Phân Loại Chi Tiết, Cấu Tạo Và Nguyên Lý Làm Việc Của Các Thiết Bị Bay ...
Có thể bạn quan tâm
- Home
- Trends
- Điện-Điện tử
- Kỹ thuật
- Công nghệ
- Khoa học
- IT
- MMO
- Sách-Tài liệu
Tổng quan về thiết bị bay hơi a.Chức năng Thiết bị bay hơi là thiết bị trao đổi nhiệt, thực hiện trao đổi nhiệt giữa môi chất lạnh sôi ở áp suất thấp và đối tượng cần làm lạnh. b.Phân loại Thiết bị bay hơi làm lạnh chất lỏng 1. Thiết bị bay hơi ống vỏ nằm ngang kiểu ngập a.Cấu tạo b.Nguyên lý làm việc Lỏng môi chất tiết lưu vào bình theo đường số (10) , ngập đầy bên ngoài các ống trao đổi nhiệt, nhận nhiệt của chất lỏng cần làm lạnh chuyển động cưỡng bức bên trong ống sôi, hóa hơi. Hơi trước khi ra khỏi bình bay hơi sẽ đi qua bộ phận tách lỏng, lỏng được tách ra khỏi dòng hơi sau đó chảy trở lại bình, còn hơi sau khi lỏng được tách ra thành hơi bão hòa khô theo đường số (4) đi ra ngoài. c.Ưu, nhược điểm Ưu điểm: -Mật độ dòng nhiệt lớn nên tiêu hao ít kim loại, thiết bị chắc chắn, gọn nhẹ -Dễ vệ sinh thiết bị về phía chất lỏng cần làm lạnh Nhược điểm: -Có khả năng nứt ống trao đổi nhiệt do chất lỏng đóng băng cho nên cần khống chế nghiêm ngặt nhiệt độ chất lỏng cần làm lạnh. -Khó chế tạo, giá thành cao 2. Thiết bị bay hơi ống vỏ nằm ngang kiểu không ngập a.Cấu tạo b.Nguyên lí làm việc Lỏng môi chất tiết lưu bình theo đường số (1), đi vào các ống trao đổi nhiệt, nhận nhiệt của chất lỏng cần làm lạnh chuyển động cưỡng bức bên ngoài ống sôi, hóa hơi. Hơi môi chất sau đó theo đường số (2) ra ngoài. c.Ưu, nhược điểm Ưu điểm - Mật độ dòng nhiệt tương đối lớn nên tiêu hao ít kim loại, thiết bị chắc chắn gọn nhẹ - Tránh được sự cố đóng băng gây nứt ống. Nhược điểm - Khó vệ sinh về phía chất tải lạnh. - Khó chế tạo, giá thành cao. 3. Dàn lạnh tấm bản Cấu tạo dàn lạnh kiểu tấm bản hoàn toàn giống dàn ngưng tấm bản, gồm các tấm trao đổi nhiệt dạng phẳng có dập sóng được ghép với nhau bằng đệm kín. Hai đầu là các tấm khung dày, chắc chắn được giữ nhờ thanh giằng và bulông. Đường chuyển động của môi chất và chất tải lạnh ngược chiều và xen kẻ nhau. Tổng diện tích trao đổi nhiệt rất lớn. Quá trình trao đổi nhiệt giữa hai môi chất thực hiện qua vách tương đối mỏng nên hiệu quả trao đổi nhiệt cao. Các lớp chất tải lạnh khá mỏng nên quá trình trao đổi nhiệt diễn ra nhanh chóng. b.Nguyên lí làm việc Lỏng môi chất tiết lưu bình theo đường số (1), đi vào các ống trao đổi nhiệt, nhận nhiệt của chất lỏng cần làm lạnh chuyển động cưỡng bức bên ngoài ống sôi, hóa hơi. Hơi môi chất sau đó theo đường số (2) ra ngoài. c.