Phân Tích Bài Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn - Văn Mẫu Lớp 10

    • Lớp 1
    • Lớp 2
    • Lớp 3
    • Lớp 4
    • Lớp 5
    • Lớp 6
    • Lớp 7
    • Lớp 8
    • Lớp 9
    • Lớp 10
    • Lớp 11
    • Lớp 12
    • Thi chuyển cấp
      • Mầm non

        • Tranh tô màu
        • Trường mầm non
        • Tiền tiểu học
        • Danh mục Trường Tiểu học
        • Dạy con học ở nhà
        • Giáo án Mầm non
        • Sáng kiến kinh nghiệm
      • Học tập

        • Giáo án - Bài giảng
        • Luyện thi
        • Văn bản - Biểu mẫu
        • Viết thư UPU
        • An toàn giao thông
        • Dành cho Giáo Viên
        • Hỏi đáp học tập
        • Cao học - Sau Cao học
        • Trung cấp - Học nghề
        • Cao đẳng - Đại học
      • Hỏi bài

        • Toán học
        • Văn học
        • Tiếng Anh
        • Vật Lý
        • Hóa học
        • Sinh học
        • Lịch Sử
        • Địa Lý
        • GDCD
        • Tin học
      • Trắc nghiệm

        • Trắc nghiệm IQ
        • Trắc nghiệm EQ
        • KPOP Quiz
        • Đố vui
        • Trạng Nguyên Toàn Tài
        • Trạng Nguyên Tiếng Việt
        • Thi Violympic
        • Thi IOE Tiếng Anh
        • Kiểm tra trình độ tiếng Anh
        • Kiểm tra Ngữ pháp tiếng Anh
      • Tiếng Anh

        • Luyện kỹ năng
        • Giáo án điện tử
        • Ngữ pháp tiếng Anh
        • Màu sắc trong tiếng Anh
        • Tiếng Anh khung châu Âu
        • Tiếng Anh phổ thông
        • Tiếng Anh thương mại
        • Luyện thi IELTS
        • Luyện thi TOEFL
        • Luyện thi TOEIC
      • Khóa học trực tuyến

        • Tiếng Anh cơ bản 1
        • Tiếng Anh cơ bản 2
        • Tiếng Anh trung cấp
        • Tiếng Anh cao cấp
        • Toán mầm non
        • Toán song ngữ lớp 1
        • Toán Nâng cao lớp 1
        • Toán Nâng cao lớp 2
        • Toán Nâng cao lớp 3
        • Toán Nâng cao lớp 4
Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Chọn lớpLớp 1Lớp 2Lớp 3Lớp 4Lớp 5Lớp 6Lớp 7Lớp 8Lớp 9Lớp 10Lớp 11Lớp 12 Lưu và trải nghiệm VnDoc.com Lớp 10 Ngữ văn 10 Phân tích bài Hưng Đạo Vương Trần Quốc TuấnVăn mẫu lớp 10Nâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Ngữ văn 10: Phân tích bài Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Phân tích bài Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, với nội dung tài liệu rất chi và ngắn gọn sẽ là nguồn thông tin hay để các bạn học sinh có kết quả tốt hơn trong học tập.

Soạn bài lớp 10: Thái sư Trần Thủ Độ

Giáo án bài Thái sư Trần Thủ Độ

Phân tích bài Thái sư Trần Thủ Độ

Cảm nhận về bài Thái sư Trần Thủ Độ

Học tốt Ngữ văn 10: Phân tích bài Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn

Dàn ý Phân tích bài Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn

Giới thiệu tác giả Ngô Sĩ Liên? “Đại Việt sử kí toàn thư” có đặc điểm gì?

Tác giả viết dựa trên cơ sở nào?

Tác phẩm có giá trị như thế nào?

Cho biết vị trí đoạn trích, bản kỉ, biên niên?

Đoạn 1:

Mở dầu đoạn trích tác giả nêu sự kiện gì?

