Phân Thùy Phổi Trên Phim X Quang | BvNTP
Có thể bạn quan tâm
Phân thùy phổi hai bên khác nhau 1 chút, bên P 3 thùy (trên, giữa, dưới) và 10 phân thùy, bên T 2 thùy (trên, dưới) và 8-9 phân thùy (tùy trường phái).
Với phổi (P), lần lượt chúng ta có các phân thùy sau: * Thùy trên: (1) Đỉnh: 1 luôn luôn là đỉnh. (2) Lưng: hay còn gọi là phân thùy sau. (3) Bụng: còn gọi là phân thùy trước Nhớ bài, mình hay lẩm nhẩm "1 đỉnh 2 lưng Ba Bụng', đỉnh tất nhiên là 1, Ba Bụng cùng vần B, nên cái còn lại Lưng phải là 2! * Thùy giữa: (4) nằm bên ngoài. (5) nằm bên trong, sát tim.
* Thùy dưới: (6) là phân thùy trên cùng của thùy dưới, ở cao nhất, vi trí ngang với tầng của (4) và (5) nhưng ở phía sau, do vậy mang tiếng là thuộc thùy dưới nhưng định vị tổn thương trên hình X quang đôi khi nó lại nằm ờ 1/3 giữa, thậm chí có khi lên đến 1/3 trên. (7) sát tim nhất, và chỉ có bên P, còn bên T do tim "giành chỗ" nên không có phân thùy 7 (T). (8,9,10): nằm dưới cùng, và lần lượt đánh bài chơi nguyên cây sảnh tiến lên "8, 9, 10" từ trước ra sau!
Sang đến phổi (T), sắp xếp tương tự, chỉ khác nhau vài điểm: - Thùy trên và giữa nhập lại thành thùy trên (gồm các phân thùy từ 1 đến 5) - (1) và (2) nhập chung lại thành 1 phân thùy. - (4) và (5): không còn trong ngoài nữa, mà là "(4) trên (5) dưới", khi này gọi chung là thùy lưỡi (chắc do nó giống cái lưỡi!) - Không có phân thùy 7. - Còn lại (3), (6,8,9,10) là như bên P.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp
Từ khóa » Giải Phẫu Tiểu Thùy Phổi
-
Đặc điểm Giải Phẫu Phổi | Vinmec
-
Thùy Phổi Là Gì? | Vinmec
-
More Content - Facebook
-
Giải Phẫu Phổi Và Màng Phổi
-
Mô Hình Giải Phẫu Tiểu Thùy Phổi Và Mạch Máu
-
Y Học Hạt Nhân Chẩn đoán Các Bệnh Phổi
-
Cấu Tạo Và Chức Năng Của Phế Quản - YouMed
-
Xq Hoi Chung Phe Nang - SlideShare
-
Chương 1-Hình Thái Tổn Thương Bệnh Phổi - Trang Chủ
-
Các Dị Tật Bẩm Sinh ở Phổi - Khí - Phế Quản - Health Việt Nam
-
Bệnh Lý đường Hô Hấp Dưới - Health Việt Nam
-
Triệu Chứng CT Phổi **
-
Hệ Thống Phế Quản – Wikipedia Tiếng Việt