứu khoa học.Nguyễn Văn Tới < mr.nguyentoi@gmail.com>Trả lời:Thân chào bạn! Trước hết cá nhân tôi xin cảm ơn sự quan tâm của bạn đến một trong những vấn đề vô cùng cần thiết ở một đất nước nông nghiệp như Việt Nam nói chung và tỉnh Bến Tre nói riêng, đó là xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ.Chỉ nghiên cứu khoa học phong trào, mang tính chất cơ sở, địa phương mà bạn đã làm được bao nhiêu công việc kể trên thì tôi rất khâm phục. Chắc chắn là công sức và chi phí bạn bỏ ra vô cùng lớn.Đối với vần đề của bạn tôi xin tham gia một số ý như sau:1. Một vài chế phẩm vi sinh xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp thành phân hữu cơ đã có trên thị trường.Đây là những chế phẩm sinh học chứa các vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ dùng xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp thành phân bón hóa học rất tốt. Chúng ta có thể sử dụng trực tiếp các chế phẩm này xử lý chất hữu cơ theo như hướng dẫn trên bao bì hoặc phân lập lấy chủng vi sinh vật mong muốn có trong hỗn hợp. Nếu bạn muốn tự phân lập lấy chủng vi sinh vật phân hủy cellulose và chất hữu cơ thì tùy theo chủng được chọn mà cách thức ứng dụng tương tự như các chế phẩm có thành phần vi sinh vật được nêu sau đây.1.1. Chế phẩm vi sinh vật Compost maker- Chế phẩm vi sinh vật Compost maker là kết quả nghiên cứu thuộc đề tài khoa học công nghệ cấp Nhà nước ”Nghiên cứu công nghệ sản xuất phân bón vi sinh vật chức năng phục vụ chăm sóc cây trồng cho một số vùng sinh thái” (Mã số KC.04.04) nằm trong chương trình nghiên cứu phát triển công nghệ sinh học giai đoạn 2001-2005 do Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam chủ trì (nay là viện Thổ nhưỡng Nông hóa) và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận là tiến bộ khoa học kỹ thuật.- Chế phẩm Compost maker được ứng dụng xử lý nhiều loại cơ chất hữu cơ như: than bùn, phân gia súc, gia cầm, phế phụ phẩm nông nghiệp (rơm, thân lá cây, vỏ cà phê...) làm phân bón hữu cơ sinh học hoặc làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ vi sinh vật.- Chế phẩm bao gồm 3 chủng vi sinh vật: Chủng xạ khuẩn (Steptomyces sp.), chủng vi khuẩn phân giải lân (Bacillus subtilic) và chủng nấm men (Saccharomyces cerevisiae).- Thời gian sử dụng chế phẩm đối với các loại hữu cơ dễ phân hủy như: lá cây, rơm rạ… thành phân hữu cơ tối thiểu 30 ngày.1.2. Nấm Trichoderma- Nấm Trichoderma được biết đến như nguồn vi sinh vật có khả năng phân hủy rơm rạ nhanh (Gaur và ctv 1990; Son và Ramaswami, 1997), hạn chế được sự phát triển của nấm bệnh khô vằn lưu tồn trong rơm rạ (Nagamani và Mew, 1987).