Ưu, nhược điểm Ưu điểm - Mật độ dòng nhiệt tương đối lớn nên tiêu hao ít kim loại, thiết bị chắc chắn gọn nhẹ. -Thời gian làm lạnh rất nhanh. Nhược điểm - Khó vệ sinh về phía chất tải lạnh. - Khó chế tạo, giá thành cao. - Khi hư hỏng, không có vật tư thay thế, sửa chữa khó khăn. - Có khả năng nứt ống trao đổi nhiệt do chất lỏng đóng băng cho nên cần khống chế nghiêm ngặt nhiệt độ chất lỏng cần làm lạnh. 4. Dàn lạnh xương cá Dàn lạnh xương cá được sử dụng rất phổ biến trong hệ thống làm lạnh nước, nước muối và được sử dụng nhiều trong sản xuất đá cây. a.Cấu tạo Về cấu tạo các ống trao đổi nhiệt được uốn cong dạng hình xương cá, do đó chiều dài mỗi ống tăng lên đáng kể. Dàn lạnh xương cá cũng có cấu tạo gồm nhiều cụm, mỗi cụm có 1 ống góp trên và 1 ống góp dưới và hệ thống dãy ống trao đổi nhiệt nối giữa các ống b.Nguyên lý làm việc Lỏng môi chất tiết lưu vào ống góp ngang dưới số (2) sau đó đi vào các ống góp dọc dưới rồi đi vào thiết ngập khoảng 2/3 ống trao đổi nhiệt, tại đây môi chất sẽ nhận nhiệt đối tượng cần làm lạnh, sôi hóa hơi. Sau đó hơi theo ống góp trên số (1) đi ra ngoài. c.Ưu, nhược điểm Ưu điểm - Cấu tạo đơn giản, dễ chế tạo - Dễ vệ sinh về phía chất môi trường làm lạnh. - Tránh được sự cố đóng băng gây nứt ống. Nhược điểm - Mật độ dòng nhiệt không lớn nên tiêu hao nhiều kim loại, thiết bị cồng kềnh Thiết bị bay hơi làm lạnh không khí 1. Thiết bị bay hơi làm lạnh không khí đối lưu tự nhiên a.Cấu tạo Dàn lạnh đối lưu tự nhiên không dùng quạt được sử dụng để làm lạnh không khí trong các buồng lạnh. Dàn có thể được lắp đặt áp trần hoặc áp tường, ống trao đổi nhiệt là ống thép trơn hoặc ống có cánh bên ngoài. Cánh tản nhiệt sử dụng là cánh thẳng hoặc cánh xoắn. b.Ưu, nhược điểm Ưu điểm - Cấu tạo đơn giản, dễ chế tạo. - Dễ vệ sinh về phía chất môi trường làm lạnh. Nhược điểm - Mật độ dòng nhiệt không lớn nên tiêu hao nhiều kim loại, thiết bị cồng kềnh. 2. Thiết bị bay hơi làm lạnh không khí đối lưu cưỡng bức a.Cấu tạo Dàn lạnh đối lưu không khí cưỡng bức đây là thiết bị được sử dụng rất rộng rãi trong các kho lạnh, thiết bị cấp đông, trong điều hoà không khí vv… Dàn lạnh thường được chế tạo bằng đồng hoặc thép. Thường các dàn lạnh đều được làm cánh nhôm hoặc cánh thép. Dàn lạnh có vỏ bao bọc, có quạt, ống khuyếch tán gió, khay hứng nước ngưng, điện trở xả băng, quạt tùy loại thiết bị mà có thể là quạt ly tâm hoặc là quạt hướng trục. b.