Phân Loại Chất Chữa Cháy Cần Biết
Có thể bạn quan tâm
Chất chữa cháy có nhiều loại như chất bột ABC, BC, khí CO2, bọt foam,...cho đến các chất chữa cháy phổ biến và rẻ tiền như nước, đất cát, vải thấm nước. Và mỗi loại có thể dập tắt được 1 số loại đám cháy nhất định. Cùng Luaviettech.vn tìm hiểu chất chữa cháy nào dùng cho đám cháy nào thì thích hợp nhất nhé.
Bình chữa cháy đa dạng chủng loại, nhiều chất chữa cháy khác nhau cho từng môi trường, vật liệu cần chữa cháy.
1. Phân loại đám cháy dựa theo vật liệu bị cháy
Đám cháy có nhiều loại và được phân ra theo các chữ cái sau:
Tên đám cháy | Vật liệu bị cháy |
Đám cháy loại A | Chất rắn bao gồm gỗ, giấy, vải, rác và vật liệu thông thường khác |
Đám cháy loại B | Chất lỏng dễ cháy như xăng dầu, sơn,… |
Đám cháy loại C | Các thiết bị điện và các đám cháy liên quan tới điện |
Đám cháy loại D | Kim loại và hợp kim dễ cháy |
Đám cháy loại E | Khu vực bếp núc (đối với dầu hay chất béo động thực vật) |
Tùy theo từng loại đám cháy như vừa phân loại ra như trên, bạn có thể lựa chọn cho nhà ở, cửa hàng, văn phòng công ty,...loại chất chữa cháy phù hợp tại mục 2 bên dưới đây.
2. Phân loại chất chữa cháy
Chất chữa cháy được phân ra làm 5 loại cơ bản sau:
- Chất chữa cháy dạng bột khô: Bột ABC, BC
Nguyên lý chữa cháy: cách ly và làm loãng nồng độ Oxy tiếp xúc với đám cháy, khi thiếu Oxy thì đám cháy sẽ được kìm hãm. Áp dụng cho đám cháy: Tùy theo ký hiệu trên bình chữa cháy là bột ABC hay BC thì áp dụng cho các loại đám cháy tương ứng là A,B và C
Lưu ý: không dùng bột chữa cháy phun lên đám cháy là đồ điện tử vì sẽ làm hư hại các vi mạch điện tử.
Bình chữa cháy MFZL4 là bình chữa cháy bột ABC 4kg chữa được các đám cháy loại ABC được nhiều khách hàng tin tưởng
- Chất chữa cháy dạng khí nén: CO2, Stat-X, Nito, FM-200, Novec1230
Trong số các chất trên thì bình chữa cháy khí CO2 được sử dụng phổ biến tại các hộ gia đình, cửa hàng, văn phòng, nhà kho,...
Tác dụng: làm giảm nồng độ Oxy dưới 14%, ngăn chặn và dập tắt đám cháy ABC. Khi phun không được để dính lên người hoặc phun lên người vì sẽ làm bỏng lạnh, nguy hiểm cho người.
Chất chữa cháy khí CO2 được lựa chọn phổ biến thì sau khi phun, chất chữa cháy sẽ bay hơi và không cần tốn công lau dọn như chất chữa cháy dạng bột.
Chất khí FM-200, Novec 1230 (chất lỏng hóa hơi): hấp thụ mạnh nhiệt lượng đám cháy, làm dập tắt đám cháy mà không làm giảm nồng độ Oxy Chất Stat-X: bẻ gãy chuỗi phản ứng hóa học
Bình chữa cháy khí CO2 với nhiều ưu điểm vượt trội hơn bình chữa cháy bột ABC nên được nhiều khách hàng lựa chọn, tuy nhiên cần thận trọng không phun vào người, phun ngược hướng gió sẽ làm khí CO2 dính vào người gây bỏng lạnh trên da
- Chất chữa cháy dạng bọt Foam
Nguyên lý chữa cháy: ngăn không cho Oxy tiếp xúc với đám cháy Áp dụng cho đám cháy: loại A, B, C, E
Hiện có 2 loại bình chữa cháy dạng foam được phổ biến là bình foam 9 lít (cho không gian vừa và nhỏ như: gia đình, cửa hàng, nhà hàng, khách sạn,...) và dạng bình foam xe đẩy 45 lít (cho không gian lớn như nhà máy, nhà xưởng).
Xem chi tiết: Tại đây
Bình chữa cháy dạng foam 9 lít
Bình chữa cháy dạng foam 45 lít
- Nước
Là chất dùng để chữa đám cháy thông dụng, có sẵn trong thiên nhiên và sử dụng đơn giản với giá thành rẻ, có sẵn hầu như ở khắp mọi nơi. Nguyên lý chữa cháy: hấp thụ nhiệt lượng đám cháy Áp dụng cho đám cháy: loại A, không dùng cho loại B và C.
