Phân Tích Bài Thơ Nhàn Của Nguyễn Bỉnh Khiêm( Mẫu 3 )

Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Bài thơ Nhàn là một trong những tác phẩm viết bằng chữ Nôm, rút trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập của ông. Bài thơ cho thấy một phần cuộc sống và quan niệm sống của tác giả trong cảnh sống ẩn dật.

Bài làm 

I – NHỮNG KIẾN THỨC BỔ TRỢ

Phân tích bài thơ Nhàn

1. Về tác giả và thời điểm tác phẩm ra đời

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) quê ở làng Trung Am, nay thuộc xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sống trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động. Ông lớn lên khi triều Lê bắt đầu suy thoái và đã chứng kiến sự kiện Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê năm 1527, lập lên nhà Mạc. Năm 1533, Nguyễn Kim tôn Lê Ninh (con của Lê Chiêu Tông) lên làm vua và lập địa bàn tại Thanh Hoá để đánh lại nhà Mạc. Cuộc nội chiến mà lịch sử quen gọi là cuộc chiến Nam – Bắc triều bắt đầu từ đây. Nam triều chỉ triều Lê dưới sự chỉ đạo thực chất của Nguyễn Kim và sau khi Nguyễn Kim mất (năm 1545), quyền lực về tay con rể của Nguyễn Kim là Trịnh Kiểm. Bắc triều chỉ nhà Mạc, mở đầu là Mạc Đăng Dung. Năm 1592, Mạc Mậu Họp thất bại, tuy họ Mạc vẫn tiếp tục hoạt động một thời gian nửa, nhưng bắt đầu từ năm 1593, triều đình nhà Lê trở lại Thăng Long. Thế kỉ XVI không chỉ chứng kiến xung đột giữa nhà Lê với nhà Mạc. Năm 1545, Trịnh Kiểm cướp quyền của họ Nguyễn nhân Nguyễn Kim chết. Con Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng đã mưu tính tách khỏi Trịnh Kiểm và năm 1558, Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ Thuận Hoá, năm 1570 kiêm trấn thủ Quảng Nam, âm mưu cát cứ lâu dài. Mặc dù chưa có trận đánh nào giữa Nguyễn Hoàng với các chúa Trịnh, nhưng cục diện phân tranh Đàng Trong và Đàng Ngoài đã hình thành từ đây.

Là một trí thức nho sĩ, Nguyễn Bỉnh Khiêm khao khát đem tài năng phục vụ đất nước. Ông thi đỗ Trạng nguyên khoa thi Ất Mùi năm 1535 dưới triều Mạc. Ông làm quan được tám năm thì dâng sớ xin chém mười tám lộng thần, vua Mạc không chấp thuận. Ông xin về trí sĩ lúc 52 tuổi (năm 1542) tại làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, Hải Dương (nay thuộc Vĩnh Bảo, Hải Phòng). Tuy đã cáo quan về quê, nhưng ông vẫn được triều đình nhà Mạc mời vào triều hỏi ý kiến (vì ông là một nhân cách và trí thức có uy tín). Có thể nói, phần lớn cuộc đời của Nguyễn Bỉnh Khiêm là ở ẩn.

Bài thơ có thể được viết trong thời gian ông ở ẩn này (tức là từ sau năm 1542).

Phân tích bài thơ Nhàn

Phân tích bài thơ Nhàn

2. Tri thức văn hoá

Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ triết lí và nhà thơ đạo lí. Bài thơ Nhàn thuộc về thơ đạo lí, là tuyên ngôn cho một quan niệm sống giữa thời đại xã hội khủng hoảng. Nguyễn Bỉnh Khiêm từng nói về lối sống chạy theo những lợi ích vật chất mà coi thường đạo lí của người đương thời : “Ở triều đình thì tranh nhau cái danh, ở chợ búa thì giành nhau cái lợi” (Trung Tân quán bi kí).

