Phần Mềm SAP ERP Là Gì?

Skip to content

Thông thường mỗi nhân viên trong bất cứ công ty, doanh nghiệp lớn nhỏ nào cũng đều phải làm quen với việc thường xuyên giải quyết các dự án. Hơn nữa, mỗi dự án đều có tầm quan trọng khác nhau nên việc thực hiện, giải quyết chúng ra sao là rất cần thiết. Đó là lý do mà bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc về phần mềm quản lý dự án. Hãy cùng xem thử mục đích sử dụng của phần mềm này là gì nhé.

1. Tạo môi trường làm việc khoa học

SAP là viết tắt của cụm từ system application programming, đây được biết đến là công ty phần mềm lớn từ Đức. Các sản phẩm đến từ công ty luôn được các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới tin dùng. Tổng giá trị mà công ty này đem lại chỉ đứng sau các ông lớn như MS, IBM, Oracle, Apple. Sắp có trụ sở chính đặt tại miền nam nước Đức, ngoài ra tập đoàn này còn có rất nhiều chi nhánh và văn phòng đại diện trên thế giới. Tại Việt Nam, sap có 2 văn phòng tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, trực thuộc sap khu vực châu á Thái Bình Dương.

SAP ERP( Enterprise Resource Planning) là phần mềm hoạch định doanh nghiệp được phát triển bởi công ty SAP của Đức. SAP ERP kết hợp các chức năng kinh doanh chính của một tổ chức. Phiên bản đầu tiên (SAP ERP 6.0) được ra đời năm 2006.

 

SAP cung cấp một loạt các kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp (ERP) các ứng dụng bao gồm cả quản lý quan hệ khách hàng (CRM-Customer Relationship Management), quản lý tài chính, quản lý nguồn nhân lực, quản lý dòng sản phẩm, và quản lý chuỗi cung ứng. Ngoài ra SAP cũng cung cấp các phần mềm tích hợp, tùy biến với các đối tác của SAP. Ứng dụng phần mềm SAP ERP vào quản trị chuỗi cung ứng vô cùng phong phú.

 

2. Các giải pháp của SAP tại Việt Nam

SAP đang duy trì hai sản phẩm ERP được nhiều người biết đến đó là: SAP All in One và SAP Business One. Bên cạnh đó, công ty còn tập trung cung cấp các phần mềm quản trị doanh nghiệp, các giải pháp doanh nghiệp thông minh, phần mềm tích hợp hệ thống máy tính, giải pháp lưu trữ, điện toán đám mây….Các sản phẩm và dịch vụ này đã giúp rất nhiều doanh nghiệp quản lý tốt hoạt động then chốt của mình, đem lại sự thành công lớn trong kinh doanh.

3. Các tính năng của ERP SAP Business One

Quản lý bán hàng:

Qui trình bán hàng được theo dõi chặt chẽ, cho phép phân tích doanh thu, dự báo lợi nhuận, phát hiện cơ hội thông qua các báo cáo và các bảng chỉ số Dịch vụ – Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng cho phép quản trị các phản hồi từ khách hàng, các hợp đồng dịch vụ, quản lý các cuộc gọi và mọi hoạt động tương tác với khách hàng.

Quản lý mua hàng:

Quản lý và duy trì quan hệ với các nhà cung cấp thông qua việc quản lý các đơn đặt hàng, số lượng hàng, mức lợi nhuận, nợ tồn, quá trình thanh toán và khả năng tính toán giá trị nhập kho

Quản lý kho:

Hệ thống quản lý kho cho phép quản lý hàng tồn kho, chính sách về giá, nhập xuất kho… Đồng thời kết hợp chặt chẽ với việc đặt hàng và bán hàng Sản xuất – Quản lý yêu cầu về nguyên vật liệu và công cụ tự động qua 5 bước đơn giản theo từng ngữ cảnh do nhiều người định nghĩa. Có thể dự đoán nhu cầu thông qua các chỉ sốdự báo có sẵn

Quản lý tài chính:

Cho phép quản lý các hoạt động tài chính kế toán như kế toán tổng hợp, các bút toán, ngân sách với những công cụ nhanh chóng, tiện lợi. Đồng thời, cung cấp các báo cáo từ các hoạt động trên. Để thích ứng một sản phẩm ERP tổng quát cho nhu cầu cụ thể và đặc thù của doanh nghiệp, BYF cung cấp dịch vụ tư vấn triển khai SAP Business One. Với kinh nghiệm thiết kế và phát triển phần mềm, BYF đã chuyển giao thành công sản phẩm này cho nhiều khách hàng, đáp ứng yêu cầu quản lý đặc thù của họ.