Tại sao tác giả lại nêu sự kiện đó?

Sắp qua đời Hưng Đạo Vương căn dặn vua Trần điều gì?

Kế sách giữ nước thông thường như thế nào?

Tư tưởng “lấy dân làm gốc” có được lưu truyền đến đời sau không?

Qua kế sách giữ nước em có nhận xét gì về phẩm chất của Hưng Đạo Vương Quốc Tuấn?

Đoạn 2:

Thái độ và hành động của Trần Quốc Tuấn trước lời di huấn của cha?

Nỗi niềm này Trần Quốc Tuấn đã chia sẻ với những ai?

Trần Quốc Tuấn có thái độ như thế nào trước câu trả lời của hai gia nô? Em cho biết phẩm chất của Yết Kiêu và Dã Tượng?

Sau khi hỏi gia nô ông còn đem suy nghĩ của mình hỏi ai? Thu được kết quả gì?

Phương pháp giáo dục con của Quốc Tuấn?

Phẩm chất của Trần Quốc Tuấn được bộc lộ như thế nào?

Đoạn 3:

Sự kiện mở đầu đoạn văn là gì?

Cho biết những công lao, thành tích mà Trần Quốc Tuấn đã cống hiến cho đất nước.

Tìm hiểu văn bản:

1. Bố cục:

“Từ đầu.… giữ nước vậy”: Kế sách giữ nước.

“Quốc Tuấn là… vào viếng”: Tấm lòng trung nghĩa của Trần Quốc Tuấn.

Còn lại: Công lao, uy tín của Trần Quốc Tuấn.

2. Phẩm chất của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn

a. Kế sách giữ nước

“Tháng 6, ngày 24, sao sa”. Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên điềm xấu.

Cách ghi chép theo trình tự thời gian.

Kế sách:

- Tùy thời mà có sách lược thích hợp.

- Toàn dân đoàn kết một lòng.

- Khoan thử sức dân.

Tư tưởng “Lấy dân làm gốc” - thượng sách giữ nước.

Trần Quốc Tuấn: yêu nước, thương dân, hết lòng lo kế sách giúp dân, giúp nước.

b. Tấm lòng trung nghĩa của Trần Quốc Tuấn

- Trước lời di huấn của cha: “để trong lòng nhưng không cho là phải”à Mâu thuẫn Trung - Hiếu: Đặt Trung lên trên Hiếu.

Hỏi mọi người:

+ Gia nô: Yết Kiêu, Dã Tượng: “Chúng tôi... mà thôi”.

+ Trần Quốc Tuấn: “Cảm phục… khen ngợi”.

=> Nhân cách cao thượng, trung nghĩa, cương trực, hết lòng vì chủ tướng và vì danh dự bản thân.

+ Hai con:

Hưng Vũ Vương: “Dẫu khác họ… một họ”: Ngầm cho là phải.

Hưng Nhượng Vương → Rút gương kể tội.

=> Giáo dục con cẩn thận, nghiêm khắc.

=> Trần Quốc Tuấn: Có tư tưởng đúng đắn, cao cả; trung nghĩa với vua, với nước; thẳng thắn và nghiêm khắc trong giáo dục con cái.

Ngữ văn lớp 10: Phân tích bài Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn

Đại Việt sử kí toàn thư của tác giả Ngô Sĩ Liên là tập biên niên sử nhưng mang đậm chất văn học (theo tinh thần "vãn sử bất phân” của thời trung đại). Mỗi nhân vật, sự kiện lịch sử được để cập đến thường kèm theo những câu chuyện sinh động, để lại ấn tượng khó quên trong lòng người đọc. Chân dung các nhân vật lịch sử thường được tác giả khắc hoạ khá sắc nét. Đoạn trích Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là một trong những ví dụ tiêu biểu cho cách viết nói trên.

Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là một trong những vị anh hùng nổi tiếng của dân tộc Việt Nam. Ông giữ vai trò trụ cột của nhà Trần và là vị tướng có đóng góp to lớn trong ba lần đánh thắng quân xâm lược Mông - Nguyên. Với tầm vóc lịch sử quan trọng và những phẩm chất tốt đẹp của một vị tướng tài, sau khi mất, ông đã được nhân dân thần thánh hoá và được lập đền thờ trên khắp nước Nam.

Qua bài viết, tác giả Ngô Sĩ Liên đã xây dựng thành công một hình tượng đẹp đẽ về người anh hùng văn võ song toàn. Những câu chuyện phản ánh cách ứng xử của Trần Hưng Đạo đối với nhà vua, với các tướng lĩnh, với người thân và những mẩu chuyện nhỏ về đời riêng đã thể hiện tính cách và phẩm chất quý báu của ông.

Nhân vật Trần Quốc Tuấn được tác giả miêu tả trong nhiều mối quan hệ và trong những tình huống thử thách, qua đó làm nổi bật phẩm chất của ông ở nhiều phương diện. Nhà viết sử đã thành công trong việc khắc hoạ nhân vật lịch sử sống động bằng những chi tiết chọn lọc đặc sắc, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.

Cách kể chuyện về một nhân vật lịch sử trong Đại Việt sử kí toàn thư không đơn điệu theo trình tự thời gian. Chúng ta có thể thấy được mạch kể của bài viết như sau:

Mở đầu tác giả nêu lên sự kiện khác thường để tạo ra một mốc thời gian đáng chú ý: Tháng 6, ngày 24, sao sa. Với quan niệm "thiên nhân tương dữ" tức là giữa trời và người có quan hệ chặt chẽ với nhau thì sao sa là điểm xấu, dự báo một nhân vật có vai trò trọng yếu đối với quốc gia (vua, tướng quốc, anh hùng có công lớn với dân tộc) sắp qua đời. Điềm báo này ứng vào việc Hưng Dạo Đại Vương ốm.

Hưng Đạo Đại Vương ốm, vua ngự tới thăm và ông đã dặn dò vua những điều tâm huyết. Vậy, Hưng Đạo Đại vương là ai? Đó là Trần Quốc Tuấn với những nét riêng về hoàn cảnh xuất bản, về tướng mạo và những sự kiện đáng chú ý trong đời. Sau khi Trần Quốc Tuấn mất, ông được vua phong tặng rất trọng hậu vì có - nhiều công lao to lớn đối với đất nước và có phẩm chất, đức độ đáng kính phục.

Cách kể chuyện mạch lạc, khúc chiết của tác giả vừa giúp người đọc hình dung được nhân vật là ai, có những đặc điểm gì đáng đưa vào lịch sử, vừa giữ được mạch chuyện với những chi tiết sinh động, hấp dẫn, làm rõ nét chân dung nhân vật.

Phẩm chất nổi bật nhất của Trần Quốc Tuấn là lòng trung quân ái quốc. Lòng trung quân của ông thể hiện ở tinh thần yêu nước sâu sắc và ý thức trách nhiệm cao đối với sơn hà xã tắc. Khi được nhà vua hỏi về việc chống giặc: Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc sang xâm lược thì kế sách như thế nào? thì Hưng Đạo Đại Vương đã hiến những kế sách đúng đắn và sáng suốt:

Ngày xưa Triệu Vũ dựng nước, vua Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế "thanh dã”, đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời. Dời Dinh, Lê dùng được người tài giỏi, đất phương Nam mỗi mạnh mà phương Bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua Lí mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lí Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đốn tận Mai Linh là vì có thế. Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây, vì vua tôi đồng tâm, anh em hoà mục, cả nước nhà góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái, nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản (binh) chế trường (trận) là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như cách tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tuỳ thời tạo thố, có được đội quân, một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy.

