Phần Mềm ERP Là Gì? - Gia Cát

I. Các khái niệm cơ bản

1. ERP là gì?

Nhiều người thắc mắc ERP là viết tắt của từ gì. Đó chính là Enterprise Resource Planning và nó được hiểu nôm na là hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Để hiểu sâu hơn về ý nghĩa của 3 từ ERP, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa của 3 từ riêng lẻ E, R, P:

R: Resource (Tài nguyên): theo Kinh tế học “resource” chính là nguồn lực của doanh nghiệp (tài chính, nhân lực, công nghệ); theo Công nghệ thông tin thì “resource” chính là tài nguyên (phần mềm, phần cứng, dữ liệu).

P: Planning (Hoạch định): Planning là khái niệm quen thuộc trong quản trị kinh doanh. Nó liên quan đến việc dự báo, lập các loại kế hoạch trong một doanh nghiệp như: dự báo doanh số, dự báo hàng hóa, kế hoạch bán hàng, kế hoạch sản xuất, kế hoạch mua hàng, kế hoạch tài chính .v.v.

E: Enterprise (Doanh nghiệp): Doanh nghiệp chính là một tổ chức với một hệ thống hoàn chỉnh và thống nhất. Tất cả các bộ phận, phòng ban đều có mối quan hệ chặt chẽ. Các dữ liệu sẽ có tính kế thừa, được kiểm soát chéo và được kiểm duyệt.

Vậy ERP là việc hoạch định nhằm biến tất cả nguồn lực thành các nguồn tài nguyên. Các nguồn tài nguyên mà doanh nghiệp có thể truy xuất và sử dụng. Từ đó giúp doanh nghiệp tự kiểm soát được nguồn lực của mình một cách hiệu quả hơn.

 

 

2. Hệ thống ERP là gì?

Hệ thống ERP hay còn gọi là hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp

Một hệ thống thông tin kết hợp các hệ thống thông tin bên trong và bên ngoài doanh nghiệp thành một giải pháp thông tin thống nhất và duy nhất. Hệ thống ERP tích hợp phần mềm, phần cứng và tài nguyên mạng cần thiết để xây dựng giải pháp hệ thống thông tin. Mục đích cuối cùng của nó là hoạch định nguồn lực doanh nghiệp hiệu quả hơn. Hệ thống ERP giúp hợp lý hóa các quy trình kinh doanh trong doanh nghiệp.

Như vậy, hệ thống ERP là một hệ thống bao gồm các tài nguyên: phần mềm ERP, phần cứng (server, client, máy quét mã vạch…) và hệ thống mạng.

Một hệ thống ERP thường bao gồm tất cả các hệ thống Công nghệ thông tin cho phép phần mềm ERP thực thi và vận hành hiệu quả.

Một hệ thống ERP cho phép một tổ chức thiết kế, thực hiện, vận hành và duy trì một hệ thống thông tin doanh nghiệp. Hệ thống này bao gồm phần mềm, phần cứng máy tính và hạ tầng mạng. Phần mềm ERP cung cấp các chức năng và quy trình nghiệp vụ. Phần cứng máy tính để lưu trữ và thực thi các ứng dụng phần mềm. Hạ tầng mạng để truyền dữ liệu giữa các hệ thống thông tin. Một hệ thống ERP bao gồm các giải pháp quản trị cho các hệ thống khác của doanh nghiệp. Các hệ thống đó gồm: kế toán, tài chính, sản xuất, tiếp thị và nguồn nhân lực. Các hệ thống này được tích hợp trong các phòng ban riêng biệt trong một tổ chức. Nhưng chúng được quản lý thông qua các bảng điều khiển của mỗi mô đun. Cơ sở dữ liệu thường là “một dữ liệu tập trung” hoặc các dữ liệu được kết nối với nhau.

Hệ thống ERP là gì?

 

3. Phần mềm ERP là gì?

Nó được biết đến như một phần mềm quản lý hoạt động kinh doanh. Nó bao gồm nhiều phân hệ khác nhau như: bán hàng, mua hàng, quản lý kho, quản trị sản xuất, kế toán tài chính, quản lý nhân sự tiền lương, quản lý quan hệ khách hàng .v.v. Tất các các phân hệ này được tích hợp trên một hệ thống cơ sở dữ liệu duy nhất. Mỗi phân hệ sẽ kết nối với nhau theo mối quan hệ tương tác từ các nghiệp vụ.