Nhàn là một thái độ sống, một cách thể hiện quan niệm đạo đức của các nhà nho ẩn dật. Tại sao nhà nho ẩn dật lại thường chọn rừng núi, chọn làng quê làm nơi cư trú ? Câu trả lời có thể tìm thấy chính trong lời của Nguyễn Bỉnh Khiêm vừa dẫn trên đây. Những chốn đông người (thành – đô thành và thị – chợ búa) thường là nơi bon chen, tranh giành danh và lợi. Tất nhiên khi chạy theo danh và lợi, con người dễ chà đạp lên đạo nghĩa, xa lìa các giá trị đạo đức. Chọn nơi vắng vẻ, xa thế giói thành thị vốn là môi trường tranh giành, bon chen, nhà nho muốn đoạn tuyệt triệt để với mọi cám dỗ của danh lọi để giữ trọn phẩm cách đạo đức của mình. “Nhàn” đối lập vói bon chen, xu phụ, chạy vạy, luồn cúi, âm mưu, thủ đoạn. “Nhàn” không có nghĩa là lười nhác, ăn không ngồi rồi. “Nhàn” có nghĩa là giữ cho tâm hồn lúc nào cũng ở trạng thái yên tĩnh, trong trẻo, hài hoà” (Đinh Gia Khánh – Bùi Duy Tân – Mai Cao Chương, Vãn học Việt Nam thế kỉ X- nửa đầu thế kỉ XVIII, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998).

Trong bối cảnh xã hội khủng hoảng, nhà thơ không tìm được điều kiện để thể hiện tài năng và thực hiện hoài bão vì dân vì nước của mình thì việc sống “nhàn” để giữ vửng.phẩm chất đạo đức là một lựa chọn tích cực.

3. Tri thức về thể loại

Cần chú ý đến đặc điểm của sự kết hợp các yếu tố cảnh, sự và tình trong bài thơ này. Bài thơ không tả cảnh, không dẫn dắt cảm nghĩ bằng cảnh mà chỉ bằng các sự việc (việc lao động của một người nông dân và việc kiếm cá của một ngư phủ, việc tìm nơi vắng vẻ, việc sống thuận theo nhịp điệu của tự nhiên như ăn các món ăn của thiên nhiên cấp cho theo mùa như măng trúc – mùa thu, ăn giá – mùa đòng, tắm hồ sen – mùa xuân, tắm ao – mùa hạ, việc uống rượu và nhìn phú quý như chiêm bao). Dễ nhận thấy là không có sự tách bạch rõ ràng giữa sự (thuộc về hiện thực khách quan) và tình (cảm xúc, suy nghĩ chủ quan của tác giả) như ở các bài thơ đã tìm hiểu. Chúng kết hợp đan xen với nhau trong từng khổ thơ, trong ngay từng câu thơ.

Ví dụ trong hai câu vào đề :

     Một mai, một cuốc, một cần câu, Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.

Ta thấy ở câu đầu tiên, tác giả liệt kê các dụng cụ lao động như mai, cuốc, cần câu, tức là kể các hoạt động của một người ẩn dật. Câu thứ hai đã có sắc thái suy nghĩ, cảm xúc : ngần ấy việc làm đã đủ cho ta vui rồi (thơ thẩn), mặc cho người đời có những thú vui khác (hàm nghĩa thú vui tìm kiếm danh lọi).

Trong hai câu thơ tiếp theo (câu 3 và 4) :

     Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao.

Các suy nghĩ, cảm xúc lại đi liền ngay vói Sự việc : “tìm noi vắng vẻ”, “đến chốn lao xao” là sự việc, còn “ta dại”, “người khôn” lại là suy nghĩ. Các sự việc được liệt kê theo trình tự tăng tiến, thể hiện mức độ gắn bó với thiên nhiên ngày một chặt chẽ hơn : việc “tìm nơi vắng vẻ” mới nói đến định hướng tìm về không gian ẩn dật, nhưng sự việc “ăn” và “tắm” trong không gian ẩn dật ấy đã diễn tả sinh động vóc dáng nhà nho ẩn dật, vì đã thực sự đắm mình trong không gian ấy rồi.

II – PHÂN TÍCH TÁC PHẨM

Phân tích bài thơ Nhàn

1. Đặc điểm về nội dung

a) Những khái niệm cần chú ý

Các từ ngữ mai, cuốc, cần câu là những từ ngữ dùng để chỉ cuộc sống ẩn dật : nhà nho ở ẩn chủ trương tự lao động làm ra các sản phẩm vật chất để sống. Đây có thể chỉ là công thức tả cuộc sống ẩn dật ; trên thực tế, không có tài liệu nào xác nhận Nguyễn Bỉnh Khiêm có đi cày, đi câu hay không.

