Phân Tích Bản Chất Và Những Biểu Hiện Chủ Yếu Của Chủ Nghĩa Tư ...

Trang chủ Trang chủ Tìm kiếm Trang chủ Tìm kiếm Tiểu luận: Phân tích bản chất và những biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Nhận xét và rút ra ý nghĩa pdf Số trang Tiểu luận: Phân tích bản chất và những biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Nhận xét và rút ra ý nghĩa 16 Cỡ tệp Tiểu luận: Phân tích bản chất và những biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Nhận xét và rút ra ý nghĩa 225 KB Lượt tải Tiểu luận: Phân tích bản chất và những biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Nhận xét và rút ra ý nghĩa 5 Lượt đọc Tiểu luận: Phân tích bản chất và những biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Nhận xét và rút ra ý nghĩa 102 Đánh giá Tiểu luận: Phân tích bản chất và những biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Nhận xét và rút ra ý nghĩa 4 ( 3 lượt) Xem tài liệu Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu Tải về Chuẩn bị Đang chuẩn bị: 60 Bắt đầu tải xuống Đang xem trước 10 trên tổng 16 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên Chủ đề liên quan Tiểu luận Mác Lênin Đề tài triết học tiểu luận triết học Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước Tư bản độc quyền nhà nước Chủ nghĩa tư bản

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA KẾ TOÁN BÀI TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH BẢN CHẤT VÀ NHỮNG BIỂU HIỆN CHỦ YẾU CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC. NHẬN XÉT VÀ RÚT RA Ý NGHĨA. GV: NGU YỄN M INH TUẤN NH ÓM 15: Trần Kim Chi 33121021028 Phan Ngọc H uyền Trân 33121021892 Phạm Thị Duyên 33121021693 Võ Hoàng Thanh Thúy 33121022181 Cao Thị Vân 33121021749 Nguyễn Bảo Quỳnh 33121021583 TP.HCM 10/2012 1 A. LỜI MỞ ĐẦU Nhà nước tư bản ra đời đó là một tất yếu lịch sử. Nhà nước tư bản đã trải qua nhiều hình thái khác nhau. Theo V.I.Lênin “ tự do cạnh tranh đẻ ra tập trung sản xuất và sự tập trung sản xuất này, khi phát triển tới một mức độ nhất định, lại dẫn tới độc quyền”. Do đó, tiếp theo giai đoạn cạnh tranh tự do, chủ nghĩa tư bản phát triển lên giai đoạn cao hơn là giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền và sau đó là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Sự ra đời và phát triển của Chủ Nghĩa Tư Bản Độc Quyền Nhà Nước là một biến đổi quan trọng trong quan hệ quản lý và là đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa tư bản đương đại. Thực chất, đây là những nấc thang mới trong quá trình phát triển và điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản về cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất để thích ứng với những biến động mới trong tình hình kinh tế - chính trị thế giới cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX cho đến nay. Ở Việt Nam, từ sau đại hội VI năm 1986 của Đảng, chúng ta đã thực hiện chính sách mở cửa, mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, kinh tế công nghiệp đang chuyển dần sang kinh tế tri thức, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, chúng ta đã vận dụng rất linh hoạt, thành công những lí luận về chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước trong việc điều hành nền kinh tế, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần. Để hiểu rõ hơn về Chủ Nghĩa Tư Bản Độc Quyền Nhà Nước, bài tiểu luận với đề tài "Bản chất và những biểu hiện của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, nhận xét và rút ra ý nghĩa" sẽ làm sáng tỏ vấn đề này. Thông qua đó làm rõ được tầm quan trọng của Nhà nước trong việc điều hành kinh tế ở Việt Nam hiện nay. Bài tiểu luận đã hoàn thành, tuy nhiên do tầm hiểu biết còn hạn chế nên những tìm hiểu, phân tích của chúng em không tránh khỏi có nhiều thiếu sót, chúng 2 em rất mong nhận được sự bổ sung, đóng góp ý kiến của Thầy để bài tiểu luận được hoàn chỉnh hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn Thầy. Sinh viên thực hiện: Trần Kim Chi Phan Ngọc Huyền Trân Phạm Thị Duyên Võ Hoàng Thanh Thúy Cao Thị Vân Nguyễn Bảo Quỳnh B. PHẦN NỘI DUNG I. BẢN CHẤT VÀ BIỂU HIỆN CHỦ YẾU CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC Q UYỀN NHÀNƯỚC. 1. Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nước tư bản thành một thiết chế và thể chế thống nhất nhằm phục vụ lợi ích của các tổ chức độc quyền và cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản V.I. Lênin chỉ ra rằng: “Bọn đầu sỏ tài chính dùng một mạng lưới dày đặc những quan hệ lệ thuộc để bao trùm hết thảy các thiết chế kinh tế và chính trị… đó là biểu hiện rõ rệt nhất của sự độc quyền ấy”. Trong cơ cấu của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, nhà nước đã trở thành một tập thể tư bản khổng lồ. Nó cũng là chủ sở hữu những xí nghiệp, cũng tiến hành kinh doanh, bóc lột lao động làm thuê như một nhà tư bản thông thường.Nhưng điểm khác biệt là ở chỗ, nhà nước còn có chức năng chính trị và các công cụ trấn áp xã hội như quân đội, cảnh sát, nhà tù, … 3 Như vậy, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là một quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội chứ không phải chỉ là một chính sách trong giai đoạn độc quyền của chủ nghĩa tư bản Bất cứ nhà nước nào cũng có vai trò kinh tế nhất định với xã hội mà nó thống trị, song ở mỗi chế độ xã hội, vai trò kinh tế của nhà nước có sự biến đổi thích hợp đối với xã hội đó. Các nhà nước trước chủ nghĩa tư bản chủ yếu can thiệp bằng bạo lực và theo lối cưỡng bức siêu kinh tế. Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, nhà nước tư sản ở bên trên, bên ngoài quá trình kinh tế, vai trò của nhà nước chỉ dừng lại ở việc điều tiết bằng thuế và p háp luật. Ngày nay, vai trò của nhà nước tư sản đã có sự biến đổi, không chỉ can thiệp vào nền sản xuất xã hội bằng thuế, luật pháp mà còn có vai trò tổ chức và quản lý các xí nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước, điều tiết bằng các biện pháp đòn bẩy kinh tế vào tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất: sản xuất, phân phối, lưu thông, tiêu dùng. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là hình thức vận động mới của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa nhằm duy trì sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản, làm cho chủ nghĩa tư bản thích nghi với điều kiện lịch sử mới. 2. Những biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước 2.1 Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và nhà nước V.I. Lênin đã từng nhấn mạnh rằng sự liên minh cá nhân cả các ngân hàng với công nghiệp được bổ sung bằng sự liên minh cá nhân của ngân hàng và công nghiệp với chính phủ: “Hôm nay là bộ trưởng, ngày mai là chủ ngân hàng; hôm nay là chủ ngân hàng, ngày mai là bộ trưởng”. Sự kết hợp về nhân sự thực hiện thông qua các đảng phái tư sản. Chính các đảng phái này đã tạo ra cho tư bản độc quyền một cơ sở xã hội để thực hiện sự thống trị và trực tiếp xây dựng đội ngũ công chức cho bộ máy nhà nước. Cùng với các đảng phái tư sản, là các hội chủ xí nghiệp mang những tên khác nhau: Hội công nghiệp toàn quốc Mỹ, Tổng Liên đoàn công nghiệp Italia, Liên đoàn các nhà kinh tế Nhật Bản, Liên minh Liên bang công nghiệp Đức, Hội đồng quốc gia giới chủ Pháp, Tổng Liên đoàn công thương Anh, …Các hội chủ xí nghiệp này trở thành lực 4 lượng chính trị, kinh tế to lớn, là chỗ dựa cho chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Vai trò của các hội lớn đến mức mà dư luận thế giới đã gọi chúng là những chính phủ đằng sau chính phủ, một quyền lực thực tế đằng sau quyền lực của chính quyền. Sự thâm nhập lẫn nhau này (còn gọi là sự kết hợp) đã tạo ra những biểu hiện mới trong mối quan hệ giữa các tổ chức độc quyền và cơ quan nhà nước. 2.2 Sự hình thành và phát triển sở hữu nhà nước Sở hữu độc quyền nhà nước là sở hữu tập thể của giai cấp tư bản độc quyền có nhiệm vụ ủng hộ và phục vụ lợi ích của tư bản độc quyền nhằm duy trì sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Nó biểu hiện không những ở chỗ sở hữu nhà nước