Lưu ý: • Tuyệt đối không sử dụng nước để dập tắt đám cháy xăng dầu vì xăng, dầu nhẹ hơn nước, không hòa tan trong nước nên gây cháy lan. • Ở những đám cháy có điện, cần ngắt nguồn điện trước khi dập tắt đám cháy Chữa cháy bằng nước khá phổ biến hiện nay và là biện pháp nhanh nhất, đơn giản nhất tại hộ gia đình- Các loại chất chữa cháy đơn giản: đất cát, chăn mền nhúng nước, dung dịch muối.
- Đất cát là chất dễ kiếm, rẻ tiền và dễ sử dụng. Nguyên lý chữa cháy: cát hấp thụ nhiệt, làm hạ nhiệt độ của đám cháy, mặt khác cát phủ lên đám cháy tạo ra một màng ngăn cách Oxy với đám cháy làm cho lửa tắt (tác dụng làm ngạt). - Chăn, màng nhúng nước: ngăn cách đám cháy với Oxy bên ngoài, giảm nhiệt lượng đám cháy. - Dung dịch muối: muối rơi vào bề mặt cháy tạo ra màn cách ly với Oxy.
Dùng cát chữa cháy thật đơn giản và nhanh chóng và dễ tìm, dễ mang theo và di chuyển đế nơi có đám cháy
Khi xảy ra cháy, mọi người quăng, ném cát vào đám lửa để ngăn chất lỏng (xăng, dầu, nhớt, chất cháy dạng lỏng) cháy lan ra. Cát là nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm và sử dụng đơn giản nên được nhiều cây xăng, nơi lưu trữ xăng dầu nhớt lưu trữ để phục vụ hiệu quả quá trình chữa cháy.
Chọn bình chữa cháy với chất chữa cháy phù hợp cho nhu cầu để sử dụng dập tắt đám cháy phù hợp và nhanh chóng, tránh cháy lan hay "chữa hoài không tắt". Nếu bạn cần tư vấn thêm, gọi ngay: 090 6688 114 để được tư vấn tốt nhất.
Trân trọng
Tin tức khác
- Hướng dẫn phòng cháy, chữa cháy và thoát nạn khỏi đám cháy cho nhà trong hẻm (22-11-2024)
- Vì sao thường xuyên xảy ra cháy ở kho hàng? Cách phòng chống cháy kho hàng hiệu quả (20-11-2024)
- Hướng dẫn phòng cháy và chữa cháy cho xưởng sản xuất bao bì (18-11-2024)
- Bình chữa cháy nào dùng cho đám cháy xăng dầu? (16-11-2024)
- Bình chữa cháy Dolphin có tem chứng nhận chất lượng có tốt không? (13-11-2024)
- Bình chữa cháy Dragon có tem kiểm định có tốt không? (11-11-2024)
- Hướng dẫn thoát khỏi nhà cao tầng đang cháy bằng thang dây và dây hạ chậm tự động (09-11-2024)
- Sạc pin xe đạp điện thế nào cho an toàn, tránh nguy cơ cháy nổ? (07-11-2024)
Từ khóa » đám Cháy Loại A Là đám Cháy Gì
-
Có Những Loại đám Cháy Nào? - Viện UCI
-
Phân Loại đám Cháy - CÔNG TY CP ĐIỆN THÔNG MINH VIỆT NAM
-
Khái Niệm Và Phân Loại Các đám Cháy
-
Phân Loại đám Cháy Và Cách Thức Dập Tắt Chúng - Bơm Cứu Hỏa
-
PHÂN LOẠI VÀ DẬP TẮT ĐÁM CHÁY AN TOÀN - PCCC PNN
-
CÁC CHẤT CHỮA CHÁY CƠ BẢN MÀ BẠN NÊN BIẾT
-
Phân Tích Ký Hiệu ABC Trên Bình Chữa Cháy Là Gì?
-
Tư Vấn Các ưu Và Nhược điểm Của Bình Chữa Cháy Sử Dụng Bột Khô
-
Bình Chữa Cháy ABC Dùng để Chữa đám Cháy Nào
-
Bình Khí CO2 Chữa Cháy Không Nên Sử Dụng ở đám Cháy Nào?
-
Kiến Thức Cơ Bản Về Cháy Nỗ Và đám Cháy
-
Bình Chữa Cháy Bột Khô Dập Tắt đám Cháy Như Thế Nào ? > Quan Ao ...
-
Bột Chữa Cháy Abc Là Gì Và Dùng Trong Trường Hợp Nào?