“Thơ thẩn” có nghĩa là đi dạo choi không có chủ đích rõ rệt, tuỳ hứng (bài thơ Cô hái mơ của Nguyễn Bính : Thơ thẩn đường chiều một khách thơ – Say nhìn xa rặng núi xanh lơ).

Hai câu 5, 6 kể về việc “ăn” và “tắm” cũng là cách biểu hiện cuộc sống thực chất hoà hợp vói thiên nhiên, thuận theo nhịp bốn mùa của thiên nhiên, tức cũng là không trái với tự nhiên. Trong thơ ca xưa, trở về với thiên nhiên thuần khiết, trong sạch là cách thể hiện lí tưởng đạo đức của nhà nho, người không màng danh lợi.

Phú quý như giấc chiêm bao là một quan niệm phổ biến của văn học xưa, có ý nghĩa răn dạy, cảnh tỉnh những kẻ tham công danh, phú quý mà chà đạp lên luân thường đạo lí. Nhân cách, đạo nghĩa mới là cái có giá trị vĩnh hằng.

b) Hình tượng tác giả

Bài thơ có nét đặc biệt là chủ ngữ của hành động được xác định trong câu thơ thứ ba : ta dại – người khôn. “Cái tôi” tác gíả được thể hiện trong thế đối lập ta – người. Sự đối lập theo tinh thần này cũng thể hiện trong câu thơ thứ hai ẩn chủ ngữ “Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”. Bởi vì ẩn dật là chấp nhận một lẽ sống đi ngược với dòng đời, người ẩn sĩ là người “lội ngược dòng”. Sự đối lập ấy dẫn đến tư thế “Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”. Một người coi phú quý tựa giấc mơ thì không có một cám dỗ vật chất nào có thể mê hoặc được. Bản lĩnh đạo đức của tác giả được diễn tả khá sâu sắc.

2. Đặc điểm về nghệ thuật

a) Kết cấu của bài thơ

Theo chúng tôi, bài thơ có hai phần khá rõ chứ không theo kết cấu đề, thực, luận, kết cứng nhắc. Mạch cảm hứng đi từ cụ thể đến khái quát.

Phần đầu gồm bốn câu với hai câu đầu dựng hình ảnh một ẩn sĩ “thơ thẩn” với niềm vui của những công việc ẩn dật cụ thể. Hai câu sau vượt lên công việc cụ thể để suy tư về cuộc sống ẩn dật “vắng vẻ”, để đối lập với thế giới thành thị “lao xao”.

“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.”

Phần thứ hai lại bắt đầu với hai câu (câu 5, 6) tả cuộc sống thanh bạch, giản dị, thuận theo tự nhiên như là chỗ dựa để từ đó nâng lên thái độ mang tính triết lí đối với thế giới vật chất : nhìn xem phú quý (phú quý là cái sang trọng nhân tạo, của con người làm ra) tựa chiêm bao. Nhàn là một thái độ sống, một lựa chọn thiên về giá trị đạo đức trước những cám dỗ vật chất.

b) Ngôn ngữ

Bài thơ thuần Nôm với những từ ngữ thường ngày, dân dã, dễ hiểu.

Tham khảo thêm: Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nguyễn Bỉnh Khiêm làm quan dưới triều Mạc, nhưng sau khi thất bại trong việc dâng sớ xin chém mười tám tên nịnh thần, ông lui về ở ẩn. Trong thời gian đó, ông đã viết rất nhiều bài thơ, và “Nhàn” là một trong số ấy. Tiêu đề “Nhàn” không phải của Nguyễn Bỉnh Khiêm mà là do người đời sau đặt. Bài thơ như lời tâm sự sâu sắc của tác giả về quan niệm sống, khẳng định cách sống nhàn, hòa hợp với thiên nhiên, giữ cố cách thanh cao, không màng danh lợi.

“Một mai, một cuốc, một cần câu, Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.”

