Phân Loại Font - STYLEno.1 Fonts

HomeTổng hợpBlogPhân loại font Phân loại font
  • Blog

       Hầu hết các mặt chữ có thể được phân loại thành 4 nhóm cơ bản: Serif, Sans-serif, Script và Decorative. Trải qua nhiều năm, các nhà in chữ và học giả về typography đã phát minh ra nhiều hệ thống khác nhau để phân loại các mặt chữ – các hệ thống này có nhiều cách phân loại phụ.        Một hệ thống phân loại sẽ có ích trong việc xác định, lựa chọn và sử dụng kết hợp các mặt chữ với nhau. 4 nhóm rõ ràng là không đủ, trong khi hàng chục nhóm thì lại quá thừa thãi và rắc rối, nó gây khó khăn cho các chuyên gia thiết kế. Chúng tôi đã thống nhất chia các mặt chữ thành 4 nhóm chính với 15 nhóm phụ, dựa trên thuật ngữ lịch sử và các ghi chép miêu tả lần đầu tiên được xuất bản năm 1954, như hệ thống Vox – và vẫn được chấp nhận rộng rãi như một tiêu chuẩn đến ngày nay. 1. SERIF TYPEFACES (CÁC MẶT CHỮ CÓ CHÂN) • Old Style (Kiểu cổ điển)        Nhóm này bao gồm có loại chữ roman đầu tiên, ban đầu được tạo ra từ giữa thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XVIII. Trục của các cạnh cong thường nghiêng sang trái trong các thiết kế này, do đó nét chính thường nằm ở hướng 8 giờ và 2 giờ. Sự tương phản về trọng lượng nét chữ (weight) của các ký tự không quá chênh lệch, và nét mỏng nhất có xu hướng nằm xen giữa những nét dày. Các nét serif gần như được lồng vào các thiết kế Old style và phần đầu các nét serif này thường góc cạnh. Vài phiên bản như kiểu thiết kế cũ của Venice được phân biệt bằng đường chéo ngang của chữ “e”. Old Style Serifs   • Transitional (Chuyển tiếp)        Thợ in và xếp chữ người Anh – John Baskerville đã thiết lập nên phong cách này vào giữa thế kỷ XVIII. Những mặt chữ đại diện cho sự chuyển đổi giữa phong cách cổ điển (Old style) và thiết kế tân cổ điển (Neoclassical), và kết hợp một số đặc điểm của cả hai. Công việc của Baskerville với giấy và các phương pháp in cải tiến cho phép các nét chữ trông tốt hơn mà vẫn giữ lại độ nét tinh tế. Trong khi trục nét cong có thể nghiêng trong các thiết kế Transitional, các nét chữ thường có một trục chính thẳng đứng. Sự tương phản về trọng lượng thể hiện rõ nét hơn so với kiểu Old style. Các nét serif vẫn còn ngoặc lại và nét serif trên thì nghiêng. Transitional Serifs • Neoclassical & Didone (hoặc Modern) (Tân cổ điển và Hiện đại)        Những mặt chữ này được tạo ra vào cuối thế kỷ XVIII. Các tác phẩm của Giambattista Bodoni mô tả kiểu chữ này. Khi phát hành lần đầu, những mặt chữ này được gọi là “cổ điển”. Tuy nhiên, ngay từ đầu, rõ ràng đây không phải là một bản “nâng cấp” của Old style mà là một kiểu hoàn toàn mới. Kết quả là tên phân loại sau đó đã chuyển thành “hiện đại”. Từ giữa thế kỷ XX, chúng cũng được phân loại thành Neoclassical hoặc Didone. Tương phản giữa nét dày và nét mỏng thể hiện một cách rõ nét. Trục của đường cong thì thẳng đứng, có ít hoặc không có nét ngoặc. Trong nhiều trường hợp, các nét kết thúc có hình dạng “quả bóng” hơn là hiệu ứng từ bút nét dày. Những xu hướng này đã trở thành một phần trong thiết kế, với các chữ cái được cấu thành một cách rõ ràng. Neoclassic & Didone Serifs • Slab        Các mặt chữ Slab serif trở nên phổ biến ở thế kỷ XIX cho các bảng quảng cáo. Những mặt chữ này có các nét serif rất dày mà không có nét ngoặc. Nói chung, những thay đổi trong trọng lượng nét chữ khó nhận thấy. Đối với người đọc, Slab serif trông giống với thiết kế của Sans-serif được thêm vào các serif đậm. Slab Serifs • Clarendon        Nhóm này bao gồm các mặt chữ lấy Clarendon được phát hành vào đầu thế kỷ XIX làm chuẩn. Clarendon được thiết kế với các nét chữ đậm để đi kèm với các sáng tác văn bản. Các nét chữ tương phản nhẹ, các nét serif có xu