- Nấm Trichoderma dạng bột trên được sử dụng để xử lý rơm rạ sau thu hoạch thành phân hữu cơ với thời gian xử lý khoảng 30 ngày.1.3. Chế phẩm Vixura- Chế phẩm Vixura: là chế phẩm dạng bột chứa 12-15 loại vi sinh vật được phân lập, tuyển chọn tại Viện Công nghệ Sinh học, trong đó có các chủng Bacillus, xạ khuẩn có khả năng sinh ra các enzyme khác nhau để phân huỷ chất hữu cơ trong rác và rơm rạ. Ngoài ra, còn có một số vi sinh vật chức năng như các vi sinh vật đối kháng với một số bệnh của cây trồng (Bacillus sp.), vi sinh vật cố định đạm (Azotobacter sp.), vi sinh vật phân huỷ phốt phát khó tan (Bacillus sp.)... giúp cho cây trồng dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng.- Các phụ phẩm nông nghiệp dễ phân hủy như rơm rạ, bèo tây thì thời gian ủ khoảng 30 ngày. Phụ phẩm nông nghiệp khác như: lá mía, lõi thân cây ngô,... thì thời gian ủ có thể đến 60 ngày.1.4. Chế phẩm E.M- Chế phẩm E.M (Effective Microorganisms-vi sinh vật hữu hiệu) được sản xuất từ Nhật Bản do Giáo sư Tiến sĩ Teuro Higa-Trường Đại học tổng hợp Ryukyus, Okinawa sáng chế và được áp dụng vào thực tiễn năm 1980.- Chế phẩm E.M được tạo ra từ việc phân lập và lựa chọn các loài vi sinh vật khác nhau có sự tương hợp về sinh lý. Chúng sống cộng sinh và phát triển có ích, gồm các nhóm chính:+ Nhóm vi khuẩn quang hợp,+ Nhóm vi khuẩn lactic,+ Nhóm nấm men,+ Nhóm xạ khuẩn,+ Nhóm nấm mốc.Dùng E.M ủ phân Compost với nguyên liệu là lá cây, vỏ trái ca cao, rơm rạ… thì thời gian ủ khoảng hơn 10 tuần.* Chú ý: khi sử dụng các chế phẩm trên vào việc xử lý chất hữu cơ thì thời gian ủ có thể rút ngắn nếu ta xử lý nguyên liệu đầu vào kích thước càng nhỏ càng tốt. 2. Phân lập vi sinh vật (VSV).Phân lập VSV là một quá trình tách rời một loại VSV nào đó từ quần thể VSV, sau đó gieo chúng lên bề mặt môi trường thạch dinh dưỡng chọn lọc. Sau khi ủ ở các điều kiện thích hợp các VSV sẽ phân chia nhiều lần tạo thành những quần thể mọc riêng biệt gọi là khuẩn lạc.Chủng VSV thuần khiết (hay còn gọi là chủng sạch) được hiểu là thế hệ con, cháu, dòng có nguồn gốc từ một tế bào riêng lẻ.Các chủng VSV được thu nhận từ khuẩn lạc phân lập lần đầu chưa chắc đã thuần khiết vì một khuẩn lạc có thể được hình thành bởi một hoặc nhiều tế bào, vì thế phải làm sạch nhiều lần mới thu được chủng VSV thuần khiết.Trong thiên nhiên hoặc trong các vật phẩm nghiên cứu, VSV thường tồn tại ở dạng hỗn hợp nhiều loài khác nhau. Muốn nghiên cứu về hình thái, sinh lý, sinh hóa hoặc sử dụng vào thực tiễn một loài nào đó thì phải đưa cúng về dạng thuần khiết2.1. Nguyên tắc phân lập VSV- Cấy dịch chứa VSV đã pha loãng trên môi trường dinh dưỡng đặc trưng.- Nuôi trong điều kiện thích hợp cho mọc các khuẩn lạc tách biệt nhau.