Hai câu đầu, cũng là hai câu đề bài thơ đã tái hiện lại hoàn cảnh sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm lúc bấy giờ cũng như tâm trạng của ông. Ở câu đầu tiên xuẩt hiện những công cụ quen thuộc “cuốc”, “cần câu”, cùng từ “một” được lập lại nhiều lần, gợi lên cuộc sống bình dị của một lão nông nhàn nhã. Bên cạnh đó, cách ngắc nhịp đặc biệt 2/2/3 cũng góp phần làm sáng tỏ sự nhàn hạ đó. Ở câu thơ thứ hai, “thơ thẩn” được dùng để thể hiện trạng thái thảnh thơi, không lo âu , vướng bận, khắc họa hình ảnh một con người chậm rãi, khoan thai. Đặt vào hoàn cảnh của tác giả, có thể thấy lúc nhàn rỗi của ông chính là thơi gian ông lui về ở ẩn. “Dầu ai vui thú nào” ý chỉ việc tác giả không quan tâm đến lựa chọn của người khác, không còn bon chen giành giật ở chốn quan trường mà kiên định với sự lựa chọn của bản thân, ẩn mình khỏi vong danh lợi, sống nhẹ nhành vui thú điền viên. Sự lựa chọn của Nguyễn Bỉnh Khiêm càng được thể hiện rõ nét hơn qua hai câu thực tiếp theo.

“Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao.”

Trong hai câu thơ trên, nghệ thuật đối lập được tô đậm qua cách dùng tính từ “dại”-“ khôn”, “vắng vẻ”-“lao xao”. Nguyễn Bỉnh Khiêm tự cho mình là “dại” khi tìm đến chốn thôn quê, “nơi vắng vẻ” sống cuộc sống thanh nhàn mặc cho người người đuổi theo vinh hoa phú quý, tìm đến “chốn lao xao” . “Nơi vắng vẻ” là nơi yên bình, người người hiền lành chất phác, sống hòa hợp với thiên nhiên, trong khi đó “chốn lao xao” là kinh đô phồn hoa nhộn nhịp, là chốn quan quan trường luôn đầy rẫy những con người bị nhuốm bẩn bởi tiền tài, tham vọng, những âm mưu ngoan độc, nơi  người đạp người đi lên. Vậy câu hỏi đặt ra là, lối sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm là lối sống vô trách nhiệm? Xét theo hoàn cảnh của ông, khi triều đình đang diễn ra tranh chấp địa vị, quyền lực, mặc cho nhân dân đói khổ thì hoài bảo giúp vua giúp nước an dân của Nguyễn Bỉnh Khiêm tất nhiên là thật khó để thành sự thật. Vì thế, ông đã quyết định rời bỏ “chốn lao xao” để giữ lại cốt cách thanh cao của mình. Ta có thể thấy trong thời gian ở ẩn, Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn tiếp tục tham vấn cho triều đình nhưng không trực tiếp tham gia vào việc triều chính nên không thể nói rằng lựa chọn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là lựa chọn vô trách nhiệm, mà đó là cách làm thật đúng đắn. Do đó qua hai câu thơ, tác giả còn sử dụng cách nói ngược, dùng hàm ý mỉa mai. Trong thi phẩm “Dại khôn”, Nguyễn Bỉnh Khiêm một lần nữa thể hiện quan niệm, trí tuệ và nhân cách hơn người của mình khi nói:

“Khôn mà hiểm độc là khôn dại Dại vốn hiền lành ấy dại khôn.”

Trở lại với cuộc sống ẩn dật của mình, tác giả đã tái hiện lại cuộc sống hòa hợp với thiên nhiên của mình qua hai câu luận tiếp theo của bài thơ.

“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.”

