Phân Loại Tác Phẩm Theo Quy định Của Luật Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả được quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Theo đó, các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác. Lawkey sẽ phân loại tác phẩm để bạn đọc hiểu rõ từng loại hình tác phẩm:
Dựa theo lĩnh vực sáng tạo
Tác phẩm văn học
Là kết quả của hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực văn học được thể hiện theo phương thức hay hình thức bất kì với thể loại nhất định. Với loại hình tác phẩm này thì phương thức thể hiện của nó có thể thông qua sách (truyện được in thành sách), có thể thông qua phát thanh (truyện, thơ được đọc cho công chúng nghe), có thể thông qua báo chí (truyện ngắn được đăng trên báo) …
Tác phẩm văn học có thể được thể hiện dưới hình thức chữ viết nhưng cũng có thể được thể hiện thông qua hình thức khác như truyền miệng (các tác phẩm văn học dân gian). Mặt khác, tác phẩm văn học có rất nhiều thể loại khác nhau như văn xuôi (bao gồm tiểu thuyết, truyện dài, truyện vừa, truyện ngắn, bút kí, kí sự, tự sự, tuỳ bút, hồi kí …); thơ (bao gồm bài thơ, bài trường ca với các thể thơ khác nhau như lục bát, song thất lục bát, thất ngôn bát cú, tứ tuyệt, tự do…).
Tác phẩm nghệ thuật
Là kết quả của hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuât được thể hiện thông qua vật thể với phương thức nhất định. Tẩc phẩm nghệ thuật được tạo ra theo nhiều chuyên ngành khác nhau như hội hoạ, tạo hình, điêu khắc, điện ảnh, nhiếp ảnh, âm nhạc, sân khấu …
Phụ thuộc vào tính chất của các loại hình nghệ thuật nên các tác phẩm nghệ thuật được thể hiện thông qua nhiều phương thức khác nhau như thể hiện trên vật liệu (hội hoạ, điêu khắc, tạo hình, nhiếp ảnh), thể hiện thông qua sân khấu (kịch), thông qua giọng hát, nhạc cụ (các bản nhạc).
Tác phẩm khoa học
Là kết quả của hoạt động sáng tạo trong nghiên cứu khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, chính trị… bao gồm các bài viết, công trình nghiên cứu.
Dựa vào nguồn gốc hình thành tác phẩm
Tác phẩm gốc (nguyên sinh)
Là tác phẩm mà trong đó tác giả xây dựng nội dung đầu tiên để thể hiện ý tưởng sáng tạo đầu tiên của mình.
Tác phẩm phái sinh
Tác phẩm phái sinh là tác phẩm được tạo ra trên cơ sở nội dung đã có của một hoặc nhiều tác phẩm trước đó bằng cách sáng tạo trong việc thay đổi hình thức diễn đạt, loại hình biểu diễn hoặc ngôn ngữ trình bày nội dung tác phẩm. Các tác phâm phát sinh bao gồm:
+ Tác phẩm dịch thuật: Là tác phẩm trong đó tác giả sử dụng ngôn ngữ khác một cách sáng tạo để thể hiện về nội dung của tác phẩm đã có.
+ Tác phẩm phóng tác: Là tác phẩm được tạo ra dựa theo nội dung, tư tưởng của lác phẩm đã có. Tác phẩm phóng tác chỉ dựa vào chủ đề tư tưởng được thể hiện trong nội dung của tác phẩm có trước mà không dựa vào các yếu tố khác của tác phẩm đó và được thể hiện bằng một cách hoàn toàn riêng và độc đáo.
+ Tác phẩm cải biên: Là tác phẩm được sáng tạo ra trên cơ sở tác phẩm gốc bằng cách thay đổi hình thức diễn đạt. Tính sáng tạo trong tác phẩm cải biên là sự thay đổi phong cách diễn đạt nên người cải biên được thừa nhận là tác giả của tác phẩm cải biên đó.
+ Tác phẩm chuyển thể: Là tác phẩm được sáng tạo trên cơ sở tác phẩm gốc bằng cách thay đổi từ loại hình này sang loại hình khác. Chẳng hạn, một tác phẩm gốc thuộc loại hình văn học được một người khác viết kịch bản và chuyển sang tác phẩm thuộc loại hình điện ảnh.
Tác phẩm tuyển tập
Là tác phẩm trong đó tập họp những tác phẩm riêng rẽ một cách chọn lọc của một hoặc nhiều tác giả.
Tác phẩm hợp tuyển
Là tác phẩm trong đó tập hợp các tác phẩm được tuyển chọn từ nhiều tác phẩm của nhiều tác giả khác nhau theo yêu cầu nhất định. Ngoài các tác phẩm được nói tới ở trên còn có nhiều loại tác phẩm phái sinh khác như tác phẩm biên soạn, chú giải, hiệu đính, biến tấu…
Ngoài ra, tác phẩm còn có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau dựa theo hình thức tác phẩm được thể hiện thông qua cách thức, mục đích khai thác, sử dụng của chủ thể trong những điều kiện nhất định như tác phẩm đọc, tác phẩm nghe, tác phẩm nghe – nhìn.
Trên đây là nội dung Phân loại tác phẩm Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey để được tư vấn.
Xem thêm: Quy định về tác phẩm khuyết danh theo pháp luật sở hữu trí tuệ
Quy định về trích dẫn hợp lý tác phẩm theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005
Từ khóa » Cải Biên
-
Cải Biên Là Gì ? Tác Phẩm Cải Biên Là Gì? Quy định Về Tác Phẩm Cải ...
-
Cải Biên Là Gì? Chuyển Thể Tác Phẩm Là Gì Và Những Quy định Pháp ...
-
Cải Biên - Wiktionary Tiếng Việt
-
Cải Biên Là Gì? Quy định Của Luật Sở Hữu Trí Tuệ Về Tác Phẩm Cải Biên
-
Cải Biên Là Gì? Người Cải Biên Là Gì? Quy định Về Tác Phẩm Cải Biên?
-
Cải Biên Là Gì? Chuyển Thể Là Gì? Quy định Về Tác Phẩm Cải Biên ...
-
Thế Nào Là Tác Phẩm Cải Biên? - Phan Law Vietnam
-
Tác Phẩm Cải Biên, Tác Phẩm Chuyển Thể Là Gì? - Luật Hoàng Anh
-
Cải Biên Là Gì? - Ngân Hàng Pháp Luật - LawNet
-
Cải Biên Là Gì? - Hỏi đáp Pháp Luật
-
Nhạc Dân Tộc Cải Biên - Wikipedia
-
Biên Khúc – Wikipedia Tiếng Việt
-
“Nỗi Niềm”… Cải Biên