 

4. Vậy một hệ thống Smart – ERP là gì?

Đây chính là phần mềm ERP do Gia Cát tự phát triển. Hệ thống Smart – ERP sau này được phát triển ra các sản phẩm ERP khác nhau. Gia Cát có 2 sản phẩm phần mềm ERP chính là hệ thống Cloud ERP GreensysCloud ERP Savier. Ngoài ra, Gia Cát cũng mang đến cho các doanh nghiệp phần mềm tích hợp, tùy biến phù hợp hơn.

 

II. Một số phần mềm ERP phổ biến hiện nay

Các doanh nhân hiện nay đã bắt đầu nhận thức và mong muốn triển khai giải pháp ERP cho doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên, họ vẫn còn lo sợ vì những rủi ro khi triển khai ERP. Những rủi ro đó liên quan đến các yếu tố: chi phí, thời gian và nhân lực. Hậu quả thực sự không hề nhỏ mà doanh nghiệp phải gánh chịu khi một dự án ERP thất bại. Do đó việc đánh giá, lựa chọn nhà cung cấp ERP luôn kỹ càng và cẩn thận. Ngoài sản phẩm phần mềm ERP của công ty Gia Cát, bạn có thể tham khảo một số phần mềm ERP uy tín dưới đây.

Các phần mềm ERP uy tín hiện nay

SAP ERP

Đây là phần mềm ERP nổi tiếng đến từ Tập đoàn công nghệ của Đức. SAP được thành lập năm 1972 bởi 5 doanh nhân người Đức. SAP ERP được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2006 với phiên bản SAP ERP 6.0. Trải qua 47 năm, SAP đã có hơn 413.000 khách hàng sử dụng hệ thống ERP. Hiện nay, Sap đã ra mắt nhiều phiên bản khác nhau như: SAP S/4HANA, SAP S/4HANA Cloud, SAP Business One …

NetSuite ERP

Là một giải pháp ERP điện toán đám mây số 1 thế giới hiện nay. Sản phẩm do Oracle phát triển, hệ thống đã có hơn 40.000 khách hàng sử dụng tại 160 các quốc gia khác nhau. Ngoài sản phẩm Netsuite ERP, Oracle còn một số sản phẩm khác như: Oracle E-Business Suite, PeopleSoft, Oracle ERP Cloud…

Sage Intacct

Khác với các hệ hống ERP khác, giải pháp của Sage đi sâu hơn về giải pháp tài chính kế toán. Một điều khá thú vị là Sage Intacct mặc dù không phải là ông lớn trong lĩnh vực ERP nhưng là sản phẩm được đánh giá mức độ hài lòng cao nhất trong năm 2018. Ngoài Sage Intacct, Sage còn có phiên bản ERP khá mạnh là  Sage 100c.

Microsoft Dynamics NAV

Một sản phẩm phần mềm ERP của hãng công nghệ hàng đầu thế giới Microsoft. Tuy nhiên, trong lĩnh vực ERP, Microsoft không được đánh giá cao lắm so với các hãng khác. Ngoài phiên bản này, Microsoft còn có một phiên bản ERP khác là Microsoft Dynamics GP 

Các phần mềm ERP khác

Ngoài các phần mềm nổi tiếng trên, một số phần mềm ERP thế giới khác cũng khá mạnh như: Munis, Epico ERP, Syspro, Info .v.v.

Các phần mềm ERP nổi tiếng ở Việt Nam hiện nay cũng không nhiều. Có thể kể một vài cái tên để bạn tham khảo như: FAST, SSG, Gia Cát, Bravo, ITG .v.v.

Qua bài viết đã bạn đã nắm rõ được khái niệm cơ bản về ERP.  Bạn cũng biết một số phần mềm nổi tiếng của các hãng công nghệ hàng đầu. Kiến thức ERP hiện nay vẫn chưa phổ biến rộng rãi tại Việt Nam. Nó chưa được đào tạo chính thức trong hệ thống các trường đại học. Bạn có thể tham khảo một số tài liệu ERP từ các công ty cung cấp phần mềm ERP hoặc một vài cuốn sách tiếng Anh, blog Kinh nghiệm quản trị. Ngành ERP là một ngành có triển vọng phát triển lớn. Các bạn sinh viên cũng có thể xem xét lĩnh vực này để định hướng tương lai cho mình. Chúc các bạn sẽ sớm trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này nhé.

Phatmarcom

Từ khóa » Hệ Thống Erp Của Sap