Hai câu thơ là bức tranh tứ bình về sinh hoạt cả 4 mùa xuân hạ thu đông. Hai câu thơ vận dụng biện pháp liệt kê, liệt kê cả bốn mùa cũng những thức ăn, sự vật có trong mỗi mùa. “Mùa nào thất nấy”, quả vậy, tác giả sống hòa mình vào thiên nhiên, không cần những thứ xa hoa, cao sơn mĩ vị. Cuộc sống ông đạm bạc đến không thể đạm bạc hơn, có gì ăn đó, còn gì dùng nấy, không cầu kì đòi hỏi. Mùa thu thì có măng trúc, khi đông đến, vạn vật không thể đâm chồi lại có giá thay. Tuy nhiên, bên cạnh nghĩa gốc, lại có ý kiến cho rằng, “giá” ở đây còn có nghĩa là “giá rét”. Xuân Diệu cũng từng nói rằng “cảm tưởng tác giả ăn giá tuyết, uống măng đông”. Theo cách nghĩ này, có thể nói ông không cần một cuộc sống ấm no đầy đủ, dù có thiếu thốn đôi chỗ nhưng ông vẫn rất hài long với cuộc sống hiện tại. Xoay tiếp sang “xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.” Câu thơ diễn tả bức tranh sinh hoạt không chỉ bình dị mà còn đầy tính thẩm mĩ. Tất cả đã xây dựng nên một cuộc sống đạm bạc, giản dị, thanh cao.

“Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống, Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.”

Hai câu kết này như phủ định lại chữ nhàn mà tác giả thể hiện từ đầu bài thơ đến giờ, chỉ ra rằng tác giả là “nhàn thân không nhàn tâm”, tức ngoài mặc ông có vẻ thoải mái, nhàn rỗi nhưng trong lòng luôn vướng bận nhiều lo âu, suy nghĩ. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dùng tích điển Thuần Vu Phần uống rượu say. Khi say, Thuần Vu Phần mơ thấy đến nước Hòe An, được rất nhiều vinh hoa phú quý, nhưng cuối cùng tỉnh mộng và nhận ra đó chỉ là giấc mơ. Khi sử dụng điển tích này, Nguyễn Bỉnh Khiêm như nhấn mạnh bản thân xem nhẹ phú quý, bởi bản thân ông đã từng làm quan cho nhà Mạc, có đủ phú quý nhưng ông không xem trọng nó, không lấy nó làm mục đích sống, chỉ xem đó như là một giấc mộng không có thật, khiến người ta sa vào để rồi hụt hẫng khi giật mình tỉnh dậy, nên ông đã  tìm đến nơi làng quê thanh bình để giữ lại cho mình cốt cách thanh cao. Hai câu thơ thể hiện cái nhìn cũng như quan niệm sống của một nhà trí tuệ lớn, có tính triết lí sâu sắc. Ngoài ra, với cách ngắt nhịp 1/3/3 đầy mới lạ, Nguyễn Bỉnh Khiêm như muốn nhấn mạnh thêm về cái nhìn của mình.

Mặc dù “Nhàn” là một bài thơ Nôm, nhưng với cách sử dụng ngôn ngữ đầy giản dị, tự nhiên khiến người đọc cảm thấy dễ hiểu, cũng là cách làm rõ quan niệm sống nhàn của ông. Nguyễn Bỉnh Khiên còn qua bài thơ, kết hợp tính trữ tình vào triết lí, làm bài thơ thêm phần thâm trầm nhưng sâu sắc. Cả bài thơ đã thể hiện trọn vẹn cái nhìn và cuộc sống của tác giả, về sự hòa mình vào thiên nhiên, giữ vững cốt cách thanh cao cũng như tránh xa vòng danh lợi nhưng lại không thể tránh khỏi việc trong lòng vẫn còn vướng bận việc nước, lo nghĩ cho dân, nhân mạnh trí tuệ và nhân cách hơn người của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

“Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm chính là tiêu biểu cho dòng thơ Nôm trong nền thơ ca Việt Nam nói chung và kho tàng văn học trung đại nói riêng. Bài thơ chính là cách truyền lại quan niệm sống trong sạch, thanh cao đáng ngưỡng mộ của Nguyễn Bỉnh Khiêm đến các thế hệ mai sau.

Bài làm

Bài Nhàn trong Bạch vân quốc ngữ thi thuộc về chủ đề triết lí xã hội, mà tập trung nhất là triết lí Nhàn có người đã từng cho rằng tư tưởng Nhàn, triết lí Nhàn là một chủ đề lớn trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm nói chung và Bạch vân quốc ngữ thi nói riêng. Nhàn với Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải là một cứu cánh mà là một phương thức tư duy một triết lí. Cho nên Nhàn là khái niệm chữ không phải là tâm trạng.