- Cấy tách từ khuẩn lạc mọc tách biệt sang ống môi trường dinh dưỡng thạch nghiêng để thu nhận chủng VSV thuần khiết.2.2. Dụng cụ thiết bịĐể phân lập VSV, tối thiểu phải có các dụng cụ, thiết bị sau đây:- Ống nghiệm, đĩa pêtri, bình tam giác, lame, lamellae, bông không thấm, nước cất, cồn đốt…- Cân phân tích (hoặc cân kỹ thuật).- Nồi hấp tiệt trùng Autoclave.- Tủ cấy.- Que cấy các loại.- Tủ ủ.- Kính hiển vi.2.3. Quy trình phân lậpPha môi trường à thu mẫu à pha loãng mẫu à nuôi cấy à thu nhận chủng à kiểm tra à bảo quản.* Pha chế môi trường- Tùy loài VSV cần phân lập mà chọn môi trường nuôi cấy thích hợp. Ví dụ: Aspergillus thì dùng môi trường Czapek, Trichoderma thì dùng môi trường PGA,…- Pha theo hướng dẫn và khử trùng ở 121 độ C, 1atm, 15 phút.* Thu mẫu, nuôi tích lũyThu mẫu đất, nấm mốc được lấy từ bã mía,…trường hợp VSV có mặt trong mẫu ít thì phải nuôi tích lũy bằng cách ủ mẫu; bổ sung chất dinh dưỡng và các điều kiện lý, hóa cần thiết hoặc bổ sung chất ức chế sinh trưởng của các VSV đi kèm.* Pha loãng mẫu- Cân 1g mẫu có VSV cho vào ống nghiệm chứa 9ml nước cất vô trùng, ta có dung dịch pha loãng 10-1 lần.- Lấy 1ml huyền phù trên cho vào ống nghiệm chứa 9ml nước cất vô trùng, ta có dung dịch pha loãng 10-2 lần.- Tiếp tục làm như trên ta có một loạt nồng độ pha loãng mẫu theo mong muốn.* Nuôi cấy, tạo ra các khuẩn lạc riêng lẽ từ quần thể VSV trên các môi trường phân lập- Cấy mẫu trên môi trường đặc trưng.- Phân lập VSV hiếu khí: cấy huyền phù trên môi trường đặc trong hộp pêtri. Nuôi ở nhiệt độ và thời gian thích hợp.- Phân lập VSV kỵ khí: dùng que cấy hình kim cấy sâu vào khối thạch đặc hình trụ trong ống nghiệm.* Thu nhận chủng- Cấy VSV từ khuẩn lạc mọc tách rời vào ống môi trường thạch nghiêng.- Nuôi VSV ở nhiệt độ và thời gian thích hợp.- Loại bỏ các ống bị nhiễm, chọn ra các ống có các chủng thuần khiết.* Kiểm tra độ thuần khiết- Khuẩn lạc có màu sắc, bề mặt, hình dạng đặc trưng giống như khuẩn lạc chủng mẫu.- Không có màu sắc và sắc tố lạ.- Làm tiêu bản soi tươi dưới kính hiển vi thấy có hình dạng đặc trưng như chủng mẫu.- Làm một số phản ứng sinh hóa định tính đặc trưng.* Giữ giống VSV sau phân lậpTùy điều kiện và tùy giống VSV, có nhiều cách giữ giống.- Bảo quản trên môi trường thạch bằng, định kỳ kiểm tra cấy truyền.- Giữ giống trong cát hoặc trong đất sét vô trùng.- Giữ giống bằng phương pháp lạnh đông.- Giữ giống bằng phương pháp đông khô.* Hoạt hóa giốngTrong sản suất, việc hoạt hóa giống và thường xuyên kiểm tra chất lượng của giống là hết sức cần thiết và không thể thiếu. Muốn làm khâu nầy tốt, cần phải làm các phần việc sau:- Kiểm tra độ thuần khiết của giống.- Kiểm tra khả năng hồi biến của giống. Hầu hết chủng vi sinh vật dùng trong sản xuất là đột biến, do đó phải kiểm tra xem chúng có hồi trở lại giống gốc của chúng hay không, hiện tượng này rất hay xảy ra.