Phan Thanh Liêm (Bộ Trưởng) – Wikipedia Tiếng Việt
Phan Thanh Liêm | |
---|---|
Chức vụ | |
Bộ trưởng Bộ Cơ khí và Luyện kim | |
Nhiệm kỳ | 16 tháng 2 năm 1987 – 20 tháng 2 năm 1990 |
Thứ trưởng | Trần Lum |
Tiền nhiệm | Nguyễn Văn Kha |
Kế nhiệm | Trần Lum (Bộ Công nghiệp nặng)) |
Vị trí | Việt Nam |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | 1933Huế |
Mất | 2008 (74–75 tuổi)Tp Hồ Chí Minh |
Nơi ở | Tp Hồ Chí Minh |
Đảng chính trị | Đảng Cộng sản Việt Nam |
Phan Thanh Liêm (1933 - 2008) là một kỹ sư cơ khí và chính khách Việt Nam. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa V, khóa VI, Đại biểu Quốc hội khóa VIII, Bộ trưởng cơ khí luyện kim.
Tiểu sử
[sửa | sửa mã nguồn]Ông sinh năm 1933, tại xã Mỹ Lộc, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Từ tháng 11-1945, là liên lạc tại Trung đoàn 91 Bình Định và Trung đoàn Trần Cao Vân - Huế, Trung đội quyết tử Phong Điền - Thừa Thiên - Huế.
Tháng 8-1947: được cử đi học lớp tình báo và công tác tại Ty Công an tỉnh Bình Trị Thiên. Năm 1949: được điều về công tác tại Công an khu 4. Năm 1952: là giáo viên cấp II Trường Lê Hồng Phong - Thanh Hóa.
Từ năm 1953: được cử đi học ngành cơ khí tại Đại học Thanh Hoa - Trung Quốc. Năm 1961: được bổ nhiệm Phó phòng, rồi quyền Trưởng phòng Thiết kế, Nhà máy Cơ khí Hà Nội. Năm 1963: ông đi học thực tập sinh tại Trung Quốc. Từ năm 1971 đến 1977: ông được cử giữ các chức vụ: Trưởng phòng, Quản đốc; Viện phó, Trợ lý Giám đốc Nhà máy Cơ khí Hà Nội. Năm 1978: ông được cử giữ chức Viện phó Viện Quy hoạch Bộ Cơ khí luyện kim. Năm 1979: ông được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Nhà máy Chế tạo máy công cụ số I Hà Nội.
Tại Đại hội Đảng V (1982), VI (1991) ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đại biểu Quốc hội khóa VIII.
Tháng 3-1987: ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Cơ khí luyện kim.[1][2]
Tháng 4-1990 - 7-1995: ông làm Bộ trưởng, giúp Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng theo dõi công nghiệp tại các tỉnh phía nam, Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng (nay là Văn phòng Chính phủ).
Ông đã được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Hai, Huy chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Ba, Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Văn phòng Chính phủ, Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng.
Năm 2008 ông mất tại TP Hồ Chí Minh.[3]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2014.
- ^ “Nghị quyết phê chuẩn các Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước về tổ chức và nhân sự Hội đồng Bộ trưởng”. Truy cập 17 tháng 11 năm 2014.
- ^ “Website Văn phòng Chính phủ”. Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 11 năm 2014. Truy cập 17 tháng 11 năm 2014.
Bài viết tiểu sử liên quan đến chính khách Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
|
Từ khóa » Bộ Liêm
-
Đồng Tiền “xuyên Thủng” Sự Liêm Chính Của Một Số Cán Bộ, đảng Viên
-
Sao Liêm Trinh - Ý Nghĩa Tại Mệnh Và Cung Khác Trong Tử Vi
-
Rất Hiếm Cán Bộ Vì Liêm Sỉ Mà "cởi áo Từ Quan" | Báo Dân Trí
-
Cán Bộ Có Chức, Quyền Và ý Thức Tự Giáo Dục Liêm Chính
-
Bộ Tiêu Chí Liêm Chính Trong Kinh Doanh Cho Nhà đầu Tư Và Doanh ...
-
Kiên Trì Xây Dựng Văn Hóa Liêm Chính - Báo Tuổi Trẻ
-
Xây Dựng Chính Phủ Liêm Chính Theo Tư Tưởng Hồ Chí Minh
-
Quan điểm Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh Về Liêm Chính Công Vụ
-
[eMagazine] Thu Nhập Từ Lương đang Bào Mòn Sự Liêm Sỉ, Nhân ...
-
'Lương Thấp đang Bào Mòn Liêm Sỉ Cán Bộ' - VnExpress
-
Thu Nhập Thấp đang Bào Mòn Liêm Sỉ Và Lòng Tự Trọng Một Bộ Phận ...
-
"Có Liêm, Có Sạch" Mới Có Thể đấu Tranh Phòng Chống Tham Nhũng ...
-
Đức “liêm” Của Cán Bộ Hiện Nay - Báo Thừa Thiên Huế Online
-
Thủ Tướng Phạm Minh Chính Tiếp Bộ Trưởng Ngoại Giao Liên Bang ...
-
Tác Giả Bộ Liêm Y - Truyện FULL