Sau khi đưa ra những bài học trị nước, Trần Quốc Tuấn đã khẳng định rằng trị nước là một công việc phức tạp, khó khăn, sự thành bại phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Tuỳ thuộc từng hoàn cảnh cụ thể mà đấng quân vương có kế sách phù hợp. Để chống giặc, có thể dùng kế thanh dã (vườn không nhà trống), biết dùng người tài giỏi và đoàn kết toàn dân, để lòng dân không lìa cũng là bài học quý giá. Kế sách trị nước còn là vua tôi đồng tâm, anh em hoà mục, cả nước nhà góp sức để đánh đuổi ngoại xâm. Kế sách phù hợp ắt sẽ thành công. Câu trả lời của Hưng Đạo Đại Vương chứa đựng những kế sách trị nước quý giá, thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của một thiên tài. Trong đó, ông đặc biệt nhấn mạnh đến tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng và tư tưởng thân dân. Hạt nhân của kế sách trị nước chính là khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc.

Qua lời lẽ Hưng Đạo Đại Vương trình bày với vua vế thời thế, về mối tương quan giữa ta và địch, chiến lược của địch, đối sách của ta, đặc biệt là coi trọng đến sức mạnh đoàn kết toàn dân, chúng ta thấy rõ ông là nhà quân sự có tài năng kiệt xuất.

Vậy Hưng Đạo Đại Vương là ai? Tác giả lần lượt nêu vài nét chính trong tiểu sử và kể những của chuyện nhỏ về cuộc đời ông:

Quốc Tuấn - con An Sinh Vương, lúc mới sinh ra, có một thầy tướng xem cho và bảo: "Người này ngày sau có thể giúp nước cứu đời". Đến khi lớn lên, dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, đọc rộng các sách, có tài văn võ.

Lòng trung quân của Trần Quốc Tuấn dược đặt trong hoàn cảnh có nhiều thử thách: Mối hiểm khích giữa thân phụ của ông là An Sinh Vương Trần Liễu với vua Trần Thái Tông rất khó hoà giải. Trước khi qua đời, người cha trăng trối rằng: Con mà không vì cha lấy được thiên hạ thì cha dưới suối vàng cũng không nhắm mất được. Trần Quốc Tuấn ghi để hiểu đó trong lòng, nhưng không cho là phải.

Bị đặt vào tình thế mâu thuẫn gay gắt giữa hiếu và trung, nhưng Trần Quốc Tuấn đã đặt chữ trung lên trên chữ hiếu, nợ nước lên trên tình nhà. Hay nói khác đi, ông đã không thực hiện đạo hiếu một cách cứng nhắc. Trung cũng như hiếu ở Trần Quốc Tuấn đều được chi phối bởi nghĩa lớn là trách nhiệm đối với đất nước.

Vì thiết tha với vận mệnh đất nước nên Hưng Đạo Đại Vương luôn đặt lợi ích của dân tộc lên trên quyền lợi của bản thân và gia đình. Lúc đã nắm quyền hành trong tay, Trần Quốc Tuấn đem lời cha dặn ngày nào ra hỏi hai gia nô là Dã Tượng Yết Kiêu thì họ can ông: Làm kế ấy tuy phú quý một thời mà để lại tiếng xấu ngàn năm. Nay đại vương há chẳng đủ phú và quý hay sao? Chúng tôi thề xin chốt già làm gia nô, chứ không muốn làm quan mà không có trung hiếu...