tăng lên mà còn ở sự tăng cường mối quan hệ giữa sở hữu nhà nước và sở hữu độc quyền tư nhân, hai loại sở hữu này đan kết với nhau trong quá trình tuần hoàn của tông tư bản xã hội. Sở hữu nhà nước không chỉ bao gồm những động sản và bất động sản cần cho hoạt động của bộ máy nhà nước, mà gồm cả những doanh nghiệp nhà nước trong công nghiệp và trong các lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội như giao thông vận tải, giáo dục, y tế, bảo hiểm xã hội… trong đó ngân sách nhà nước là bộ phận quan trọng nhất. Sở hữu nhà nước được hình thành dưới nhiều hình thức khác nhau: xây dựng doanh nghiệp nhà nước bằng vốn của ngân sách; quốc hữu hoá các xí nghiệp tư nhân bằng cách mua lại; nhà nước mua cổ phần của các doanh nghiệp tư nhân; mở rộng doanh nghiệp nhà nước bằng vốn tích luỹ của các doanh nghiệp tư nhân… Các doanh nghiệp nhà nước thực hiện các chức năng quan trọng như: mở rộng sản xuất tư bản công nghiệp, bảo đảm địa bàn rộng lớn cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản; giải phóng tư bản của tổ chức độc quyền từ những ngành ít lãi để đưa vào những ngành kinh doanh có hiệu quả hơn; làm chỗ dựa vững chắc cho sự điều tiết kinh tế tư bản công nghiệp theo những chương trình nhất định. 2.3 Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản 5 Hệ thống điều tiết của nhà nước tư sản hình thành một tổng thể những thiết chế và thể chế kinh tế của nhà nước. Nó bao gồm bộ máy quản lý gắn với hệ thống chính sách, công cụ có khả năng điều tiết sự vận động của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, toàn bộ quá trình tái sản xuất xã hội. Sự điều tiết kinh tế của nhà nước được thực hiện dưới nhiều hình thức như: hướng dẫn, kiểm soát, uốn nắn những lệch lạc bằng các công cụ kinh tế và các công cụ hành chính pháp lý, bằng cả ưu đãi và trừng phạt, … Các chính sách kinh tế của nhà nước tư sản là sự thể hiện rõ nét nhất sự điều tiết kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Chúng bao gồm nhiều lĩnh vực như chính sách chống khủng hoảng chu kỳ, chống lạm phát, chính sách về tăng trưởng kinh tế, chính sách xã hội, chính sách kinh tế đối ngoại. Các công cụ chủ yếu của nhà nước tư sản để điều tiết kinh tế và thực hiện các chính sách kinh tế như ngân sách, thuế, hệ thống tiền tệ - tín dụng, … 3. Những biểu hiện mới của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước 3.1 Sự phát triển chưa từng có và rộng khắp của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Biểu hiện chủ yếu là: - Tỷ trọng của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa tăng lên rõ rệt. - Sự kết hợp giữa kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân cũng tăng lên nhanh chóng. - Chi tiêu tài chính của các nhà nước tư bản phát triển dùng để điều tiết quá trình tái sản xuất xã hội tăng. Sở dĩ như vậy là do: - Sự phát triển của lực lượng sản xuất và trình độ xã hội hoá cao đã đặt ra một loạt vấn đề mới đòi hỏi phải có sự giải quyết của nhà nước. - Cạnh tranh trên thị trường trong nước và ngoài nước gay gắt đòi hỏi nhà nước phải đứng ra mở cửa thị trường. 3.2 Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản cũng có những biểu hiện mới: 6 Vai trò kinh tế và phương thức điều tiết nền kinh tế thị trường hiện đại của nhà nước tư bản độc quyền lại có những nét độc đáo và là đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa tư bản ngày nay. - Mục tiêu của sự điều tiết kinh tế là nhằm khắc phục những khuyết tật của kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, định hướng cho sự phát triển kinh tế - xã hội nhằm tăng trưởng kinh tế, đảm bảo sự tồn tại và p hát triển của chủ nghĩa tư bản. - Để điều tiết nền kinh tế, nhà nước tư bản độc quyền đã tổ chức bộ máy điều tiết gồm cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp và về mặt nhân sự có sự tham gia của những đại biểu của tập đoàn lớn và các quan chức nhà nước. Đồng thời bên cạnh bộ máy này còn có hàng loạt các tiểu ban được tổ chức dưới những hình thức khác nhau. - Cơ chế đièu tiết kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là: cơ chế kết hộp thị trường tự do cạnh tranh với tính năng động của tư bản độc quyền tư nhân. -- Phương thức điều tiết của nhà nước linh hoạt, mềm dẻo hơn, phạm vi rộng hơn. II. Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Ở VIỆT NAM 1. Lý luận và thực trạng nền kinh tế Việt Nam đối với chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. 1.1 Một số quan điểm về chủ nghĩa tư bản độc quyền ở nước ta Hiện nay, ở nước ta cũng có nhiểu cách giải thích khác nhau: - Loại ý kiến thứ nhất quá nhấn mạnh lý luận về chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, xem đó như là một “thứ chủ nghĩa”, một phương thức sản xuất xã hội, một học thuyết hoàn chỉnh cả về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. - Loại ý kiến thứ hai xem chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước chỉ là một phương pháp cải tạo hoà bình giai cấp tư sản, như là một thành phần kinh tế thứ yếu (và cũng có lúc xem như “không đáng kể”). Thực ra đó là hai loại ý kiến cực đoan khác nhau, cách tiếp cận khai thác khác nhau trong những khuynh hướng khác nhau của các giai đoạn lịch sử nhận 7 thức và xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội Trong mô hình chủ nghĩa xã hội với nền kinh tế hiện vật trước đây, người ta quá xem nhẹ chủ nghĩa tư bản nhà nước nói chung và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước nói riêng. Ngược lại, trong khủng hoảng, khó khăn của sự đổ vỡ mô hình chủ nghĩa tư bản, người ta lại có khuynh hướng đưa vào nội hàm của lí luận chue nghĩa tư bản nhà nước nội dung quá rộng. Cách tiếp cận có hiệu quả cao chính là nhận thức đúng đắn cơ sở lý luận biện chứng của V.I. Lênin về chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, vận dụng sát với thực tiễn cuộc sống kinh tế xã hội đang diễn ra ở nước ta trong quá trình đổi mới quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nói cách khác, cần phải xuất phát từ tình hình cụ thể, từ sự đối sánh lực lượng cụ thể trong điều kiện lịch sử cụ thể. Tóm lại, nói một cách khái quát thì chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự dung hợp giữa nhà nước và hoạt động của các xí nghiệp tư bản tư nhân. Nếu nhà nước là của giai cấp tư sản và địa chủ thì chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước phục vụ lợi ích của tư bản và địa chủ. Nếu nhà nước là của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thì chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước phục vụ cho lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Trong điều kiện của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là một hình thức quá độ, có tính chất quá độ chủ nghĩa. Tuy nhiên, theo V.I. Lênin, đây là một hình thức đấu tranh, là sự tiếp tục của đấu tranh giai cấp dưới một hình thức khác, chứ tuyệt nhiên không phải là sự thay thế đấu tranh giai cấp bằng hoà bình giai cấp. Vì vậy, phải tỉnh táo, sắc bén trong việc sử dụng hình thức kinh tế quá độ này. 1.2 Thực trạng nền kinh tế nước ta hiện nay Có thể nói nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với gần 80% dân số tham gia hoạt động nông nghiệp.Công nghiệp nhỏ bé, thương nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ chưa phát triển. Hiện nay, Đảng và nhà nước ta đang lãnh đạo nhân dân ta tiến hành công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với mục tiêu đưa nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước công nghiệp tiên tiến hiện đại, 8 vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong công cuộc đổi mới ấy, nền kinh tế nước ta cũng được chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng chủ nghĩa xã hội.Trong đó, kinh tế tư bản nhà nước là một trong năm thành phần kinh tế cơ bản. Đó là một chủ trương đúng đắn của Đảng vì những nguyên nhân sau đây: Thứ nhất, nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó tất yếu tồn tại thành phần kinh tế tư bản tư nhân. Mặt khác, với chính sách khuyến khích tự do trao đổi hàng hoá, tất