Phân Loại Than Theo Cấp Tiến Hóa

Trước khi phân loại than, ta cần hiểu Than về lý thuyết chính là nguyên tố cacbon. Ký hiệu C.

Nhưng trên thực tế than có nhiều dạng, ta phân loại theo cấp tiến hóa như sau:

Cấp củaThan
Than bùn => Than nâu => Than bán bitum (than gầy)=> Than bitum (than mỡ)=> Anthracit (than đá) Ngoài ra có dạng chế biến

Than bùn là gì? Phân loại than cấp 1.

Than bùn trên 1 xà lan

Là than được hình thành do sự tích tụ và phân huỷ không hoàn toàn tàn dư thực vật trong điều kiện kín khí xảy ra liên tục. Than bùn trông như bùn.

Than nâu – Phân loại than cấp 2

Than nâu hay còn gọi là than non là loại đá trầm tích có màu nâu có thể đốt cháy được, chúng được thành tạo từ quá trình nén cố kết than bùn một cách tự nhiên. than nâu không có hiệu quả khi buôn bán trên thị trường quốc tế so với than cấp độ cao hơn. Nó thường được đốt trong các nhà máy nhiệt điện gần khu mỏ.

Nó được xem là loại than đá có hạng thấp nhất do mức độ sinh hiệt tương đối thấp của nó. Than này được khai thác ở Bulgaria, Kosovo, Hy Lạp, Đức, Ba Lan, Serbia, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Hoa Kỳ, Canada, Ấn Độ, Úc và nhiều nơi khác ở châu Âu và nó được dùng chủ yếu phát nhiệt điện.[2] 25,7% lượng điện của Đức từ các nhà máy than nâu,[3] trong khi ở Hy Lạp, than nâu cung cấp khoảng 50% nhu cầu điện. Than nâu có hàm lượng cacbon khoảng 25-35%, độ ẩm cao khoảng 66%, và hàm lượng tro dao động từ 6% đến 19% so với than bitum là 6% đến 12%.

Than gầy – Phân loại than cấp 3

Là Than á bitum, cũng được biết đến là than lignite đen, loại than giữa than lignite và than bitum theo hệ thống phân loại ở Mỹ và Canada. Xét về giác độ địa chất thì than á bitum là than trẻ, được hình thành cách đây 251 triệu năm.Ở trạng thái khô và không có tro, than á bitum chứa 42-52% các bon, nhiệt lượng riêng trong phạm vi từ 19 đến 26 megajoules/kg. Than này có màu từ nâu xẫm đến đen, và sáng hơn than lignite, than á bitum thường có một cấu trúc thớ gỗ hơn là cấu trúc chắc bóng. Vài loại than á bitum trông rất giống than bitum.Một tính ưu việt của than á bitum là than này chứa ít nước hơn so với than lignite và vì vậy cứng hơn, một tính chất làm cho than này thích hợp hơn cho vận chuyển và lưu. Tuy nhiên, hàm lượng hưu huỳnh của than á bitum đôi khi thấp hơn 1%, thấp dưới mức lưu huỳnh trong than bitum. Điều này cho thấy phải đốt than á bitum hiều hơn than bitum để sản sinh ra cùng lượng năng lượng như nhau. Nhiều nhà máy điện đã chuyển sang than á bitum vì hàm lượng lưu huỳnh trong than bitum cao làm tổn hại đến môi trường.

Than mỡ – Phân loại than cấp 4

Ảnh ghép than mỡ

Than mỡ hay than bitum là một loại than tương đối mềm chứa chất giống như hắc ín hay nhựa đường. Loại than này có chất lượng cao hơn than nâu nhưng thấp hơn than anthracit. Chúng được hình thành từ quá trình bị nén ép của than nâu. Nó có thể có màu đen hoặc nâu đen; thường là có cấu tạo dải rõ ràng sáng màu và các vật chất sẫm màu trong các vỉa than. Cấu tạo phân tầng này được phân loại theo hoặc là “tối, dải sáng màu” hoặc “sáng, dải tối màu” là cách để nhận dạng địa tầng than. Than mỡ là một loại đá trầm tích được hình thành từ quá trình thành đá và nép ép nửa biến chất của vật liệu than bùn ban đầu.

Than đá – Phân loại than cấp 5

than đốt lò hơi công nghiệp
than đốt lò hơi công nghiệp

Than đá là một loại đá trầm tích có màu nâu-đen hoặc đen có thể đốt cháy và thường xuất hiện trong các tầng đá gồm nhiều lớp hoặc lớp khoáng chất hay còn gọi là mạch mỏ. Một loại than cứng như than anthracit, có thể liên quan đến đá biến chất bởi vì sự tác động lâu dài về nhiệt độ và áp suất. Thành phần chính của than là cacbon, cùng với sự đa dạng về số lượng của các nguyên tố, chủ yếu là hydro, lưu huỳnh, ôxy, và nitơ. Than là một dạng nhiên liệu hóa thạch, được hình thành từ thực vật bị chôn vùi trải qua các giai đoạn từ than bùn, và dần chuyển hóa thành than nâu hay còn gọi là than non (lignit), và thành than bán bitum, sau đó thành than bitum hoàn chỉnh (bituminous coal), và cuối cùng là biến đổi thành than đá (anthracit). Quá trình biến đổi này là quá trình phức tạp của cả sự biến đổi về sinh học và cả quá trình biến đổi của địa chất. Đặc biệt, quá trình biến đổi về địa chất là cả một quãng thời gian được tính bằng hàng triệu triệu năm.

Than chì – Kim cương và các đa dạng khác – Phân loại than cấp 6

Than chì được hiểu là một thứ than hầu như không có dạng nguyên vẹn trong tự nhiên mà nó thường được chứa trong các quặng. Các khoáng chất tự nhiên chứa than chì bao gồm: thạch anh, calcit, mica, thiên thạch chứa sắt và tuamalin.

1 loại Quặng nào đó có chứa than chì
Than chì đã được chế biến để sử dụng

Bột than chì có thể dùng làm chất bôi trơn, than chì dùng làm điện cực và bút chì…

Kim cương có thành phần nguyên tố chính là Cacbon nhưng nó có một cấu trúc phân tử đặc biệt, vì thế hình dáng và màu sắc khác biệt hoàn toàn và siêu cứng.

Dạng Chế biến

  • Khí hóa: than khí hóa thành khí CO, tức các bon mô nô ô xit, Khí độc nhưng có thể cháy và tỏa nhiệt.
  • Than nhiệt cao: Than cốc được luyện từ than mỡ.
  • Than chì được tạo ra từ quặng than chì.

Nếu quý khách có nhu cầu sử dụng than đá, vui lòng gọi.

Từ khóa » Than Mỡ Gồm Những Gì