 

Đặc biệt BYF đã thích ứng SAP Business One cho phù hợp với yêu cầu quản trị của doanh nghiệp Việt Nam và quy định về quản lý tài chính của Việt Nam.

4. Module kế toán

Lập danh mục tài khoản theo dõi.

Lập các danh mục liên quan.

Kế toán kho

  • Lập phiếu nhập kho.
  • Phân bổ chi phí theo từng hóa đơn và ghi nhận công nợ, giá trị hàng hóa.
  • Tự động tính giá xuất kho theo qui định của doanh nghiệp.
  • In thẻ kho và tình hình nhập xuất tồn theo từng kho, từng hàng hóa hay tài khoản.
  • Kết xuất các báo cáo liên quan và theo nghiệp vụ quản lý của doanh nghiệp.

 

 

Kế toán mua hàng

  • Lập phiếu mua hàng, theo dõi công nợ phải trả nhà cung cấp theo từng tài khoản.
  • Lập và theo dõi công nợ hàng trả lại nhà cung cấp.
  • Lập các chứng từ thanh toán tiền hàng nhà cung cấp theo nhiều phương thức thanh toán khác nhau (Tiền mặt, chuyển khoản…).
  • Kết xuất các báo cáo liên quan và theo nghiệp vụ quản lý của doanh nghiệp.

 

Kế toán bán hàng

  • Lập và in các phiếu bán hàng, bán thành phẩm, theo dõi doanh thu, công nợ phải thu, chi phí bán hàng, chiết khấu hàng bán….
  • Lập, theo dõi và xử lý hàng hóa khách hàng trả lại.
  • Lập các chứng từ thanh toán tiền bán hàng đối với từng khách hàng,
  • Theo nhiều phương thức thanh toán khác nhau (tiền mặt, chuyển khoản…).
  • Theo dõi công nợ theo nhiều ngoại tệ khác nhau.
  • Kết xuất các báo cáo liên quan và theo nghiệp vụ quản lý của doanh nghiệp.

Kế toán tiền mặt, tiền gởi ngân hàng

  • Phiếu thu tiền.
  • Phiếu chi tiền.
  • Báo cáo quỹ tiền mặt.
  • Nhật ký thu tiền.
  • Nhật ký chi tiền.
  • Báo phát sinh nợ ngân hàng.
  • Báo phát sinh có ngân hàng.
  • Ủy nhiệm chi.
  • Sổ quỹ tiền gởi ngân hàng

Kế toán tổng hợp

  • Bút toán tổng hợp.
  • Kết xuất số liệu báo cáo.
  • Kế toán tài sản cố định.
  • Phát sinh tăng TSCĐ.
  • Phát sinh giảm TSCĐ.
  • Quản lý sổ TSCĐ.
  • Bảng khấu hao TSCĐ.
  • Bảng kê TSCĐ thanh lý, nhượng bán.
  • Thẻ TSCĐ.

Xác định kết quả kinh doanh và tính lãi lỗ.

  • Kết chuyển chi phí tự động.
  • Trích khấu hao tự động.
  • Tự động xác định kết quả nghiệp vụ tài chính và kết chuyển.

Hệ thống báo cáo.

  • Sổ cái tổng hợp.
  • Sổ cái chi tiết các tài khoản.
  • Bảng cân đối số phát sinh.
  • Bảng kê hóa đơn VAT đầu vào.
  • Bảng kê hóa đơn VAT đầu ra.
  • Bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào không có hóa đơn, chứng từ.
  • Bản cân đối kế toán.
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

 

 

5. Module Quản lý mua hàng.

Quản lý danh mục nhà cung cấp.

  • Quản lý danh mục vật tư nguyên phụ liệu và các thuộc tính của nguyên phụ liệu.
  • Quản lý đơn đặt hàng nhà cung cấp, thiết lập điều khoản giao nhận hàng.

Theo dõi quá trình giao nhận hàng.

  • Lập phiếu nhập kho hàng thừa kế các thông tin từ đơn đặt hàng.

Theo dõi công nợ phải trả nhà cung cấp.

  • Theo dõi các đơn hàng đến hạn thanh toán nhà cung cấp.
  • Lập phiếu trả hàng nhà cung cấp khi có nghiệp vụ trả hàng.

Báo cáo theo dõi tình trạng cung cấp hàng của các đơn hàng.

  • Báo cáo tình hình nhập hàng theo ngày/tháng/năm.
  • Bảng kê đơn hàng, các mặt hàng nhập về theo từng thời điểm, từng nhà cung cấp.
  • Báo cáo công nợ phải trả.

 

Các nghiệp vụ quản lý và báo cáo khác.

6. Module quản lý bán hàng.

 

Quản lý danh mục khách hàng.