yếu sẽ nảy sinh một tầng lớp tư sản mới.Như vậy, sự tồn tại của kinh tế tư bản nhà nước vừa mang tính tất yếu khách quan vừa như là một sách lược kinh tế của nhà nước để định hướng cho các thành phần kinh tế khác đi lên chủ nghĩa xã hội. Thứ hai, ở một nước mà nền tiểu sản xuất chiếm ưu thế như nước ta thì chủ nghĩa tư bản nhà nước sẽ là mắt xích trung gian giữa nền tiểu sản xuất và chủ nghĩa xã hội, đồng thời giúp chúng ta phát triển lực lượng sản xuất vì kinh tế tư bản nhà nước có ưu thế về vốn, kỹ thuật và công nghệ cũng như những kinh nghiệm và biện pháp quản lý tiên tiến. Thứ ba, việc sử dụng hình thức kinh tế tư bản nhà nước còn phù hợp với xu thế quốc tế hoá đang diễn ra trên toàn bộ thế giới và đặc biệt là khu vực Đông Nam Á. Chúng ta không thể phát triển được nếu không mở rộng quan hệ kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới kể cả các nước chủ nghĩa xã hội cũng như các nước tư bản chủ nghĩa. Hơn nữa, tố chất cạnh tranh vốn có của hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa sẽ như chất xúc tác cho một một môi trường kinh tế cạnh tranh sôi động. 2. Các hình thức chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước vận dụng ở nước ta. 2.1 Liên doanh, liên kết giữa nhà nước xã hội chủ nghĩa với các chủ sở hữu tư nhân ở trong nước hoặc ngoài nước. 9 Thông qua sự liên doanh, liên kết giữa nhà nước và các chủ thể sở hữu ngoài quốc doanh ở trong nước, nhà nước có thể huy động được vốn, đổi mới kỹ thuật và quy trình công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm…Đồng thời, nhà nước cũng thực hiện được lợi nhuận, chức năng kiểm kê, kiểm soát, hướng dẫn, điều tiết sự phát triển để thúc đẩy cải cách cơ cấu kinh tế với cơ cấu sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của thị trường trong nước và thế giới, cấu trúc lại nền kinh tế. Các nước trên thế giới hiện nay đều đang trên con đường tìm kiếm hình thức liên doanh kinh tế có lợi nhất. Hình thức liên doanh này đã và đang có xu hướng mở rộng với nhiều nước và p há vỡ quan niệm độc quyền liên doanh. Trong liên doanh, liên kết phải tích cực chủ động tìm bạn hàng, trước hết là các tập đoàn xuyên quốc gia, kinh doanh nhiều ngành, bởi vì, những tập đoàn này có đặc trưng là rất linh hoạt, có những quan hệ bền vững với nhiều nước, có bộ máy tiêu thụ đã được sắp đặt hoàn hảo.Nhưng cũng có một số điều cần lưu ý, chẳng hạn như, trong phân công lao động thì các nước kém phát triển thường bị phân công làm những quy trình cần nhiều lao động giản đơn. Các công ty liên doanh thường đầu tư lớn vào các nước phát triển để sử dụng tiềm lực khoa học lớn ở nơi đây nhằm đón trước các thành tựu khoa học kỹ thuật. 2.2 Thành lập công ty cổ phần, cổ phần hoá xí nghiệp để thành lập xí nghiệp tư bản nhà nước. Công ty cổ phần cũng như cổ phần hoá xí nghiệp không phải là vấn đề mới mẻ, như cái mới là vấn đề này được đặt trong điều kiện của nhà nước xã hội chủ nghĩa hiện nay. Trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta, công ty cổ phần được xem là một tất yếu kinh tế - sự tồn tại của nó không những chỉ là kết quả của quá trình tích tụ vốn, mà còn là nhu cầu khách quan của việc củng có tính hiệu quả của nền kinh tế nhiều thành phần nói chung, của quốc doanh nói riêng. Cùng với việc xây dựng các công ty cổ phần là việc bán cổ phần và thu hút vốn, công ty cổ phần được thành lập trên cơ sở các xí nghiệp quốc doanh hiện hành bằng biện pháp “cổ phần hoá xí nghiệp” mà gần đây được bàn tới nhiều. 10 This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Chủ đề

Đơn xin việc Đề thi mẫu TOEIC Giải phẫu sinh lý Atlat Địa lí Việt Nam Thực hành Excel Mẫu sơ yếu lý lịch Lý thuyết Dow Đồ án tốt nghiệp Hóa học 11 Tài chính hành vi Bài tiểu luận mẫu Trắc nghiệm Sinh 12 adblock Bạn đang sử dụng trình chặn quảng cáo?

Nếu không có thu nhập từ quảng cáo, chúng tôi không thể tiếp tục tài trợ cho việc tạo nội dung cho bạn.

Tôi hiểu và đã tắt chặn quảng cáo cho trang web này

Từ khóa » Tiểu Luận Kinh Tế Chính Trị độc Quyền