- Hoạt hóa giống sau một thời gian sử dụng. Để hoạt hóa giống người ta thường sử dụng môi trường nuôi cấy giàu các chất kích thích sinh trưởng như: cao nấm men, nước chiết cà chua, hỗn hợp vitamin, axit béo. 3. Phân lập VSV phân giải cellulose3.1. Nguồn phân lập- Đất trồng lúa.- Dạ cỏ bò.3.2. Phân lập VSV phân giải cellulose* Phân lập trên môi trường với nguồn cacbon là CMC- Môi trường CMC (Ulrich et al., 2008):+ (NH4)2SO4 1 g.+ K2HSO4 1g.+ MgSO4.7H2O 0,5g.+ NaCl 0,001g.+ CMC 10g.+ Agar 2g.+ Thêm nước đến 1.000ml, điều chỉnh pH 7.- Các bước tiến hành:+ Cân 1g đất trồng lúa cho vào 100ml nước cất vô trùng.+ Lắc đều, hút 20ml trải đều trên môi trường CMC.+ Ủ 48-72 giờ ở 28-30 độ C.+ Tách ròng ròng từng khuẩn lạc thu được những dòng VSV riêng biệt.* Phân lập trên môi trường với nguồn cacbon là giấy photocopy- Môi trường M (Lee et al., 2002):+ KH2SO4 0,4g.+ K2HSO4 0,4g.+ NH4Cl 1g.+ MgCl2 0,1g.+ Cao nấm men 0,2g.+ NaHCO3 6g.+ Cysteine-HCl 0,5g.+ Na2S 0,25g.+ Resazarin 0,001g.+ Dung dịch khoáng 10ml.+ Dung dịch vitamin 10ml.+ Agar 20g.+ Thêm nước thành 1000ml, chỉnh pH 7.- Các bước tiến hành:+ Cân 1g đất trồng lúa hoặc dịch dạ cỏ bò pha loãng với 100ml nước cất vô trùng.+ Lắc đều, hút 20ml trải đều trên môi trường M.+ Dùng giấy photocopy đã được khử trùng cắt tròn với đường kính bằng với đường kính bề mặt đĩa môi trường, áp sát lên bề mặt đĩa môi trường.+ Ủ 5-10 ngày ở 28-30 độ C cho đền khi khuẩn lạc phát triển trên bề mặt giấy.+ Tách ròng ròng từng khuẩn lạc thu được những dòng VSV riêng biệt.4. Thời gian sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý cơ chất thành phân hữu cơ.- Thời gian sử dụng chế phẩm VSV xử lý cơ chất hữu cơ thành phân bón phụ thuộc vào nhiều yếu tố:+ Chủng VSV.+ Mật độ VSV.+ Tính chất lý hóa của cơ chất.+ Một số yếu tố khác.- Do đó ý kiến của thầy giáo ở ĐH Bách Khoa có thể là một phương pháp mới, bạn nên liên hệ trực tiếp với thầy để rõ hơn về nội dung này.Trương Minh Tú Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN
Tin tức khác cùng chuyên mục • Hỏi về điều kiện tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ • Sở KH&CN Bến Tre có cho đăng ký thực hiện các đề tài khoa học hay không? • Tình hình ứng dụng công nghệ vi sinh vật để xử lý môi trường nước ở Bến Tre như thế nào • Cho biết đậu móng chim tên khoa học là gì, hay còn gọi tên gì? • Cây bưởi có dấu hiệu xuất hiện các đốm vàng trên lá là bệnh gì? • Mô hình ủ phân vi sinh (từ nguồn phân bò, dê...) theo phương pháp mới • Dừa bên em lá và đọt bị quẹo ngang nguyên nhân là bị gì ạ • Hỏi về viết sáng kiến • Tư vấn chọn giống dừa • Trồng chanh chùm bông tím xen bưởi được không? • Trả lời bạn đọc về đăng ký bảo hộ độc quyền một nhãn hiệu cho một sản phẩm mới • Bệnh thối đọt trên dừa • Trả lời bạn đọc - Bệnh trên bưởi da xanh • Trả lời bạn đọc về mô hình trồng dừa trên đất cát • Trả lời bạn đọc về xịt thuốc hoặc đặt thuốc trên dừa TìmDịch vụ công trực tuyến
