Phân Loại Tôm Càng Xanh Và đặc điểm Của Chúng

Có thể phân biệt tôm đực và cái dễ dàng thông qua hình dạng bên ngoài của chúng. Tôm đực có kích cỡ lớn hơn tôm cái, đầu ngực to hơn và khoang bụng hẹp hơn. Đôi càng thứ hai to, dài và thô. Ở con đực còn có nhánh phụ đực mọc kế nhánh trong của chân bụng thứ hai. Nhánh phụ đực bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn ấu niên khi tôm đạt kích cỡ 30 mm và hoàn chỉnh khi tôm đạt 70 mm. Ngoài ra, ở giữa mặt bụng của đốt bụng thứ nhất còn có điểm cứng.

Tôm cái thường có kích cỡ nhỏ hơn tôm đực, có phần đầu ngực nhỏ và đôi càng thon. Tôm có 3 tấm bụng đầu tiên rộng và dài tạo thành khoang bụng rộng làm buồng ấp trứng. Cơ quan sinh dục trong của con đực gồm một đôi tinh sào, một đôi ống dẫn tinh và đầu mút.  Đôi tinh sào ngoằn ngoèo nằm giữa lưng của giáp đầu ngực được nối với ống dẫn tinh chạy từ trước tim dọc sang hai bên viền sau của giáp đầu ngực và đổ vào đầu mút nằm ở đốt coxa của chân ngực 5.

Phân biệt tôm càng xanh đực và cái:

Đặc điểm Tôm càng xanh đực Tôm càng xanh cái
Kích cỡ Lớn hơn và đầu ngực to hơn Nhỏ hơn và đầu ngực nhỏ hơn
Càng Đôi càng thứ 2 to, gồ ghề và nhiều gai Nhỏ và nhãn hơn
Lỗ sinh dục Hiện diện dưới gốc của chân ngực thứ năm và có nắp đậy Hiện diện dưới gốc của chân ngực thứ ba, có màng mỏng bao phủ.
Phụ bộ giao vĩ Xuất hiện giữa nhánh trong và nhánh phụ của chân bụng thứ 2 Không có
Bụng Mặt bụng của điểm bụng thứ nhất có điểm cứng ở giứa Tấm bụng thứ 1, 2, 3  dài và nở rộng => buồng ấp trứng
Lông tơ sinh dục Không có Xuất hiện nhiều trên chân ngực, chân bụng của tôm trưởng thành.
Tuyến androgenic Dãy tế bào dính vào vùng gần cuối của ống dẫn Không có
Chiều dài và kích cỡ thành thục Dài 17.5 cm, trọng lượng trung bình 35 g Chiều dài trung bình 15 cm, trọng lựợng 25 g.

Thành thục giao vĩ, đẻ trứng và ấp trứng của tôm

Tôm thành thục và giao vĩ xảy ra quang năm. ĐBSCL tôm sinh sản 4-6 và tháng 8-10. Tôm cái thành thục lần đầu khoảng 3-3.5 tháng (từ PL10-15) Kích cỡ nhỏ nhất tôm thành thục 10-13 cm và 7.5 g. Sự thành thục phụ thuộc nhiều vào môi trường và thức ăn.

Quá trình thành thục gồm 4 giai đoạn ( 14-20 ngày): – Giai đoạn 1: chưa thành thục, buồng trứng nhỏ trong suốt. – Giai đoạn 2: chớm thành thục, buồng trứng chiếm 1/4 – 1/2 chiều dài khoang giáp đầu ngực. – Giai đoạn 3: thành thục, buồng trứng chiếm 3/4  chiều dài giáp đầu ngực. – Giai đoạn 4: chín muồi, buồng trứng chiếm toàn bộ khoang giáp đầu ngực.

Khi buồng trứng ở giai đoạn 4, tôm cái lột xác tiền giao vĩ => tiết ra hormol kích thích tôm đực tìm đến. Sau khi lột xác 1-22 giờ, thường 3-6 giờ tôm bắt đầu giao vĩ. Quá trình giao vĩ chia làm 4 giai đoạn: 1. giai đoạn tiếp xúc 2. giai đoạn tôm đực ôm giữ tôm cái 3. giai đoạn tôm đực trèo lên lưng tôm cái 4. giai đoạn cuối (quá trình giao vĩ xảy ra)

Quá trình giao vĩ xảy ra vào ban đêm ( 20-35 phút). Sau khi giao vĩ tôm đực bảo vệ tôm cái khỏi bị tôm khác tấn công. Sau khi giao vĩ khoảng 2-5 giờ, có khi 6-24 giờ, tôm cái đẻ trứng. Tôm cái thường đẻ trứng ở tầng giữa và tầng đáy.

Trong quá trình đẻ trứng trứng được thụ tinh khi đi qua túi chứa tinh. Trứng dính vào các lông tơ ở đôi chân bụng thứ 4, 3, 2 và thứ 1. Thời gian đẻ 10-60 phút thường 15-25 phút. Không nên làm sốc tôm cái trong quá trình đẻ trứng. Sức sinh sản tương đối của tôm cái 500-1000 trứng/g tôm cái

Tôm cái phát dục và đẻ lại sau 16-45 ngày. Chúng có thể tái phát dục và đẻ lại 5-6 lần, sức sinh sản cũng thay đổi theo các lần đẻ của tôm. Trong quá trình ấp tôm dùng chân bụng quạt cung cấp oxy cho trứng, dùng chân ngực loại trứng hư hay vật lạ dính vào trứng. Thời gian ấp kéo dài 15-23 ngày.

Phát triển phôi

Trứng mới đẻ có hình elip, 0.6-0.7 mm. Phân cắt đầu tiên sau 4 giờ, phân chia tiếp theo khoảng 1-3 giờ, thời gian phân cắt sẽ ngắn dần theo các lần phân chia tiếp theo. Sự phân chia sẽ hoàn thành sau 24 giờ.

Theo sự phát triển phôi màu sắc của trứng sẽ chuyển từ màu vàng nhạt => vàng cam => trứng xám => khi nở trứng có màu xám đen.

Khi nở tôm mẹ cử động chân bụng liên tục để thả ấu trùng ra ngoài.

Phát triển của ấu trùng

– Đặc điểm của ấu trùng mới – Sống phù du, nước lợ 6-16%o. – Hướng quanh mạnh – Ấu trùng bơi lội chủ động, bụng ngữa, đuôi phía trước. – Ấu trùng chết sau 3-4 ngày nếu không sống trong nước lợ. – Ấu trùng ăn liên tục, động vật phù du, giun nhỏ, ấu trùng, động vật thủy sinh – Ấu trùng trải qua 11 lần lột xác để hình thành hậu ấu trùng

âu trùng tôm càng xanh

Phát triển của hậu ấu trùng

– Postlarvae có hình dạng giống tôm lớn. – Sống đáy, bám vào nền hoặc giá thể. – Bắt mồi chủ động. – Thức ăn côn trùng, thủy sinh, các loại nhuyễn thể nhỏ (sò, mực, tôm cá, xác bả động vật. – Nhận biết qua những sọc ngang trên carapace, sọc biến mất khi tôm đạt kích cỡ 75-90 mm.

Theo: Tép Bạc

Từ khóa » Tôm Càng Xanh Các Loại