hướng chuyển từ ngắn sang dài vừa phải. Sau đó, nhiều kiểu thiết kế tương tự được phát hành với các kích thước điểm lớn hơn như dạng dành riêng cho hiển thị. Trọng lượng các nét chữ rõ ràng hơn, và các nét serif có xu hướng kéo dài hơn so với thiết kế ban đầu. Clarendon Serifs • Glyphic        Các mặt chữ trong nhóm này có xu hướng mô phỏng các văn tự khắc trên đá hơn là bản vẽ từ bút. Sự tương phản về trọng lượng nét chữ thường ở mức tối thiểu, và trục nét cong có xu hướng thẳng đứng. Đặc điểm phân biệt của những mặt chữ này là ở nét serif vuốt nhọn, hoặc loe ra ở các nét cuối ký tự. Ở một số hệ thống phân loại, nhóm này được chia thành 2 nhóm nhỏ hơn là Glyphic và Latin. Latin là những mặt chữ hạn chế các serif vuốt nhọn. Glyphic Serifs 2. SANS-SERIF TYPEFACES (CÁC MẶT CHỮ KHÔNG CHÂN) • Grotesque (Kỳ quặc)        Đây là những mặt chữ Sans-serif thương mại phổ biến đầu tiên. Sự tương phản về trọng lượng nét chữ và sử dụng nhiều nét cong. Ở chữ “g” có cấu trúc “uốn cong và lặp lại” khiến nó tương đồng với kiểu chữ roman. Trong vài trường hợp, chữ “R” có nét cong nhẹ ở chân, chữ “G” luôn có nét vuông gập xuống – điều này làm cho nó có tên là Grotesque (kỳ quặc). Các mặt chữ nhóm này cũng bao gồm các mẫu thiết kế hiện đại hơn, nhiều thiết kế Sans-serif sau này cũng lấy phông Grotesque làm chuẩn. Grotesque Sans Serifs • Square (Kiểu vuông vức)        Những thiết kế này nói chung dựa trên các đặc tính và tỉ lệ của ký tự Grotesque, nhưng có cách xác định riêng, và trong một số trường hợp, nét vuông và nét cong chuyển tiếp rất gấp. Chúng thường có khoảng cách giữa các ký tự rộng hơn so với những người họ hàng khác, và ít được sử dụng trong hiển thị. Square Sans Serifs • Geometric (Hình học)        Dạng hình học đơn giản có ảnh hưởng đến việc hình thành các mặt chữ này. Những nét chữ có sự kết hợp chặt chẽ giữa nét đều và dạng hình học. Geometric thường khó đọc hơn so với Grotesque. Geometric Sans Serifs • Humanistic (Nhân văn)        Chúng dựa trên tỷ lệ của những chữ cái điêu khắc của La Mã. Thường thì sự tương phản về trọng lượng nét chữ là khá rõ ràng. Các chuyên gia về typography cho biết đây là kiểu chữ dễ đọc và dễ dùng nhất trong họ Sans-serif. Các mặt chữ Humanistic cũng tương quan chặt chẽ với các đặc tính thiết kế và tỉ lệ của các phông Serif, thường ảnh hưởng mạnh mẽ từ chữ Calligraphic. Humanistic Sans Serifs 3. SCRIPT TYPEFACES • Formal Scripts (Chính thống)        Những mặt chữ này có nguồn gốc từ phong các viết tay chính thống vào thế kỷ XVII. Các ký tự kết nối liền mạch với các ký tự khác. Formal Scripts • Calligraphic Scripts (Thư pháp)        Những mặt chữ Calligraphic Script bắt chước cách viết thư pháp. Các ký tự có thể có hoặc không có kết nối liền mạch. Calligraphic Scripts • Blackletter & Lombardic Scripts        Những mặt chữ này được vẽ phát thảo trước khi đưa ra bản thiết kế hoàn chỉnh. Blackletter & Lombardic Scripts • Casual Scripts (Giản dị)        Các mặt chữ này gợi nhớ đến các viết tốc ký bằng tay. Nhiều mặt chữ được vẽ bằng cọ và các ký tự thường kết nối với nhau. Casual Scripts 4. DECORATIVE (TRANG TRÍ)        Đây là thể loại lớn nhất cũng như đa dạng nhất. Chúng ít khi được sử dụng trong các đoạn văn bản dài, các mặt chữ loại này phổ biến hơn trên các bảng hiệu, tiêu đề. Chúng thường phản ánh một khía cạnh của văn hóa như hình xăm, graffiti hoặc các chủ đề cụ thể. Nhiều trong số chúng sử dụng trong các thiết kế về ảo giác hoặc rock… Các mặt chữ Decorative có thiết kế không thống nhất theo một quy luật nào cả, nó bao gồm cả những phông chữ chỉ toàn các biểu tượng hoặc ký tự đặc biệt. Decorative Type Styles STYLEno.1 Fonts Dịch từ Type Classifications (Allan Haley) trên https://www.fonts.com

