Phân Tích Bài Thơ “Cáo Quan Về ở Nhà” Của Nguyễn Khuyến

Phân tích bài thơ “Cáo quan về ở nhà” của Nguyễn Khuyến

Phân tích bài thơ “Cáo quan về ở nhà” của Nguyễn Khuyến - 4.0 out of 5 based on 3 votes

User Rating: 4 / 5

Star ActiveStar ActiveStar ActiveStar ActiveStar Inactive Please Rate Vote 1 Vote 2 Vote 3 Vote 4 Vote 5   Details Published: Monday, 31 December 2018 22:48 Written by Như Ngọc Hits: 3824

Nguyễn Khuyến (1835-1909) tại Trung Lương (Bình Lục, Hà Nam) và là một trong những nhà thơ nổi tiếng của nền văn học trung đại Việt Nam.

Thuở nhỏ, Nguyễn Khuyến là một người thông minh, lớn lên học rộng hiểu nhiều. Ban đầu, Nguyễn Khuyến cũng thi hỏng nhưng lần sau ông đạt trạng nguyên cả 3 kỳ thi Hương, Hội, Đình nên người đời gọi ông là tam Nguyên Yên Đổ.

Tuy nhiên, khi ấy, thực dân Pháp sang xâm lược nước ta cùng những trào lưu Tây hóa. Nguyễn Khuyến chán ghét quan trường nên cáo quan về ở ẩn. Tại đây, ông đã cho ra đời nhiều áng thơ bất hủ. Trong đó có bài thơ "Cáo quan về ở nhà".

 

“Ngần ấy năm nay vẫn ở nhà

Nghĩ ta, ta lại chỉ thương ta

Bóng hiên thêm ngán hơi nồng nhỉ

Ngọn gió không nhường tóc bạc a!

Thửa mạ rạch ròi chân xấu tốt

Đấu lương đo đắn tuổi non già

Khi buồn chén rượu say không biết

Ngửa mặt lờ mờ ngọn núi xa”.

Xem thêm: Rượu thế nào mới là rượu ngon

Mở đầu bài thơ, Nguyễn Khuyến bày tỏ “ngần ấy năm nay vẫn ở nhà”. Mặc dù ngắn gọn nhưng dường như đã nói lên rất nhiều điều. Đó là quãng thời gian tác giả cáo quan ở quê nhưng dường như vẫn đau đáu một nỗi niềm nào đó. Phải chăng là sự chán chường, là sự bất lực trước thời cuộc?

“Nghĩ ta, ta lại chỉ thương ta”- thương ở đây, không chỉ chỉ bản thân có tài nhưng lại sinh ra nhầm thời đại. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, “ta” ở đây chính là vận nước nổi trôi, mờ mịt.

Hai câu tiếp theo trong bài thơ thể hiện rõ nỗi muộn phiền của tác giả, dường như những nghĩ suy, bất lực, bế tắc trước thời cuộc càng khiến tác giả thêm bạc mái đầu. Và dù đã có tuổi, về quê ở ẩn nhưng điều đó vẫn khiến Nguyễn Khuyến băn khoăn.

Nếu như những câu trên, tác giả chỉ nói “bóng gió” thì ở những câu cuối, cái trăn trở về thời cuộc ngày càng trở nên rõ nét hơn thông qua hình tượng:

“Thửa mạ rạch ròi chân xấu tốt

Đấu lương đo đắn tuổi non già”

Nghệ thuật ẩn dụ được tác giả sử dụng rất tài tình. Mượn hình ảnh chân thực về thửa ruộng có cây mạ xấu, cây mạ tốt để nói lên sự lẫn lộn giữa người với người trong xã hội, nhất là trong bối cảnh phong trào “Tây hóa” ngày càng mãnh liệt.

Mặc dù vậy, “sức người có hạn”, nên nghĩ vậy mà đau đáu vậy nhưng Nguyễn Khuyến vẫn đành bất lực, chọn làm bạn bên chén rượu để quên đi hiện thực xã hội tàn khốc. Nhưng buồn thay “nâng chén tiêu sầu càng sầu thêm” nên cuối cùng, tác giả vẫn “ngửa mặt lờ mờ ngọn núi xa”. Có lẽ, tác giả đang hi vọng vào sự đổi thay cũng như tương lai tươi sáng hơn chăng?

Xem thêm: 5 lý do chọn rượu Vọc làm quà biếu Tết ...

Related news items:

  • Phân tích bài thơ Hoài Cổ của Nguyễn Khuyến - 02/05/2020 23:35
  • Phân tích bài thơ Thu Vịnh - 30/04/2020 08:26
  • Phân tích bài thơ Thu Ẩm - 30/04/2020 08:20
  • Phân tích bài thơ Thu Điếu - 30/04/2020 08:17
  • Phân tích bài thơ Bạn Đến Chơi Nhà - 30/04/2020 08:13

Newer news items:

  • Phân tích bài thơ Thu Điếu - 30/04/2020 08:17
  • Phân tích bài thơ Bạn Đến Chơi Nhà - 30/04/2020 08:13
  • Phân tích bài thơ Muốn lấy chồng của Nguyễn Khuyến - 10/04/2020 01:04
  • Phân tích bài thơ Làm ruộng của Nguyễn Khuyến - 10/04/2020 00:57
  • Phân tích bài thơ Chừa Rượu của Nguyễn Khuyến - 10/04/2020 00:30

Older news items:

  • Bạn Đến Chơi Nhà - Nguyễn Khuyến - 28/04/2018 08:41
  • Nguyễn Khuyến
  • phân tích bài thơ cáo quan về ở nhà của nguyễn khuyến
  • phân tích bài thơ cáo quan về ở nhà
  • phân tích cáo quan về ở nhà
  • cáo quan về ở nhà

Từ khóa » Cáo Quan Về ở ẩn Là Gì