  • Quản lý danh mục hàng hoá và các danh mục về thuộc tính (màu sắc, kích cỡ…).
  • Định nghĩa các loại giá bán hàng hóa.
  • Định giá bán theo các loại giá định nghĩa, theo từng mặt hàng cụ thể.
  • Thiết lập bảng báo giá tới khách hàng theo các loại giá khác nhau.
  • Quản lý các đơn hàng của từng khách hàng có thể kế thừa từ bảng báo giá.

Quản lý theo dõi tình trạng đơn hàng.

  • Lập hóa đơn bán hàng (Kiêm phiếu xuất kho), có thể kế thừa thông tin từ đơn đặt hàng của khách.
  • Phân công nhân viên giao hàng, theo dõi quá trình giao hàng của từng hóa đơn.
  • Theo dõi công nợ vượt giới hạn về số tiền của từng khách hàng, theo nhân viên quản lý khách hàng.
  • Theo dõi các hóa đơn đến hạn thanh toán và quá trình thanh toán của từng hóa đơn.
  • Bảng kê đơn đặt hàng theo từng thời điểm, theo từng khách hàng.
  • Bảng kê hóa đơn bán hàng theo từng thời điểm, theo từng khách hàng, theo từng nhân viên bán hàng.
  • Bảng kê các hóa đơn có chiết khấu.
  • Ghi nhận và xử lý các hóa đơn hàng trả lại của khách hàng.

Theo dõi hóa đơn GTGT đầu ra.

 

Các nghiệp vụ quản lý và báo cáo khác.

7. Module quản lý kho.

 

Quản lý danh mục kho (Kho nguyên liệu nhập khẩu, nội địa …)

  • Nhập kho vật tư hàng hóa (có theo dõi theo số seri).
  • Phân bổ chi phí mua hàng tự động theo các tiêu chí (Số lượng hàng hóa, trị giá hàng hóa) hoặc người dùng tự phân bổ (các chi phí như: bốc xếp, vận chuyển, nhập khẩu…).
  • Xuất kho nội bộ, nhập xuất điều chỉnh.

 

 

Xuất chuyển kho.

  • Theo dõi nhập/ xuất/ tồn kho theo từng thời điểm, từng kho, theo từng mặt hàng và từng số seri.
  • In thẻ kho theo từng mặt hàng, từng kho.
  • Báo cáo mặt hàng tồn dưới hoặc bằng mức tồn kho tối thiểu.

 

 

Báo cáo kiểm kê kho.

Theo dõi định mức từng kho.

 

Các nghiệp vụ quản lý và báo cáo khác.

8. Module hệ thống

Quản lý danh mục bộ phận.

Quản lý danh mục nhân viên.

Danh mục sản phẩm.

Danh mục hợp đồng.

Danh mục loại hóa đơn.

Danh mục khu vực.

Danh mục hãng sản xuất.

Danh mục ngành hàng.

Danh mục loại chi phí.

Danh mục tiền tệ.

Quản lý danh mục người dùng.

Phân quyền sử dụng hệ thống.

Backup – Restore dữ liệu, tạo dữ liệu mới.

 

Đồng bộ hóa dữ liệu giữa các đơn vị với trung tâm.

Post navigation

Previous PostNext Post

OUR SOLUTIONS:

SMART ASSET MANAGEMENT
  • Vietsoft EcoMaint
  • Vietsoft SmartTrack
  • Vietsoft MotorWatch

4.0 TECHNOLOGY FOR GARMENT

  • SAP B1 for Garment
  • Vietsoft SCM for Garment
  • Vietsoft SPC for Garment
  • Vietsoft HRM for Garment

CMMS & EAM KNOWLEDGE

TPM là gì ? Các lợi ích khi triển khai TPM ?

TPM là gì ? Các lợi ích khi triển khai TPM ?

Xem thêm Các doanh nghiệp nào nên triển khai CMMS để quản lý bảo trì tài sản ?

Các doanh nghiệp nào nên triển khai CMMS để quản lý bảo trì tài sản ?

Xem thêm Yếu tố cần chú ý khi triển khai CMMS - Phần mềm quản lý bảo trì thiết bị

Yếu tố cần chú ý khi triển khai CMMS – Phần mềm quản lý bảo trì thiết bị

Xem thêm

Sự khác biệt giữa hiệu quả (Effectiveness) và hiệu suất (Effciency)

Xem thêm

Sự khác biệt giữa phần mềm EAM và CMMS

Xem thêm Phần mềm quản lý bảo trì tài sản CMMS lợi ích thực tiễn

Phần mềm quản lý bảo trì tài sản CMMS lợi ích thực tiễn

Xem thêm

Từ khóa » Hệ Thống Erp Của Sap