Tâm lí Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm có những biểu hiện tích cực và tiêu cực.

Yếu tố tích cực của chữ Nhàn là ở chỗ: Nhàn là sông theo lẽ tự nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên để cho tâm hồn được thanh thản.

Chúng ta sẽ thấy rất rõ những điều trên qua việc đi sâu phân tích bài thơ Nhàn của ông trong Bạch vân quốc ngữ thi.

Một mai, một cuốc, một cần câu Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.

Nguyễn Bỉnh Khiêm sử dụng liên tiếp số từ một nhằm mục đích nhấn mạnh hoàn cảnh sống của ông khi cáo quan về quê. Với những dụng cụ quen thuộc, một mai, một cuốc, một cần câu và có thể là cả một con người, một cuộc đời ở đó. Số từ một biểu hiện sự cô đơn, một mình của Nguyễn Bỉnh Khiêm chốn quê nghèo, ông làm bạn cùng với những vật dụng quen thuộc của nhà nông là mai đào đất, xắn đất, cuốc lật đất, đi kèm phía sau là một cần câu để nhằm chỉ ra rằng sau những lúc làm lụng vất vả, ông vẫn giữ được các thú chơi tao nhã, thanh đạm của người Việt Nam đó là đi câu cá. Số từ một thể hiện sự cô đơn, trong một câu thơ nhà thơ đã sử dụng tơi ba số từ một nhằm nhấn mạnh sự cô đơn, trống vắng của một con người mang đầy chí lớn đang phải sống cuộc đời ẩn dật. Nhưng đứng sau ba số từ một cũng lại là một loạt các danh từ mai, cuối, cần câu, chắc gì sau ba từ một đứng trước… không có một từ một đứng sau. Chắc gì sau ba danh từ đó không có thểm một danh từ ẩn sau đó. Đó là một cuộc đời, một con người chính các công việc của nhà nông ấy, tuy vất vả nhưng lại rất ấm áp và gần gũi. Để rồi chỉ có gần gũi, vui bên thú chơi câu cá tao nhã, thanh đạnt mới làm cho nhân vật trữ tình của chúng ta phải thơ thẩn mà không cần bận tâm đến người khác nói gì, nghĩ gì, làm gì. Chỉ cần những điều khiển ta được vui vẻ, được hoà hợp được.

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.

Nhịp thơ của câu đầu 2/2/3 thể hiện sự khẳng định, quyết tâm có thể cả sự thách thức.

Một mai / một cuốc / một cần câu

Nhịp thơ đã tạo cho câu thơ có sức chuyển mạnh mẽ, không chỉ là lời nói khẳng định thông thường những gì mình trải qua mà táe giả qua đó muốn khẳng định sự quyết tâm vượt qua những khó khăn, vất vả trong cuộc đời đầy xô bồ, đổi thay. Và từ đó thấy rằng nhân vật trữ tình rất yêu quí, gắn bó thanh đạm mà gần gũi, ấm áp tình người. Cũng chính vì thế mà có sự chuyển nhịp ở câu sau:

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.

Nhịp thơ 4/3 là sự chậm lại của cảm xúc tâm trạng và nó đem lại một hơi ấm, niềm vui cho nhân vật trữ tình đến đây đã tìm thấy phương thức sống của cuộc đời mình. Với ước muốn sống hoà hợp với thiên nhiên để cho tâm hồn được thanh thản, yên vui, vì thế nhà thơ của chúng ta đã rời xa chốn lao xao để về nơi vắng vẻ.

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ Người không, người đến chốn lao xao.

Tự nhận mình là dại, tác giả dại vì đã rời xa chốn phồn hoa đô hội, lấp lánh trở về sống ẩn nấp, vất vả nơi vùng quê nghèo. Nhưng có phải vì thê mà dại chăng? Và thế nào là khôn, không là đến sống ở nơi sung sướng, đầy đủ lụa là gấm vóc, ấm êm, cung phụng lẽ vì thế mà mới không. Và khôn, dại như thê nào mà tìm đến ở chôn lao xao và nơi vắng vẻ.