Danh mục TTHC Sở KH và CN
Văn bản pháp quy
Văn bản cấp Tỉnh
Văn bản cấp Trung Ương
Trả lời bạn đọc
Câu hỏi - Giải đáp
Quy định xét sáng kiến
Biểu mẫu
Biểu mẫu KH và CN
Hợp chuẩn - Hợp Quy
Công bố hợp chuẩn
Công bố hợp quy
Chuyển đổi số
Hệ thống quản lý chất lượng
Cải cách hành chính
Thông tin tuyên truyền
- TIN TỨC MỚI CẬP NHẬT
Công nhận 22 doanh nghiệp thuộc nhóm dẫn đầu địa phương
Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu các giải pháp khai thác hiệu quả nguồn nước trong các giồng cát để cấp nước sinh hoạt vùng ven biển tỉnh Bến Tre và phụ cận”
Ra mắt ban liên lạc đồng hương Bến Tre tại thành phố Hà Nội
Hỏi về điều kiện tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ
Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình chuyển đổi số trong quản lý chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống xử lý nước nhiễm mặn có ứng dụng IoT để cấp nước sinh hoạt cho người dân vùng bị xâm nhập mặn tỉnh Bến Tre và một số tỉnh lân cận”
LIÊN KẾT WEBSITE Chọn đường dẫn liên kết Cổng Thông tin điện tử tỉnh Bến Tre Cục Phát triển thị trường KH&CN Bộ Khoa học và Công nghệ Hệ thống thông tin KH&CN Phân tích thí nghiệm DOANH NGHIỆP KH&CN HỆ THỐNG PHẢN ÁNH - KIẾN NGHỊ
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH BẾN TREĐịa chỉ: Số 280 đường 3 tháng 2, phường An Hội, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre | Điện thoại: 0275.3829365 | Fax: 0275.3823179Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre - Chịu trách nhiệm: Ông Lâm Văn Tân-Giám đốc Sở KH&CNSố giấy phép: 120/GP-BC Cấp ngày 09/05/2006. Cơ quan cấp phép: Cục báo chí Bộ Văn hóa Thông tin.Mọi thông tin xin liên hệ đơn vị quản lý website: Trung tâm Khoa học và Công nghệĐiện thoại: 0275.3827522 | Email: banbientap@dost-bentre.gov.vn | Website: www.dost-bentre.gov.vn
Từ khóa » Giấy Vsv Là Gì
-
Cẩn Trọng Với 'giấy Tờ Tùy Thân' Giả Cho Chó Thuần Chủng - CAND
-
Chứng Nhận Chế Phẩm Vi Sinh – Hướng Dẫn Lưu Hành|Vinacontrol CE
-
Địa Chỉ Tin Cậy Xét Nghiệm Tổng Vi Sinh Vật Hiếu Khí Trong Thực Phẩm
-
Môi Trường Và Quy Trình Bảo Quản Giống Vi Sinh
-
Các Phương Pháp Cơ Bản Trong Chẩn đoán Vi Khuẩn
-
Đông Khô Vi Sinh Vật
-
Hà Nội, Ngày 30 Tháng 8 Năm 2010 - Bộ Y Tế
-
Kỳ 1: Vi Sinh Vật Là Gì? - Báo Thanh Tra
-
Thông Tư 41/2016/TT-BYT Danh Mục Vi Sinh Vật Gây Bệnh Truyền ...
-
Chiếu Xạ Diệt Khuẩn Bằng Tia Cực Tím (UVGI) Phía Trên Căn Phòng
-
Bao Bì Phân Hủy Sinh Học - Sự Lựa Chọn Cho Thế Kỷ XXI
-
Kỹ Thuật Miễn Dịch Sử Dụng Trong Chẩn đoán Vi Sinh Vật (P2) | BvNTP
-
VS.QTKT.NC.23.QUY TRÌNH BẢO QUẢN CỦNG CHUẨN