Bài viết liên quan

Calibri – font chữ mặc định trên Microsoft Office đã sửa lỗi tiếng Việt sau 15 năm

Chúc mừng năm mới

Hướng dẫn cài đặt và xác thực font chữ trên MacOS (tiếng Việt)

Font hot

[Trả phí] SVN-Optima Nova (20 fonts) – Việt hóa

[Trả phí] SVN-Noah (18 fonts) – Việt hóa

[Trả phí] SVN-Neue Montreal (14 fonts) – Việt hóa

[Trả phí] SVN-Neue Haas Grotesk Display (16 fonts) – Việt hóa

[Trả phí] SVN-Branding (14 fonts) – Việt hóa

[Trả phí] SVN-Mona Sans (48 fonts) – Việt hóa

[Trả phí] SVN-Hubot Sans (64 fonts) – Việt hóa

[Trả phí] SVN-Giorgio Sans (16 fonts) – Việt hóa

[Trả phí] SVN-Agency FB (15 fonts) – Việt hóa

[Trả phí] SVN-Visby Round CF (16 fonts) – Việt hóa

[Trả phí] SVN-Madera (48 fonts) – Việt hóa

[Trả phí] SVN-Avenir Next (40 fonts) + Variable – Việt hóa

[Trả phí] SVN-Thicker (40 fonts) + Variable – Việt hóa

[Trả phí] SVN-Larken (14 fonts) – Việt hóa

[Trả phí] SVN-Stinger (40 fonts) – Việt hóa

[Trả phí] SVN-Helvetica Now (72 fonts) – Việt hóa

[Trả phí] SVN-Neue Helvetica (58 fonts) – Việt hóa

[Trả phí] SVN-Century Gothic (14 fonts) – Việt hóa

[Trả phí] SVN-Mont (20 fonts) – Việt hóa

[Trả phí] SVN-Avant Garde Gothic (20 fonts) – Việt hóa

FONT KHÁC
  • Bộ font VNI
  • Bộ font HP (Unicode) 
  • Bộ font UTM
  • Bộ font TCVN3 (ABC)
  • Bộ font HL
  • Bộ font Unicode ĐHBK
Có thể bạn quan tâm
Copyright © 2013 – 2023 STYLEno.1 Fonts
Vui lòng để lại tin nhắn chúng tôi sẽ gọi lại
[contact-form-7 id="204" title="Để lại lời nhắn"]

Từ khóa » Font Chữ Cơ Bản