Thái độ của Yết Kiêu, Dã Tượng khiến Quốc Tuấn cảm phục đến khóc, khen ngợi hai người. Lần khác, Quốc Tuấn vờ hỏi con trai là Hưng Vũ Vương: "Người xưa có cả thiên hạ để truyền cho con cháu, con nghĩ thế nào?". Hưng Vũ Vương trả lời: "Dẫu khác họ cũng còn không nên, huống chi là cùng một họ''. Quốc Tuấn ngẫm cho là phải. Lại một hôm Quốc Tuấn đem chuyện ấy hỏi người con trai thứ là Hưng Nhượng Vương Quốc Tảng. Quốc Tảng tiến lên thưa: "Tống Thái Tổ vốn là một ông lão làm ruộng, đã thừa cơ dấy vặn nên có được thiên hạ". Quốc Tuấn rút gươm kể tội: "Tên loạn thần là từ đứa con bất hiếu mà ra". Định giết Quốc Tảng. Hưng Vũ Vương hay tin vội chạy tó khóc lóc xin chịu tội thay, Quốc Tuấn mới tha. Đến đây, ông dặn Hưng Vũ Vương: "Sau khi ta chết, đậy nắp quan tài rồi mời cho Quốc Tảng vào viếng".

Sau khi mất, Trần Quốc Tuấn được vua phong tặng rất trọng hậu: Thái sư Thượng phụ Thượng quốc công Nhân vũ Hưng Đạo Đại Vương. Nhà viết sử lí giải tại sao mà ông lại được phong tặng rất hậu như vậy. Thông thường, các nhân vật lịch sử sau khi chết mới được khẳng định tài năng và nhân cách các quý qua hàng loạt chi tiết, sự việc đã được chọn lọc. Cách làm đó là theo tinh thần "cái quan định luận” có nghĩa là đóng nắp quan tài rồi mới có thể khẳng định đúng đắn về giá trị của nhân vật đó.

Ở đoạn này, tác giả nhận xét rằng đi đôi với lòng trung nghĩa và tài cầm quân dẹp giặc, Trần Quốc Tuấn còn có đức độ lớn lao. Ông khiêm tốn, kính cẩn giữ tiết của bề tôi dù được vua trọng đãi rất mực, luôn coi là bậc thượng phụ (là thầy, là cha). Lúc ông còn sống, đích thân vua Thánh Tông đã soạn văn bia ở sinh từ của Quốc Tuấn và cho phép ông được quyền phong tước cho người khác... Nhưng ông chưa bao giờ phong tước cho một người nào.

Ông cẩn thận phòng xa trong việc hậu sự: Khi sắp mất, ông dặn con rằng "Ta chết thì phải hoả táng, lấy vật tròn đựng xương, bí mật chôn trong vườn An Lạc, rồi san đất và trồng cây. Như cũ, để người đời không biết chỗ nào, lại phải làm sao cho mau mục.

Ông tận tình với tướng sĩ dưới quyền nên bỏ công soạn sách để dạy bảo khích lệ họ: Quốc Tuấn lại từng soạn sách để khích lệ tướng sĩ dưới quyền dẫn chuyện Kỉ Tín chết thay để cứu thoát Hán Cao, Do Vu giơ lưng chịu giáo để cứu Sở Tử. Thế là dạy đạo trung đó.

Ông lại khéo tiến cử người tài giỏi cho đất nước, như Dã Tượng, Yết Kiêu là gia thần của ông, có dự công dẹp Ô Mã Nhi, Toa Đô. Bọn Phạm Ngũ Lão, Trần Thì Kiến, Trương Hán Siêu, Phạm Lãm, Trịnh Dù, Ngô Sĩ Thường, Nguyễn Thế Trực vốn là môn khách của ông, đều nổi tiếng thời đó về văn chương và chính sự. Bởi vì ông có tài mưu lược, anh hùng, lại một lòng giữ gìn trung nghĩa vậy.

Xem như khi Thánh Tông vờ bảo Quốc Tuấn rằng: "Thế giặc như vậy, ta phải hàng thôi", Quốc Tuấn trả lời: "Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng' Vì thế, đời Trùng Hưng lập nên công nghiệp hiếm có. Tiếng vang đến giặc Bắc chúng thường gọi ông là An Nam Hưng Đạo Vương mà không dám gọi tên.

Sau khi mất rồi, các châu huyện ở Lạng Giang hễ có tai nạn, dịch bệnh, nhiều người cầu đảo ông. Đến nay, mỗi khi đất nước có giặc vào cướp, đến lễ ở đền đình, hễ tráp đựng kiếm có tiếng kêu thì thế nào cũng thắng lớn.