Ưu, nhược điểm Ưu điểm - Cấu tạo đơn giản, dễ chế tạo - Dễ vệ sinh về phía chất môi trường làm lạnh. Nhược điểm - Mật độ dòng nhiệt lớn hơn mật độ dòng nhiệt thiết bị bay hơi làm lạnh không khí đối lưu tự nhiên, tuy nhiên mật độ dòng nhiệt vẫn không lớn lắm nên vẫn tiêu hao nhiều kim loại, thiết bị cồng kềnh. Tính toán thiết bị bay hơi a.Tính diện tích trao đổi nhiệt Q0 = k.F.Δttb = qF.F (8.1) F= Q0/k.Δttb= Q0/qF (8.2)Trong đók: Hệ số truyền nhiệt của thiết bị, W/m2KqF : Mật độ dòng nhiệt (W/m2)Qo: Năng suất lạnh yêu cầu của thiết bị bay hơi( W) Hiệu nhiệt độ trung bình logarit (K): Δtmax, Δtmin:Hiệu nhiệt độ lớn nhất và bé nhất ở đầu vào, ra thiết bị. b. Xác định lưu lượng chất lỏng hoặc không khí làm lạnhLưu lượng khối lượng chất lỏng được làm lạnh ở thiết bị bay hơi m=Qp/Cp.Δt (kg/s) (8.3) Trong đó:Cp: Nhiệt dung riêng của chất lỏng (kJ/kg.K)Δt: Độ chênh nhiệt độ của chất lỏng vào, ra thiết bị bay hơi (oC). Lưu lượng thể tích không khí được làm lạnh ở thiết bị bay hơiVkk= Q0/(Ckk.ρkk.Δtkk) (kg/s) (8.4) Trong đó :Ckk:Nhiệt dung riêng của không khí Cn= 1,0 kJ/kg.Kρkk:Khối lượng riêng của không khí ρKK= 1,15÷1,2 (kg/m3)Δtkk:Độ chênh nhiệt độ của không khí vào, ra thiết bị bay hơi (oC)
Chia sẻ bài viếtAuthor: Kỹ Thuật Lý Thú
Mong rằng những bài viết được viết và tổng hợp trên blog này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn. Chúc một ngày vui vẻ !
RELATED STORIES
← Newer Post Older Post → Home- Blog Comments
- Facebook Comments
0 comments:
Search Blog
All Categories
- Bảo mật hệ thống 7
- Công nghệ bán dẫn 30
- Công nghệ cho điện rác 5
- Công nghệ hóa học 6
- Công nghệ lạnh và thực phẩm 22
- Công nghệ sinh học 7
- Công nghệ thông tin 65
- Công nghệ vật liệu 19
- Dịch vụ Cloud 6
- Điện - Điện tử 29
- Điều khiển - Tự động hóa 12
- Giai thoại về các nhà vật lý 6
- Hệ thống điện 38
- Hóa học và Sinh học 7
- Hosting và Máy chủ 74
- Kỹ thuật chân không 7
- Kỹ thuật Nhiệt - Lạnh 31
- Kỹ thuật vũ trụ 1
- Năng lượng hạt nhân 3
- Năng lượng mặt trời 21
- Năng lượng sạch 3
- Năng lượng tái tạo 22
- Nông nghiệp xanh 2
- Quản trị Linux 2
- Sách - Tài liệu 1
- Sản xuất công nghiệp 3
- Smart building - BMS 15
- Smart home 4
- Thiên Văn Học 4
- Thiết bị điện 26
- Thiết bị đo 1
- Thủ thuật phần mềm 1
- Tiết kiệm năng lượng 1
- Tin tức công nghệ 6
- Tin tức khoa học 8
- Truyền thông công nghiệp 12
- Vật lý hiện đại 39
- Vật lý sơ cấp 1
- Vật lý và đời sống 30
- Vườn rừng sinh thái - Nông lâm kết hợp 13
- Xử lý chất thải 2
Popular Posts
- Cách đọc giá trị điện trở thường qua mã màu Trong bài trước chúng ta thấy có rất nhiều loại điện trở khác nhau (xem thêm ở đây) , chúng được sử dụng hầu hết trong tất cả các mạch điện...