Tâm lí Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm có những biểu hiện tích cực và tiêu cực

Đặt câu thơ trong hoàn cảnh sống của tác giả, chúng ta sẽ thấy quan niệm về nơi vắng vẻ và chôn lao xao hay quan niệm dại và khôn. Nơi vắng vẻ ở đây chính là cuộc sống đạm bạc với thôn quê còn nhiều khó khăn và thiếu thốn. Chỉ có người dám coi thường danh lợi, coi thường vật chất, coi của cải chỉ là phù phiếm mới có thể dại mà đến ở nơi vắng vẻ. Còn chốn lao xao chính là nơi tấp nập ngựa xe, nơi sung sướng và đầy đủ, là cuộc sống hoàn toàn đối lập với nơi vắng vẻ và nơi đó chỉ đành cho những ai biết khôn, những ai coi danh lợi, vật chất là cuộc sống thì mới sống và muốn sống ở đó. Tác giả đã sử dụng hai từ láy vắng vẻ và lao xao để miêu tả hai chốn ở khác nhau. Vắng vẻ từ láy tạo nên đậm nét sức bình dị, yên bình của thôn quê. Còn từ láy lao xao nó như có cả tiếng reo vui, tiếng náo nhiệt và tấp nập của chốn đô thành. Và từ đây ta có thể hiểu nơi vắng vè là thôn quê, yên lành, còn chốn lao xao là vùng kinh đô đầy náo nhiệt. Nhưng còn không là thế nào và dại là ra sao? Chon nơi vắng vẻ là để tránh xa cuộc sống xô bồ của cuộc đời đầy bon chen, toan tính và không ít hiểm nguy. Và khi tránh xa những điều đó thì tác giả dại hay khôn. Còn khôn sống ở nơi đô thị tránh xa sự yên bình, thanh sạch khi đó là khôn hay dại khi bước chân vào chốn xô bồ. Nguyễn Binh Khiêm đã dùng biện pháp nghệ thuật sóng đôi ở hai câu thơ này để diễn tả sự đối lập, tương phản, thậm chí là trái ngược hoàn toàn tới xung khắc của hai nơi sống, hai quan điểm sống và hai sự lựa chọn.

Ta dai / ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn / người đến chốn lao xao.

Ta đối với người, dại đối với khôn, ta tìm đối với người đến (thể hiện sự lựa chọn qua hai từ tìm và đển) nơi vắng vẻ đối với chốn lao xao. Có lẽ đây là hai câu thơ hay nhất của bài thơ. Bởi nghệ thuật đối, bởi ý nghĩa tư tưởng của hai câu muốn nói đến. Hai câu thơ đối xứng nhau rất chuẩn cả về từ và cả về dấu thanh tạo nên sự khác biệt và đối lập nhằm khẳng định một lần nữa cách sống và cách lựa chọn của tác giả?

Hai câu tiếp theo miêu tả cuộc sống của Nguyễn Bình Khiêm nơi thôn quê nghèo thanh đạm với những sản vật riêng chỉ có nơi thôn quê.

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

Mặc dù sống ở nơi thôn quê còn nhiều khó khăn vất vả, nhưng ở đó lại cos các thú vui riêng và được thưởng thức những món ăn rất tầm thường nhưng lại ngon vô cùng. Chỉ có măng trúc và giá thôi, mà nào thức nấy, những thứ ấy dù rất bình thường vì lúc nào cũng có sẵn trong nhà. Thế nhưng khi ăn chúng ta sơ cảm nhận được vị ngon của nó nhờ vào sự hoà hợp, cảm thông của tấm lòng với tấm lòng. Bởi vì đã không ít lần Nguyễn Bỉnh Khiêm nói rằng:

Câu thanh nhàn đọc qua ngày tháng.

Hay:

Thanh nhàn ấy ắt là tiên khách

Qua hai câu thơ thứ 5 và 6 này, chúng ta thấy cuộc sống của tác giả nơi thôn quê thaajt đạm bạc mà thanh nhàn. Đạm bạc hỏi món ăn chỉ măng và giá nhưng thanh nhàn, hoà hợp với thiên nhiên.