Trong tín ngưỡng của dân gian, sau khi mất, Hưng Đạo Đại vương vẫn thường linh hiển để phò trợ dân chúng chống lại tai nạn, dịch bệnh và giặc ngoại xâm. Ông đã thực sự trở thành một vị phúc thần của dân chúng. Có thể nói Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn là mẫu mực của một vị tướng: tài đức vẹn toàn, không những được nhân dân ngưỡng mộ mà cả quân giặc cũng vô cùng kính phục.

Qua đoạn trích, người đọc yêu mến, tự hào về vị anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn và không quên những câu chuyện đầy ấn tượng về ông. Đó là mục đích và cũng là thành công của nhà viết sử Ngô Sĩ Liên. Ngày nay, ông đã được tôn vinh là một trong những tướng lĩnh kiệt xuất của thế giới, là Danh nhân văn hoá thế giới. Dân tộc Việt Nam rất tự hào về vị anh hùng kiệt xuất Trần Quốc Tuấn.

---------------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Phân tích bài Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Ngữ văn lớp 10, Học tốt Ngữ Văn lớp 10, Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết 1 2.424 Bài viết đã được lưu
  • Chia sẻ bởi: Phan Thị Hoàn
  • Nhóm: Sưu tầm
  • Ngày: 23/03/2018
Tải về Nâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêmTìm thêm: Phân tích bài Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đọc bài Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn soạn bài Hưng Đạo Vương Trần Quốc TuấnSắp xếp theo Mặc địnhMới nhấtCũ nhấtXóa Đăng nhập để Gửi

Tham khảo thêm

  • Suy nghĩ về tình trạng nghiện internet

  • Nguyễn Đình Thi cho rằng: Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm tới cuộc sống. Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào

  • Suy nghĩ của em về lòng yêu nước

  • Nghị luận xã hội về ước mơ tuổi học trò

  • Suy nghĩ về quan niệm hạnh phúc của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay

  • Tóm tắt truyện Tấm Cám

  • Bình luận về đức tính siêng năng, cần cù

  • Cảm nghĩ về người mẹ yêu quý của em

  • Suy nghĩ về việc đọc sách

  • Suy nghĩ của em về những mảnh đời bất hạnh

🖼️

Gợi ý cho bạn

  • Được 18-20 điểm khối A1 kỳ thi THPT Quốc gia 2022, nên đăng ký trường nào?

  • 8 bài Cảm nghĩ về nhân vật Từ Hải HAY CHỌN LỌC

  • Dàn ý Thuyết minh về di tích lịch sử

  • Trắc nghiệm tiếng Anh 5 i-Learn Smart Start Unit 1 Online

  • Đề đọc hiểu Ngữ văn 10 có đáp án

  • TOP 12 Viết thư cho ông bà để hỏi thăm và kể về tình hình gia đình em lớp 4

  • Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 mới nhất kèm theo đáp án

  • Bài tập cuối tuần môn Toán lớp 6 - Số học - Tuần 1 - Đề 1

  • Phân tích hình tượng nhân vật khách trong Phú sông Bạch Đằng

  • Cách làm văn nghị luận xã hội lớp 10

Xem thêm
  • Lớp 10 Lớp 10

  • Ngữ văn 10 Ngữ văn 10

🖼️

Ngữ văn 10

  • Nguyễn Đình Thi cho rằng: Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm tới cuộc sống. Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào

  • Suy nghĩ của em về những mảnh đời bất hạnh

  • Suy nghĩ về quan niệm hạnh phúc của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay

  • Bình luận về đức tính siêng năng, cần cù

  • Nghị luận xã hội về ước mơ tuổi học trò

  • Suy nghĩ về tình trạng nghiện internet

Xem thêm

Từ khóa » Bố Cục Hưng đạo đại Vương Trần Quốc Tuấn