- Tìm hiểu sâu về Chu trình máy lạnh nén hơi 1 cấp 1. Cơ sở hình thành Khảo sát một không gian được cách nhiệt, bên trong có một bình chứa môi chất cho phép lỏng môi chất bay hơi ra môi t...
- Mạch khuếch đại dùng BJT và Phương pháp ghép các tầng khuếch đại Các cách mắc mạch BJT E-C (Emitter Common): Vào B ra C, E chung vào và ra B-C (Base Common): Vào E ra C, B chung vào và ra C-C (Colector...
- Tìm hiểu sâu về Chu trình máy lạnh nén hơi nhiều cấp 1 Cơ sở hình thành Khảo sát quá trình nén với các tỷ số nén khác nhau của máy nén như hình (a) Ta nhận thấy rằng khi tỷ số nén càng lớ...
- Quá trình sản xuất chip bán dẫn trên nền wafer Wafer là gì? Có đặc điểm như thế nào? Wafer là một miếng silicon mỏng chừng 30 mil (0.76 mm) được cắt ra từ thanh silicon hình trụ. Thiế...
- Phân loại chi tiết, cấu tạo và nguyên lý làm việc của các thiết bị ngưng tụ Chức năng Thiết bị ngưng tụ là thiết bị trao đổi nhiệt thực hiện chức năng ngưng tụ hơi môi chất ở áp suất cao, thành lỏng cao áp. Phân ...
- Các phương pháp Phân cực cho BJT Phân cực cho BJT Cung cấp điện áp một chiều cho các cực của BJT. Xác định chế độ họat động tĩnh của BJT. Chú ý khi phân cực cho chế độ ...
- SMD Resistors - Điện trở dán, điện trở bề mặt Linh kiện SMD (Surface Mount Devices) - loại linh kiện dán trên bề mặt mạch in, sử dụng trong công nghệ SMT (Surface Mount Technology) g...
- Đèn huỳnh quang T12, T8, và T5 khác nhau như thế nào? Đèn huỳnh quang dạng thu nhỏ loại mới và dạng ống dài loại cũ 1. Giới thiệu về bóng đèn huỳnh quang Đèn huỳnh quang hay gọi đơn giản là ...
- Cấu tạo và đặc tính của MOSFET (kênh liên tục và gián đoạn) Khác với transistor lưỡng cực (BJT- Bipolar junction transistor) mà đặc điểm chủ yếu là dòng điện trong chúng do cả hai loại hạt dẫn (điện ...
Latest Posts
Từ khóa » Cấu Tạo Bình Bay Hơi
-
Thiết Bị Bay Hơi Trong Hệ Thống Lạnh - Khang Phát
-
Bình Bay Hơi- Thiết Bị Bay Hơi Dàn Lạnh - Thiết Bị, Vật Tư Nghành Lạnh
-
THIẾT BỊ BAY HƠI - VOER
-
Phân Loại Thiết Bị Bay Hơi Thiết Bị Bay Hơi Làm Lạnh Chất Lỏng .1 Bình ...
-
Vai Trò, Vị Trí Của Dàn Lạnh - Thiết Bị Bay Hơi
-
Nguyên Tắc Làm Việc Của Thiết Bị Bay Hơi Là Gì? - VRcooler
-
Tìm Hiểu Về Thiết Bị Bay Hơi - Máy Nén Lạnh
-
Chiller Là Gì? Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động
-
Dàn Bay Hơi | Kiến Thức | BẢNG GIÁ - Điện Lạnh New Tech
-
Dàn Bay Hơi - Dàn Lạnh, Máy Nén, Dàn Ngưng Tụ Trong Hệ Thống Lạnh
-
Thiết Bị Bay Hơi Trong Hệ Thống Lạnh ( Dàn Lạnh ) - CƠ ĐIỆN LẠNH TH
-
Bình Bay Hơi Hệ Thống NH3 | PDF - Scribd