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

Chỉ có vùng nông thôn người ta nói có thể được vùng vẫy, thoải mãi thả hồn mình vào trong thiên nhiên hoà mình với thiên nhiên để cảm hết niềm hạnh phúc, thú vui lạc quan ở đời.

Nếu mới đọc qua chúng ta chỉ thấy đó là hai câu thơ tả cuộc sống nơi thôn quê của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nhưng chiều sâu trong đó lý tưởng sống cùa ông, là khát vọng được sống hoà hợp với thiên nhiên. Được ăn những món ăn mà chỉ do thiên nhiên hoà quyện với thiên nhiên mới khiến ta mở rộng lòng mình, vùng vẫy ôm thiên nhiên vào lòng và cũng chính thiên nhiên ôm ta vào lòng nâng dậy sức sống và khơi mát tâm hồn. Chỉ có thiên nhiên tươi đẹp mới làm cho tâm hồn ta thanh thản, ấm áp mà thôi. Là nếu cần đánh đổi thì Nguyễn Bỉnh Khiêm sẽ sẵn sàng đánh đối phú quí để được tận hưởng cuộc sống này, tận hưởng các nhàn.

Để rẻ công danh muốn được nhàn.

Dường như bất kì thi nhân nào cũng không tránh được một thú vui, không thể thiếu của cuộc đời đó là rượu và Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng không tránh khỏi niềm đam mê với các thú vui ấy:

Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao.

Đây là hai câu thơ có lấy điển tích Thuần Vu Phần uống rượu say và nằm dưới gốc cây hoè ngủ. Ông ta mơ thấy mình ở nước Hoè An được công danh phú quí, vinh huấn. Nhưng khi tỉnh dậy thì đó chỉ là giấc mộng, thấy cành hoè phía nam chỉ có một tấc kiến mà phơi. Điển tích này để chỉ phú quí chỉ là giấc chiêm bao.

Chính vì quan điểm này Nguyễn Bỉnh Khiêm đã không màng đến danh lợi bởi danh lợi, phú quí chỉ là phù phiếm và chỉ như một giấc mộng rồi sẽ qua đi.

Để rẻ công danh muốn được nhàn.

Hay:

Thấy dặm thanh vân lại bước chen Được nhàn ta sá dường thân nhàn.

Chữ nhàn ở thơ Nguyễn Bình Khiêm đôi lập với tất cả chữ nhàn ở thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhàn than chức không phải là nhàn tâm. Dù nhàn nhưng vẫn lo âu việc nước việc đời.

Hai câu kết tác giả muốn khẳng định rằng tiền bạc của cải chỉ là phù phiếm, nó sẽ nhanh chóng tan biến theo bước đường thời gian, vì vậy mà phương châm sống đừng chỉ lúc nào cũng mong về tiền tài, danh vọng.

Tuy rằng chữ nhàn có những hạn chế như: nhiều yếu tố nhàn rỗi, nhàn tâm, yên phận khá đậm nét. Mà đặc biệt một nhà nho ưu thời mẫu tục như Nguyễn Bỉnh Khiêm mà lại chủ trương nhàn tâm, chủ trương vô sự ngáy pho pho trước cảnh đất nước loạn lạc, nhân dân cực khổ lầm than. Nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm hi vọng với những vần thơ triết lí này của mình có thể giữ trọn được tâm hồn và nhân cách để cuộc sống con người được hài hoà, hợp với lẽ của tự nhiên và xã hội cũng đi đến…

Nhàn là một triết lí sống để bảo toàn nhân phẩm trước sự đua chen danh lợi, trước sự băng hoại về đạo đức:

Có thuở được thời mèo đuổi chuột Đến khi thất thế kiến tha bò.

Và:

Hoa càng khoe nở hoa càng rữa Nước chứa cho đầy nước ắt vơi.

Toàn bộ bài thơ nhàn là một lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan niệm sống nhàn là hoà hợp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi. Nhàn là triết lí sống chi phối nhiều sáng tác của Nguyễn Binh Khiêm. Tuy có lúc nó có mang yếu tốt tiêu cực nhưng nó lại là triết lí sống giúp con người ta sống đẹp hơn, đúng hơn với đời.

Từ khóa » đọc Hiểu Thơ Thẩn đường Chiều Một Khách Thơ